Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Bài mô phỏng của chú DCL đủ điều kiện đúng tại gối ổ lăn do : Contac/Gaps này.
- Tại ổ lăn chỉ có Phản lực Nx và Ny để giữ trục không bị chuyển vị theo 2 phương X và Y và tại đó trục vẫn bị xoắn đều dọc trục . tuy nhiên Contac/Gaps sẽ cho Kết quả vẫn đúng !
- Muốn kết quả đúng chúng ta phải khai báo đây là gối trượt và PM sẽ hiểu và tính toán cho phù hợp. Như vậy chỗ trục trong vòng bi phải khai báo giang buộc và muốn được vậy cần tách rời các chi tiết này ra và mo phỏng Assembly là hợp lý nhất.
Contac/Gaps mà chú DCL đặt nó sẽ giải quyết vấn đề cứ khe hở nó hiểu đó là một gối trươt và bài toán vẫn đúng ! nhưng bài toán phức tạp thì làm vậy hơi khó.
Chào các bạn!
Sau nhiều tháng mày mò giờ kinh nghiệm sửa dụng Sw cũng đã tăng lên nhiều, nhưng đến phần comos của sw thì mình thấy rất khó sử dụng, mặc dù đã đọc nhiều bài viết trong mục và có làm các ví dụ nhưng mình chưa thực sự quen với nó. Hiện tại mình đang cài Sw 2010, các bạn giúp mình phân tích ví dụ này, bằng lý thuyết sức bền mình đã tính được kết quả của bài toán, đường kính trục chọn được ở ví dụ trên hình là D80mm. Mình muốn giảm tải cho bản thân và kiểm nghiệm lại kết quả tính toán bằng comos, giúp mình làm ví dụ này để kiểm nghiệm lại đường kính trục.
Chân thành cảm ơn mọi người!
Chào bạn ! Bạn muốn giỏi cái này trước tiên bạn phải giỏi bộ môn sức bền vật liệu tức là điều kiện nhất thiết là phải hiểu bản chất từng loại gối , từng loại khớp bởi mỗi loại này nó có đặc điểm riêng và chie cần sai mội loại gối thì bài toán coi như sai
Vidu : nếu gối ổ trượt hay ổ lăn thì phản lực chỉ Nx Ny nhưng nếu nó hàn cứng thí Nx Ny Nz Mx My Mz nhìn đã biết hoàn toàn khác nhau.

Bài này mang tính giải thích ý tưởng mà chú DCL thể hiện.

Không biết option : Contac/Gaps này nó có biến các GAP thành các Contact ( giống như gối trượt ) hay không chú DCL ?
nếu đúng thì Bài toán chú mới đúng được !
 
Last edited:
Lượt thích: umy
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Bài mô phỏng của chú DCL thực sự đủ điều kiện đúng tại gối ổ lăn :
- Tại ổ lăn chỉ có Phản lực Nx và Ny để giữ trục không bị chuyển vị theo 2 phương X và Y và tại đó trục vẫn bị xoắn đều dọc trục tuy nhiên chú DCL Fixed nó lại điều này giống như trục mà bề mặt ngoài của nó bị hàn cứng ( Ngàm giữa).
tuy nhiên Contac/Gaps sẽ cho Kết quả tất nhiên vẫn đúng !
- Muốn kết quả đúng chúng ta phải khai báo đây là gối trượt và PM sẽ hiểu và tính toán cho phù hợp. Như vậy chỗ trục trong vòng bi phải khai báo giang buộc và muốn được vậy cần tách rời các chi tiết này ra và mo phỏng Assembly là hợp lý nhất.
Contac/Gaps mà chú đặt nó sẽ giải quyết vấn đề cứ khe hở nó hiểu đó là một gối trươt và bài toán vẫn đúng ! nhưng bài toán phức tạp thì làm vậy hơi khó.


Chào bạn ! Bạn muốn giỏi cái này trước tiên bạn phải giỏi bộ môn sức bền vật liệu tức là điều kiện nhất thiết là phải hiểu bản chất từng loại gối , từng loại khớp bởi mỗi loại này nó có đặc điểm riêng và chie cần sai mội loại gối thì bài toán coi như sai
Vidu : nếu gối ổ trượt hay ổ lăn thì phản lực chỉ Nx Ny nhưng nếu nó hàn cứng thí Nx Ny Nz Mx My Mz nhìn đã biết hoàn toàn khác nhau.

