Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

B

bk2006

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Trước hết cháu xin cảm ơn bác DCL đã có những bài viết vô cùng thú vị về phần Simulation. Gần đây cháu bắt đầu chuyển sang nghiên cứu thêm về phần này. Cháu có câu hỏi muốn hỏi bác như sau :
Cháu muốn kiểm nghiệm độ bền chi tiết trục nên cháu tiến hành không chế và đặt lực như sau, mong bác cho ý kiến thêm :







Trong quá trình làm trên cháu chưa thể hiện được lực momen xoắn mà trục nhận từ động cơ. và cháu chưa hiểu được ý nghĩa của việc đăt số vòng quay của trục ở ảnh :

M
ong bác chỉ cho cháu cách đặt momen xoắn cho trục, những bước cháu làm trên cũng hoàn toàn không có gì là chắc chắn nên có gì sai nhờ bác chỉ dạy thêm
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@bk206,

Trước khi giải một bài toán, ta cần có đề bài. Ở trường hợp tính toán sức bền, ta chính là người tự đặt ra bài toán để mình hoặc phần mềm giải. Dĩ nhiên là nếu ta đặt ra bài toán đúng thì may ra mới hy vọng giải đúng được. Trong chương trình Simulation, việc ta ra đề bài cho phần mềm giải chính là các thao tác thiết lập các điều kiện biên, bao gồm từ xây dựng mô hình 3D, chọn vật liệu, đặt các khống chế, các ngoại lực với hướng và giá trị của chúng, chọn cỡ lưới cho đến việc xác định các điều kiện tiếp xúc. Tiếc là cậu vấp khá nhiều sai lầm, theo tớ thì cậu có những sai lầm như sau:

Thứ nhất: Cậu chưa đưa ra công suất cùng với tốc độ quay của trục (hoặc moment xoắn) và phương của lực tiếp tuyến trên các đĩa xích. Đây là một trong những dữ liệu cơ bản nhất của bài tính lực trên trục quay. Khác với khớp nối (chỉ truyền moment thuần hoặc gần như vậy), đĩa xích và bánh răng truyền lực chéo với trục vì có tay đòn đàng hoàng (chính là bán kính đĩa xích hoặc bánh răng). Nếu các nhánh xích của 2 đĩa mà tạo với nhau các góc khác nhau thì lực tổng hợp sẽ rất khác nhau, đúng không? Bởi vậy, ta cũng cần biết các góc độ của các nhánh xích nữa.

Thứ hai: Ngay cả khi cậu đã có những thông số kể trên, cũng không được phép gộp chúng vào giữa trục thành 1 lực duy nhất, vì cậu có 2 đĩa xích nằm tại 2 vị trí khác nhau đáng kể. Đó là chưa nói đến việc là làm như thế, cậu đã bỏ qua bài toán tính sức bền các rãnh then.

Thứ ba: Cậu không được phép đặt điều kiện Fix (cố định) các vị trí lắp bi, điều kiện này thực tế sẽ "ngàm" trục tại 2 vị trí mà lẽ ra nó được phép có góc xoay do trục bị uốn cong, chỉ không có chuyển vị. Cậu cần đưa vào đây Bearing Load để cân bằng với các lực tác động lên những đĩa xích và khớp nối mới phải.

Đừng có lúng túng và thất vọng, ai cũng có những lúc nhầm lẫn, kể cả những người giàu kinh nghiệm nhất. Cậu xem thêm các ví dụ tương tự trong phần Tutorial để rút kinh nghiệm. Tất nhiên là chẳng có 1 bài tập nào thật giống như trường hợp cậu cần giải quyết, cậu nên tham khảo một sỗ bài mà mỗi bài là 1 ví dụ nhỏ của bài tập mà cậu cần giải.

Chúc thành công!
 
B

bk2006

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cháu cảm ơn chú rất nhều vì đã tận tình chỉ bảo cháu. Trong câu hỏi trên cháu xin lỗi vì đã không nói rõ vì sao cháu lại đặt lực như trên. Sau đây cháu xin trình bày kỹ hơn lý do. Có gì sai mong chú chỉ bảo thêm :

Đây là mô hình cụm chủ động cháu đã xây dựng bằng phần mềm SW. có một số chi tiết như xích và gầu thì khó vẽ và không cần thiết nên cháu không vẽ vào :

Sau đây là nguyên lý hoạt động của máy :

Ở đây sự truyền động giữa xích và đĩa xích là do lực ma sát nên cháu không thêm vào các lực ăn khớp
Như vậy sở dĩ cháu quy về lực P như bài trên là do miêu tả khổi lượng của : Các gầu + vật liệu trên mỗi gầu + khối lượng xích.
Lúc đầu cháu định mô tả luôn một cụm chủ động trong Asembly như sau :
nhưng không tạo được lưới ( cháu cũng không hiểu nguyên nhân) Với các thông số đã tính toán : N = 2(kW) Số vòng quay trục chính : n = 54.57 (v/ph)
Bài toán trên cháu đặt ra nhằm mục đích tìm hiểu các ứng dụng mới, nên một số ràng buộc liên kết trục với ổ bi, cách đặt lực momem xoắn cháu chưa rõ trong hướng dẫn trên chú có nói đến ràng buộc trục với ổ bi là Bearing Load cháu chưa hiểu rõ lắm và cách đặt momen xoắn cho trục cháu cũng chưa biết. Mong chú chỉ thêm
trong tính toán cho đồ án thì cháu cũng tính sơ đồ mô men như thế này

Ở câu hỏi trên cháu muốn hỏi chú để tìm hiểu thêm các ứng dụng mới để từ đó áp dụng được các công cụ mạnh mẽ của phần mềm ( từ bản thân cháu và cháu thấy đa số các bạn sinh viên thường thích mày mò vẽ trong SW chứ lười không nghiên các công cụ kiểm nghiệm tuyệt vời thế này ) Có điều nào sai sót mong chú giúp đỡ và chỉ bảo để cháu có điều kiện hoàn thiện hơn
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@bk2006,

Cậu phân tích lực và vẽ biểu đồ tải trọng như vậy là đúng rồi, về giá trị thì tớ không bình luận gì, cậu kiểm tra để khẳng định mình đã xác định đúng!

Khi tớ làm phần hướng dẫn, tớ không để ý tới các giá trị mà cậu đã nêu, nên các giá trị mà tớ làm sẽ khác cậu. Không sao, quan trọng là phương pháp!

Hãy gán moment cho hai vị trí lắp đĩa xích:





Trên minh họa, các phần trục màu xanh là nơi đặt các lực xoắn, còn phần màu hồng là tham chiếu hướng xoắn (xoắn đồng trục với phần màu hồng này). Cậu có thể sửa lại giá trị moment xoắn cho phù hợp với bài làm của cậu. Lưu ý rằng giá trị này được phân chia đều cho cả 2 đĩa xích, tức là nó là giá trị tổng moment của mỗi đĩa.

Tiếp theo, ta đặt một moment xoắn khác tại đầu trục có lắp khớp nối, với giá trị đúng bằng moment xoắn đã đặt tại 2 đĩa xích nhưng với chiều xoắn ngược lại, tương tự theo cách nêu trên. Thực ra thì khi Start và Stop thì các giá trị này khác nhau! Ta có như sau:





Sau đó, ta đặt lực hướng kính lên 2 vị trí đĩa xích, lấy mặt Top Plane làm tham chiếu hướng của lực (từ trên xuống):





Rồi đặt phản lực gối đỡ tại hai chỗ lắp bi, với cùng giá trị nhưng ngược chiều (từ dưới lên):





Đây là điều khác với thiết lập của cậu, cậu Fix hai gối đỡ để cố định mô hình, nhưng như vậy lại làm sai bản chất chịu lực của trục.