Bài này mang tính giải thích ý tưởng mà chú DCL thể hiện.
Do điều kiện đầu bài không có lực dọc trục. Nên việc Fix các gối bi như chú DCL không ảnh hưởng gì đến kết quả bài toán.
 
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Do điều kiện đầu bài không có lực dọc trục. Nên việc Fix các gối bi như chú DCL không ảnh hưởng gì đến kết quả bài toán.
Voi bài này thì cách làm của chú DCL hoàn toàn đúng kể cả trong trường hợp có F dọc trục bởi ổ lăn là không chặn nên không có phản lực Nz tại các ổ này. nhưng nếu ổ chặn là chuyện khác và bài toán sẽ khác.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Do điều kiện đầu bài không có lực dọc trục. Nên việc Fix các gối bi như chú DCL không ảnh hưởng gì đến kết quả bài toán.
Việc fix các gối bi theo mình thì có ảnh hưởng, việc tính xoắn trục sẽ khác, mình xem thầy DCL thể hiện thì các gối bi hàn cứng vào trục.
 
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Việc fix các gối bi theo mình thì có ảnh hưởng, việc tính xoắn trục sẽ khác, mình xem thầy DCL thể hiện thì các gối bi hàn cứng vào trục.
Đúng không biết Contac/Gaps nó gán gối trươt tại các GAP này hay không mình chưa hiểu Option này của SW nếu tại đó nó gán Contact Contraint thì bài toán đúng còn nếu nó ngàm cứng thì kết quả sai.

đợ trả lời của chú DCL xem ý nghĩa của Contac/Gaps này.
 
Lượt thích: umy

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Không biết option : Contac/Gaps này nó có biến các GAP thành các Contact ( giống như gối trượt ) hay không chú DCL ?
nếu đúng thì Bài toán chú mới đúng được !
Chính xác hơn thì phải nói rằng Contac/Gaps này đã được đặt ở chế độ No Penetration để giải bài toán đã đăng, tức là chế độ tiếp xúc không thâm nhập. Cũng cần nói thêm cho rõ rằng khi giải bài toán cho 1 tập hợp gồm nhiều solid (như trong các bản lắp) thì ta có 1 trong 3 tùy chọn cho điều kiện tiếp xúc giữa chúng tại mục Contac/Gaps:

1. Bonded (no clearance):nghĩa là liên kết chắc chắn (không có khe hở), cụ thể là ta dùng chế độ này đối với các chi tiết lắp chặt hoặc hàn cứng với nhau.

2. Free (no interation): nghĩa là tự do (không va chạm nhau), cụ thể là ta phớt lờ các chi tiết máy khác đi, chỉ quan tâm khảo sát tới chi tiết đang kích hoạt mà thôi. Thú thực là tớ không hiểu tại sao các tác giả lại đưa tùy chọn vô lý này vào làm gì vì ta sẽ thấy chi tiết máy này khi biến dạng lại có thể đâm xuyên qua các chi tiết khác như đi qua không khí vậy!

3. No Penetration: nghĩa là không thâm nhập, cụ thể là ta dùng tùy chọn này nếu các chi tiết máy thoạt đầu tiếp xúc nhưng sau đó có thể trượt trên các bề mặt hoặc tách xa nhau ra, hay các chi tiết trước đó cách xa nhau nhưng sẽ chạm vào nhau và gây nên biến dạng cho chi tiết bên cạnh, nếu hình dạng ban đầu và biến dạng sau đó cho phép. Đây là tùy chọn phổ biến nhất trên thực tế, ứng với các chế độ lắp lỏng hoặc không có chế độ lắp với nhau.

Vì thế, bài toán cụ thể ở trên hoàn toàn đươc quyền và chỉ đúng khi áp dụng tùy chọn No Penetration mà thôi.

Nói thêm về lực dọc trục, nếu có lực này thì đương nhiên ta phải dùng kiểu vòng bi và kết cấu cố định bi trên trục kiểu khác. Khi đó, ta chỉ cần thay mặt cầu của đường lăn bằng mặt côn (nếu thực tế là dùng bi côn) và cho chế độ Contac/Gaps giữa trục với áo bi trong là Bonded, còn các tiếp xúc khác vẫn để là No Penetration. SW cho phép ta đặt chế độ tiếp xúc chung cho toàn hệ thống và chế độ riêng cho từng cặp chi tiết tiếp xúc.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Mình đang luyện tập với từng ví dụ nhỏ đồng thời đọc lại lý thuyết sức bền.
Hình trên là ví dụ tính tải trọng cho một thanh dầm H100x100xx8x6 dài 1800mm, một đầu ngàm, đầu kia chịu tải trọng 1200kg, đến phần add vật liệu thì xảy ra lỗi này, mong các bạn chỉ giúp!
Chân thành cảm ơn!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Mình đang luyện tập với từng ví dụ nhỏ đồng thời đọc lại lý thuyết sức bền.
Hình trên là ví dụ tính tải trọng cho một thanh dầm H100x100xx8x6 dài 1800mm, một đầu ngàm, đầu kia chịu tải trọng 1200kg, đến phần add vật liệu thì xảy ra lỗi này, mong các bạn chỉ giúp!
Chân thành cảm ơn!
Thông báo trên minh họa được hiểu như sau:

Những vấn đề sau đây với vật liệu này đã được phát hiện:

Hãy xác định khối lượng riêng trong thuộc tính (tính chất) của vật liệu.
Hãy xác định một giá trị modul đàn hồi lớn hơn không.
Hệ số (tỷ lệ) Poisson phải nhỏ hơn 0.5.


(Mở ngoặc để giải thích thêm: 2 vấn đề trên thì chắc cậu biết rồi, riêng hệ số Poisson thì có thể cậu quên, hệ số này cho biết tương quan biến dạng giữa các phương. Ví dụ 1 thanh thép chịu kéo nên bị giãn ra thêm 10% chiều dài, đồng thời chiều rộng và chiều dày bị co lại 3% kích thước ban đầu, như vậy thì ta có hệ số Poisson của thép đó là 0.33).

Như vậy là vật liệu mà cậu định gán cho mô hình chịu lực vẫn còn thiếu một số thông số như trên. Nên hiểu rằng SW xây dựng thư viện vật liệu chủ yếu chỉ để tham khảo và áp dụng khi làm bài tập, giúp người dùng có kỹ năng phần mềm mà thôi, nên có rất thể có nhiều thiếu sót, kể cả về chủng loại lẫn các thông số mỗi loại. Các nhà lập trình luôn khuyến khích người dùng tự xây dựng thư viện cho riêng mình, đặc biệt là thông qua thực nghiệm. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thông số có sẵn trong phần mềm nếu chúng dẫn đến các kết quả tính toán không phù hợp với thực tế.

Nếu chỉ để làm bài tập thì cậu hãy chọn 1 vật liệu khác với đầy đủ các thông số đặc tính. Nhưng nếu cần 1 tính toán cho công việc thì cậu cần tự xác định và nạp những thông số còn thiếu cho vật liệu trong thư viện, hoặc tốt nhất là xây dựng bổ sung những loại vật liệu mới mà thư viện còn thiếu.

Không rõ gần đây các trường đại học kỹ thuật có phần đào tạo cho sinh viên các kỹ năng làm thí nghiệm để xác định một số thuộc tính cơ bản của vật liệu hay không. Dù sao, ta vẫn có thể thuê phòng thí nghiệm của các trường đại học kỹ thuật làm giúp cho phần này, chắc rằng các doanh nghiệp không thiếu chút kinh phí cho vấn đề này đâu!
 
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cảm ơn thầy DCL, em muốn hỏi cách nạp thông số cho các loại vật liệu này như thế nào?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cảm ơn thầy DCL, em muốn hỏi cách nạp thông số cho các loại vật liệu này như thế nào?
Khi gán vật liệu cho mô hình, cậu sẽ thấy hộp thoại Material xuất hiện:



Hãy chọn 1 vật liệu khá giống với vật liệu cậu muốn tạo thư viện rồi nhấn nút Edit, nút này sẽ chuyển thành nút Save.

  1. Chọn hệ đơn vị.
  2. Gõ vào các trường Category Name những nội dung thích hợp.
  3. Gõ các giá trị mới trong các ô tương ứng.
  4. Nhấn nút Save, tìm đường dẫn để lưu file này vào chỗ thích hợp.