Như vậy là ta đã đặt xong các ngoại lực tác động lên trục, chúng là những moment xoắn và lực hướng trục có những giá trị bằng nhau. Nhưng chưa xong! Về lý thuyết, đặt lực như vậy đã đủ điều kiện để tính toán rồi, song ở đây, chúng ta đang áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn, là phép tính gần đúng. Hệ lụy của cách tính gần đúng này là các ngoại lực tác động kể trên sẽ khác nhau một chút xíu, không tạo nên sai số lớn cho kết quả, nhưng lại khiến cho mô hình 3D (hiện đang trôi nổi trong không gian điện toán do chưa ràng buộc gì về vị trí) sẽ chạy ra xa vị trí ban đầu, tức là nó sẽ có hiện tượng chuyển vị cứng bên cạnh sự chuyển vị do biến dạng đàn hồi!

Để loại trừ kết quả không mong muốn này, ta hãy right-click thư mục Study bên trên và chọn Property để làm xuất hiện hộp thoại:





Tại hộp này, ta kiểm Use inertial relief để gán cho mô hình một quán tính, giúp nó chống lại sự dịch chuyển do một lực rất nhỏ gây nên.

Kết quả tạo lưới và chạy phân tích cho ta biểu đồ von Mises như sau:





Cậu thử làm lại với các giá trị mà cậu đã xác định xem sao?
 
Last edited:
Lượt thích: umy
B

buloongdinhvit

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang cài solidworks 2010 premium, và đã cài
Simulation. Nhưng không hiểu tại sao phần Material (vật liệu) trong Simulation lại bị mất các giá trị (poisson, density...) so với phần Material trong Solidworks, mình không biết làm sao để có thể gán được vật liệu có sẵn trong thư viện của Solid cho chi tiết để tính toán với simulation.
- đay là bảng vật liệu trong solid works
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6417255941/in/photostream

- còn đây là bảng vật liệu trong simulation:
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6417255551/in/photostream

bạn nào biết xin chỉ giáo giùm mình
xin chân thành Cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
H

huaiu

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang cài solidworks 2010 premium, và đã cài
Simulation. Nhưng không hiểu tại sao phần Material (vật liệu) trong Simulation lại bị mất các giá trị (poisson, density...) so với phần Material trong Solidworks, mình không biết làm sao để có thể gán được vật liệu có sẵn trong thư viện của Solid cho chi tiết để tính toán với simulation.
- đay là bảng vật liệu trong solid works
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6417255941/in/photostream

- còn đây là bảng vật liệu trong simulation:
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6417255551/in/photostream

bạn nào biết xin chỉ giáo giùm mình
xin chân thành Cảm ơn.
Hình như mình cũng giống bạn ở đây: http://www.meslab.org/mes/threads/24626-nhung-cau-hoi-nho-khi-su-dung-solidworks?p=140674#post140674
Bạn nào biêt xin chỉ giúp nhé
 
B

bk2006

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cảm ơn chú DCL đã hướng dẫn rất cụ thể cho cháu. Hôm nay show kết quả sau khi kiểm nghiệm xong, kết quả khá là mỹ mãn :
Biểu đồ Von :

Đánh giá an toàn thiết kế :

Tiếp sau đó với một yêu cầu cao hơn cháu muốn nghiên cứu thêm phần : tối ưu hóa kết cấu với Simulation ( chú đã có bài hướng dẫn rất hay ) tuy nhiên do bộ cài bị lỗi (cháu đoán thế ) nên trong mục Simulation không có phần Design mà bạn Hoanglongpt đã có bài hướng dẫn :

Và cháu muốn hỏi thêm chú kỹ hơn về lúc chọn lực cho momen xoắn

Sở dĩ cháu hỏi kỹ vì trong hình elip cháu khoanh thì Solidworks báo cho chúng ta giá trị lực momen xoắn là : 315 (Nm)
Cuối cùng là kiểm nghiệm trục về mỏi ( Một kiểm nghiệm rất thường gặp với chi tiết dạng trục ) thì cháu thấy hình như diễn đàn chưa có một tutorial hướng dẫn nào ( Chú hướng dẫn một bài thì tốt quá ^^)
 
E

endsummer

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mấy bác cho em hỏi trong cosmos có tính được vận tốc và gia tốc của cơ cấu tay quay con trược không mấy bác
Vị trí ban đầu
[/IMG]
Vị trí kết thúc
[/IMG]
Em muốn tính vận tốc của con trược trong solid có được không ạ
Cái này có trong cosmos không máy bác, em dùng bản 2010 không thấy phần cosmos, bác nào biết cài cosmos cho bản 2010 giúp em với, hay bản nào có thể tính toán được vận tốc được để em cài vào.
Thanhs mọi người đã đọc
Đây là đồ án tốt nghiệp của em, máy lột dừa
 
Last edited by a moderator:
E

endsummer

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Thanks Bác DCL rất nhiều, Simulation thì nó có luôn khi cài đặt rồi ạ, em tạm dịch ra như thế này, bác chỉ giúp em có phần nào để tính vận tốc ạ, thanks bác,
[/IMG]

Ai cần bản cài đặt solid2010 or 2012 thì qua Đại học công nghiệp Tp HCM mình chép cho
 
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Phân tích động học và động lực học thì dùng SolidWorks Motion chứ không dùng SolidWorks Simulation. Trong SolidWorks Motion chọn Motion Analysis, gán lực như mong muốn, mô phỏng trong thời gian ít nhất là một chu kỳ. Sau đó vẽ biểu đồ vận tốc của điểm cần phân tích. Thân!
 
Lượt thích: umy
B

buloongdinhvit

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Vấn đề tạo lưới cho chi tiết: rất mong được bác DCL và các cao thủ giúp đỡ
Khi làm chi tiết theo thí dụ tài liệu của bác DCL, các bước gán ràng buộc và đặt lực tôi đã làm xong, nhưng khi đến phần tạo lưới (Mesh) thì tôi tạo thế nào nó cũng báo lỗi:
1, tôi đặt thông số lưới thế này http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6469763701/in/photostream
2, simulation nó chạy ra thế này: http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6469764001/in/photostream
3, tìm lỗi thấy nó báo thế này: http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6469764349/in/photostream
4, sửa lại thông số size lưới cho nhỏ hơn (đặt là 1mm) thì nó báo không đủ bộ nhớ để chạy thế này: http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6469764647/in/photostream

tôi thiết nghĩ chi tiết nó to thế (kích thước bao đến 160mm thì đặt size lưới là 2mm sao nó không chia được) không biết là do lỗi gì đây,
PS: vì tôi ko đăng nhập được tài khoản của meslab/photo, nên đành gửi ảnh lên flickr, mong các bạn chịu khó xem và giải đáp giùm. Vì lỗi này và lỗi không add được các thông số của vật liệu khi cài simulation
Mình đang cài solidworks 2010 premium, và đã cài
Simulation. Nhưng không hiểu tại sao phần Material (vật liệu) trong Simulation lại bị mất các giá trị (poisson, density...) so với phần Material trong Solidworks, mình không biết làm sao để có thể gán được vật liệu có sẵn trong thư viện của Solid cho chi tiết để tính toán với simulation.
- đay là bảng vật liệu trong solid works
http://www.flickr.com/photos/7092806...in/photostream

- còn đây là bảng vật liệu trong simulation:
http://www.flickr.com/photos/7092806...in/photostream

bạn nào biết xin chỉ giáo giùm mình
xin chân thành Cảm ơn.
mà từ lúc đọc bài của bác DCL xong tôi chưa làm nổi 1 ví dụ nào, bức xúc quá, mong các cao nhân chỉ dùm.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@buloongdingvit,

Cậu gặp thông báo tạo lưới bị lỗi có nhiều khả năng do mô hình 3D cậu thiết kế chưa chuẩn, kiểm tra lại xem có khe hở nhỏ nào giữa các khối của mô hình không? Cậu có thể bỏ cái SplitLine đi không? Cậu hãy thử tạo một khối hộp đơn giản rồi đặt các ràng buộc, ngoại lực và tạo lưới để chạy phân tích xem có vướng mắc gì không, nếu không chạy được thì nên cài lại phần mềm, nếu OK thì xem lại kỹ thuật xây dựng 3D của mình.