Sau này cậu gán vật liệu thì chỉ cần nhấn vào nút From library files rồi chọn nó là xong.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks


Đây là hộp hội thoại Material của mình

Đây là hộp hội thoại Material của thầy DCL
Hộp hội thoại của mình khác với hộp hội thoại của thày DCL, cho mình hỏi mình đã cài đặt thiếu phần gì hay phiên bản SW của mình còn hạn chế?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks


Đây là hộp hội thoại Material của mình

Đây là hộp hội thoại Material của thầy DCL
Hộp hội thoại của mình khác với hộp hội thoại của thày DCL, cho mình hỏi mình đã cài đặt thiếu phần gì hay phiên bản SW của mình còn hạn chế?
Thôi rồi! Thành thật xin lỗi vì đã không xem kỹ hộp thoại của cậu, nên đã có những hướng dẫn không phù hợp. Nhiều khả năng là cậu đang chạy chương trình CosmosExpress (rút gọn) chứ không phải là chương trình CosmosWorks (đầy đủ) hoặc có lẽ là do sự khác biệt nhỏ giữa các phiên bản SW, cũng không lại trừ khả năng do cậu cài thiếu!

Ngay phía trên hộp thoại của cậu có thông báo:

Các thuộc tính vật liệu

Các vật liệu trong thư viện mặc định không thể sửa đổi được. Trước hết, bạn phải copy vật liệu này vào một thư viện người dùng để sửa đổi nó.


Chương trình CosmosWorks truy cập bằng cách vào trình đơn Tools,
/B]. Nếu cậu đã làm đúng như vậy rồi mà hộp thoại vẫn như trên thì cậu hãy tìm thư viện mặc định, copy vật liệu hoặc toàn bộ thư viện, lưu nó vào vị trí mới và mở nó ra để sửa đổi.

Nếu cài đầy đủ thì cậu có thể dễ dàng tìm thấy 2 thư viện vật liệu, 1 của SW và cái kia là của CW:

1. Thư mục cài SW\SolidWorks\lang\english\sldmaterial
2. Thư mục cài SW\COSMOSWorks\CWlang\English

Hãy copy chúng vào vị trí mới vì không nên sửa đổi gì các tập tin gốc này, dùng NotePad hoặc WordPad để biên tập lại thư viện mới và bổ sung thêm những thứ cần thiết, loại bỏ những gì không cần. Việc này cũng cần một chút kỹ năng và hiểu biết về ngôn ngữ lập trình ít nhiều.

Để chương trình dễ dàng truy xuất thư viện mới, ta nên tạo đường dẫn đến thư viện này bằng cách mở hộp thoại Options của SW, tại nhãn System Options, mục File Locations, hãy chọn và thêm đường dẫn cho Material Databases bên cạnh đường dẫn mặc định rồi OK.

Chúc thành công!
 
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Sau một hồi tìm kiếm phần mềm giờ tớ đang sử dụng SW 2013, tuy nặng nhưng vẫn sử dụng được phần cosmos của Sw,
Mình đang sử dụng cosmos phân tích lực tác động lên đầu dầm H( H100x100x10x10), chiều dài dầm là 1.8m, một đầu của dầm có liên kết ngàm, đầu còn lại chịu tải trọng là 1,2 tấn, mình đã thực hiện các bước, fix ( cố định đầu ngàm)-> add force ( đặt lực lên dầm) -> add matetial ( gán vật liệu ) -> đến khi "run" thì xuất hiện lỗi này ( trong ảnh) nhờ các bạn chỉ đáp giúp?!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Sau một hồi tìm kiếm phần mềm giờ tớ đang sử dụng SW 2013, tuy nặng nhưng vẫn sử dụng được phần cosmos của Sw,
Mình đang sử dụng cosmos phân tích lực tác động lên đầu dầm H( H100x100x10x10), chiều dài dầm là 1.8m, một đầu của dầm có liên kết ngàm, đầu còn lại chịu tải trọng là 1,2 tấn, mình đã thực hiện các bước, fix ( cố định đầu ngàm)-> add force ( đặt lực lên dầm) -> add matetial ( gán vật liệu ) -> đến khi "run" thì xuất hiện lỗi này ( trong ảnh) nhờ các bạn chỉ đáp giúp?!
Thông báo của CW cho biết có lỗi tạo lưới nên phải dừng phân tích.

Thông thường, CW sẽ căn cứ vào kích thước nhỏ nhất của mô hình để quyết định cỡ lưới mặc định. Vì thanh dầm có chiều dày 10 mm nên nó dùng cỡ lưới xấp xỉ giá trị này. Trong khi đó, dầm lại dài tới 1800 mm nên số mắt lưới sẽ rất lớn, khiến cho khối lượng tính toán cũng rất lớn (tỷ lệ cấp ^3!). Cũng có thể cậu xây dựng mô hình có gì đó không ổn thì cũng dẫn đến lỗi này.

Đối với trường hợp này, CW có tính năng tính toán lực từ xa. Do ta biết rằng với dầm bị ngàm 1 đầu và chịu lực vuông góc tại đầu kia thì nó sẽ bị uốn, ứng suất lớn nhất dĩ nhiên là phải sinh ra tại gốc bị ngàm (điều này càng chứng tỏ rằng ta cần có kiến thức về sức bền trước khi sử dụng phần mềm này). Như vậy, ta chỉ cần khảo sát đoạn bị ngàm mà không cần thiết phải quan tâm tới các phần xa hơn khác.

Ta hãy dựng 1 khúc ngắn của dầm có chiều dài ví dụ là 200 mm:

Sau đó gán vật liệu là thép kết cấu thường, cố định mặt bên trái và đặt lực từ xa (Remote Loads) giá trị 1200 kgf vào mặt bên phải nhưng cách gốc 1800 mm:




Rồi chạy phân tích để có kết quả:

Rõ ràng là với thép kết cấu thông thường mà ta đã gán cho thanh dầm thì kết cấu này không đủ bền nếu chịu lực như vậy, giá trị ứng suất lớn nhất là 3.189e+8 lớn hơn ứng suất cho phép là 2.827e+8. Nhìn trên biểu đồ, ta thấy 4 góc của mặt bị ngàm có màu đỏ, nó sẽ rách các góc đó trước rồi sẽ xé toạc toàn bộ tiết diện còn lại.

Ngoài thủ thuật này, để giảm số lượng mắt lưới thì ta cũng có thể thiết lập một cỡ lưới thô hơn cho toàn bộ dầm, nhưng tại phần ngàm thì dùng cỡ lưới mịn hơn, cũng cho kết quả tương tự.
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Cách như bác Lăng (DCL ) là chuẩn. Trong t/h kết cấu phức tạp khó tìm cách lược giản thì hãy dùng lưới tùy chỉnh, các vị trí khác nhau có mật độ lưới khác nhau.
 
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào mọi người!
cho mình hỏi về cách tạo thư viện, quá trình tạo mình gặp những lỗi như các hình trên:
1. Tạo thư viện Metarial TM như hình dưới:

2. Khi add và gán vật liệu thì xuất hiện lỗi như trên:

3. Sửa lại hệ số poision' ratio và save thì không save được vào thư viện được tạo.

Mong các bạn giúp đỡ!
Chân thành cảm ơn!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@ngochoi,

Cậu hãy đọc lại bài #232, trong đó tớ đã viết rằng cậu cần dùng NotePad hoặc WordPad để mở nó ra và biên tập lại cơ sở dữ liệu vừa được tạo chứ làm sao mà cậu có thể thông qua hộp thoại mà sửa và lưu tính năng mới cho vật liệu được! Bằng cách này, ngay cả thư viện của phần mềm cũng có thể sửa được, tuy nhiên, ta không nên làm như vậy.
 
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Hôm nay làm ví dụ trong mục cosmos thì bị lỗi thế này, mong các bạn chỉ giúp mình.

Cảm ơn các bạn!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cậu hiểu thông báo đó chứ?
 
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Thưa thày!
Mesh and model volumes are significantly different. Please use a smaller element size. tạm dịch là: "Lưới và khối lượng mô hình có sự khác nhau đáng kể. Vui lòng sử dụng một phân tử kích thước nhỏ hơn."

Ví dụ trên em làm theo tutorial, và từ khi bắt đầu làm ví dụ em mở hoàn toàn một file mới, em đang thắc mắc là làm theo hướng dẫn rồi mà vẫn gặp lỗi này, mong các bạn chỉ bảo!
Chân thành cảm ơn!
 
Top