Thường thì ta nên chọn lưới cỡ lớn để kiểm tra sơ bộ và hiệu chỉnh thiết kế, chỉ nên dùng cỡ lưới nhỏ cho phép tính cuối cùng thôi. Nói chung, cỡ lưới lớn không làm sai lệch kết quả nhiều nhưng giúp máy tính thực hiện nhanh chóng các phép phân tích.

Phần thông số thuộc tính vật liệu kim loại thì trong phần mềm khá đầy đủ, nhưng phần vật liệu dẻo thì thiếu nhiều, kể cả chủng loại và các tính năng cơ lý. Vì vậy, người dùng cần có thư viện vật liệu riêng của mình để đáp ứng cho công việc cũng của riêng mình. Cậu có thể đọc thấy trên bảng vật liệu, họ ghi rõ:

"Các vật liệu trong thư viện mặc định này không thể chỉnh sửa được. Trước hết, bạn cần phải copy vật liệu đó vào một thư viện người dùng để chỉnh sửa."

Cách thức tạo thư viện người dùng vô cùng đơn giản, việc chỉnh sửa các vật liệu trong thư viện cũng chẳng có gì phức tạp, cậu đọc phần Help để biết cách thực hiện. Tóm lại, gồm các bước:

1. Copy toàn bộ thư viện gốc;

2. Đặt nó vào một thư mục phù hợp, coi đó là thư viện của cậu;

3. Chỉnh sửa hoặc thêm bớt những thông số theo yêu cầu của mình;

4. Khi chọn vật liệu thì browser đến thư mục chứa thư viện vừa tạo.
 
Lượt thích: umy
B

buloongdinhvit

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

KG: bác DCL
Cám ơn bác đã bỏ tg trả lời câu hỏi của tôi. (xin phép đổi cách xưng hô em - bác cho đúng tuổi ạ)
- Ở đây chi tiết em dùng không phải do em vẽ mà là chi tiết lấy trong phần tutorial của simulation SW2010, vả lại nó cũng có hình dạng tương đồng với chi tiết mẫu mà bác dùng thí dụ trong sách hướng dẫn mà bác biên soạn, tin rằng chi tiết này không có vấn đề về cách dựng hình.
- em đã theo hướng dẫn của bác bỏ cái split line 1 và 2 đi thì lỗi lại báo ở feature kế tiếp là pattern: http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6470643229/in/photostream
- sau đó em lại bỏ tiếp pattern đi thì lỗi lại báo ở feature kế tiếp là hole1:
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6470643471/in/photostream
e cho rằng cứ thế thì nó sẽ bỏ hết cả chi tiết mất nên thôi không làm nữa
- sau đó em thử dựng 1 chi tiết dạng hộp cho đơn giản để tạo mesh thì nó vẫn báo lỗi ở feature boss extrude:
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6470643765/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6470644027/in/photostream

- Phần vật liệu nilon 6/10 chỉ là thí dụ theo mẫu mà em chọn, tất nhiên em sẽ theo lời bác làm 1 thư viện vật liệu custome để dùng khi cần. Điều em băn khoăn ở đây là vì khi chưa cài simulation thì vật liệu nilon này hiển thị rất nhiều thông số (poisson, density...) thế mà khi cài simulation vào thì lại bị chuyển về 0.
- thử lại với vật liệu thông dụng thép cacbon em cũng thấy như vậy:
http://www.flickr.com/photos/70928069@N02/6470644397/in/photostream

Viết đến đây e chợt thấy với các lỗi như thế có lẽ SW2010 của em có vấn đề rồi, có lẽ phải cài lại. Xin bác cho ý kiến
Chân thành cảm ơn.
 
S

sahi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Em cảm ơn Bác Lăng nha!
Hôm nay rãnh lên diễn đàn thấy ngày xưa mình ngố quá!
Thành thật cảm ơn Bác đã chỉ giáo!
 
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Mình đang tính áp lực tác dụng lên thành bể nước và đáy bể để tìm cách gia cường thép để thành bể và đế đáy bể để thành bể và đế đáy bể không bị biến dạng.
Mong được các bạn hướng dẫn cách phân tích trên cosmos của solidwork.
Xin chân thành cảm ơn!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@ngochoi,

Bài toán này cậu chịu khó xem phần Tutorial Nonuniform Pressure (Áp suất không đồng nhất) giải cho một bồn nhiên liệu, cũng tương tự như bồn nước của cậu.

Trên thực tế, đây là bài toán quá đơn giản, ta hoàn toàn tự tính được mà không cần phần mềm, cậu lưu ý rằng áp suất thuỷ tĩnh tại mỗi chiều sâu được tính bằng tích của chiều sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng.

Ví dụ ta cần xác định áp suất tĩnh của bồn chứa nước ở độ sâu 600 mm (60 cm), ta biết nước có trọng lượng riêng 1000 kgf.m^3 (10^-3/cm^3);

Như vậy, ta có thể tính ngay p = 60*10^-3 = 0.06 kgf/cm^2

Tuy đây là một áp suất nhỏ, nhưng vỏ bồn chứa mỏng vẫn có thể không chịu được (nếu cậu dùng tôn 3 mm thì OK), chủ yếu là tại các mép ghép các tấm tôn, do chúng chịu uốn. Để giảm ứng suất uốn, cậu gia cường thêm các thanh chịu lực ở giữa chiều cao thế cũng tạm ổn, nên bố trí chúng dưới thấp vì càng xuống sâu thì áp suất càng tăng, chúng nên cách đáy chừng 200~250 mm thì tốt hơn là 300 mm. Cuối cùng là đừng quên đáy bồn, chính tấm đáy mới chịu uốn nhiều nhất, cậu nên bổ sung thêm vài thanh dưới đáy để tránh bị lồi và làm hở mép hàn khiến bồn bị rò rỉ.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@ngochoi,

Bài toán này cậu chịu khó xem phần Tutorial Nonuniform Pressure (Áp suất không đồng nhất) giải cho một bồn nhiên liệu, cũng tương tự như bồn nước của cậu.
Cám ơn thày, xin được hỏi tutorial ở phiên bản SW nào, em tra tutorial của Sw2006 nhưng không thấy có.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@ngochoi,

Tớ cũng đang dùng phiên bản SW2006.

Đầu tiên, cậu cần tải [
CosmosWorks[/B] ra đã, vì chức năng CosmosExpress không làm được bài toán này:



Khi đó, cậu vào trình đơn Help để mở CosmosWorks Online Tutorial:





Tại đây, cậu sẽ thấy bài tập cần thiết:


 
Lượt thích: umy
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú DCL cho cháu hỏi nhé. Cháu thấy trong hướng dẫn sử dụng Cosmos của chú có ví dụ phần tính áp lực cho bồn chứa nguyên liệu. Vậy như bài mà bạn "huaiu" hỏi: http://www.meslab.org/mes/threads/32003-Tinh-ap-luc-day-bunke.html?p=163718#post163718 liệu có giải được trong Cosmos không.Nếu khó mình giả sử thay xi măng băng nước. Cháu thấy câu hỏi đó hay vì rất thực tiễn, nhưng chưa thấy có câu trả lời.
Em có bài như sau mà không biết xác định thế nào.

Tính áp lực tác dụng lên mặt đáy 500x500 của Bunke có kích thước như hình vẽ. Bunke như hình vẽ: http://flic.kr/p/cP7mt1
Giả sử vật liệu trong Bunke là xi măng có tổng khối lượng là 50.000kg. Mong các anh chỉ giúp, các hệ số có liên quan a/c có thể giả sử giúp để có thể giải được. Kết quả không cần tuyệt đối chính xác mà chỉ cần tương đối gần thôi cũng được. Cám ơn a/c nhiều
Ps: Cái Bunke trong bản vẽ có kích thước là 4000x4000, chứ không phải là 4000x400 a/c nhé. em đánh nhầm
 
Last edited:
Top