Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

  • Thread starter Vo HuyThanh
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Dạ, để cháu nói rõ hơn. Trong kĩ thuật đúc này người ta thí nghiệm đúc một tấm đồng có kich thước như sau 30x150x5mm. Sau khi rót xong người ta dùng một dụng cụ đo nhiệt độ. Và dụng cụ này rất nhạy nó đo nhiệt độ chính xác tới cấp độ ms. Và người ta đo tại 3 vị trí khác nhau của khuôn thứ nhất ngay tại trung tâm vật đúc, chỗ thứ 2 là ngay tại rãnh dẫn chỗ thứ 3 là nơi bên hông phần xa nhất của vật đúc. Người ta phát hiện ra một điều đó là tại 2 vị trí bên hông và tâm vật đúc thì nhiệt độ giảm liên tục. Tuy nhiên vấn đề này có sự khác biệt ngay tại nơi rãnh dẫn. Đó là nhiệt độ ban đầu giảm rất nhanh, sau đó tự nhiên lại tăng nhẹ. Điều này trái ngược với 2 vùng kia, và cả trong đúc khuôn cát tươi bình thường ta tiến hành thí nghiệm cũng mẫu đó cũng 3 vị trí đó. Thì nó không có xuất hiện hiện tượng này. Vậy cái cháu ko hiểu là vì sao có hiện tượng này? có sự khác biệt này là do đâu?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

có sự khác biệt ngay tại nơi rãnh dẫn. Đó là nhiệt độ ban đầu giảm rất nhanh, sau đó tự nhiên lại tăng nhẹ. Điều này trái ngược với 2 vùng kia, và cả trong đúc khuôn cát tươi bình thường ta tiến hành thí nghiệm cũng mẫu đó cũng 3 vị trí đó. Thì nó không có xuất hiện hiện tượng này.
Tớ thử giải thích thế này nhé: sau khi rót vào khuôn kim loại lỏng sẽ bị mất nhiệt do truyền nhiệt (dẫn nhiệt là chủ yếu) cho cát khuôn rồi tỏa nhiệt ra ngoài môi trường và nguội dần, với cát đông lạnh khu vực rãnh dẫn chịu toàn bộ lượng kim loại lỏng đi qua, bị tích nhiệt nhiều nhất và chắc là (cái này là "dự" thôi..he he) sẽ bị mất tác dụng tạo hình khuôn trước tiên, cát rời ra không còn bám vào vật đúc nữa và ở vị trí đó là khoảng không khí nên khả năng dẫn nhiệt của vật đúc ra sẽ giảm, mặt khác các vùng của vật đúc sẽ bức xạ nhiệt tới đó nên đo nhiệt độ tại đó sẽ hơi tăng???
Viết ra rồi mà cũng không thấy chắc chắn lắm...hì hì.
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

anh Thành ơi : Anh làm kim loại nóng chảy nguội nhanh như vậy hay nói cách khác tốc độ làm nguội nó có ảnh hưởng gì đến cấu trúc kim loại không ,
và lại có gây nên hiện tượng tập trung ứng suất hoặc hiện tượng rỗ khí trên bế mặt ,
Em nghĩ số tiền bỏ ra làm đông cứng cát cũng hơi mắc đấy
và lại nhiệt độ kim loại nóng chảy thường rất cao khi chưa tiếp xúc với khuôn (chuẩn bị đưa vào khuôn) có khi nước đã bị chảy rồi tạo thành các vũng lắng đọng bên trên , nên ảnh hưởng đến chất lượng sàn phẩm
Kim loại nóng chảy nguội nhanh như vậy hay nói cách khác tốc độ làm nguội nó có ảnh hưởng gì đến cấu trúc kim loại không
Trong kĩ thuật này người ta nghiên cứu với mẫu thử nghiệm mỏng thì cấu trúc của vật đúc tốt hơn so với đúc khuôn cát bình thường. Nhưng cấu trúc này chỉ có ở vật thử nghiệm mỏng còn dày hơn thì không có ( mẫu thử là đồng ). Và nó nói chính xác có được điều này là do quá trình làm nguội quá nhanh. Bạn có thể tìm hiểu trong quyển lý thuyết đúc nó có nói về ảnh hưởng của tốc độ làm nguội đến cấu trúc vật đúc.

Có gây nên hiện tượng tập trung ứng suất hoặc hiện tượng rỗ khí trên bế mặt cài này mình chưa tìm ra câu trả lời. Nhưng theo mình hiểu thì ý ban nói đến ứng suất nhiệt sinh ra đúng không? nếu đúng như vậy thì mình nghĩ nó khó tạo ra rỗ khí được.

Và lại nhiệt độ kim loại nóng chảy thường rất cao khi chưa tiếp xúc với khuôn (chuẩn bị đưa vào khuôn) có khi nước đã bị chảy rồi tạo thành các vũng lắng đọng bên trên , nên ảnh hưởng đến chất lượng sàn phẩm

Cũng theo như trong công bố này, người ta thấy rằng nếu hỗn hợp làm khuôn chỉ có nước và cát thuần túy thì bề mặt miếng đồng đúc ra thì không láng mịn như chú Thành đề cập mà nó nhám (surface roughness) . Tuy nhiên người ta đã khắc phục bằng cách là thêm vào silaca ở dạng keo vào hỗn hợp làm khuôn (silica solution into the sand mixture)

Mà do nó chỉ nói sơ lược như vậy, nó công bố trong 1 quyển và quyển này giá khoảng gần 2 triệu Việt Nam nên mình chỉ mới tìm ra sơ lược như vậy. Và trong 3 công bố đó mình có 1 bản thì nó giấu rất nhiều. Nên cần có yêu cầu thực nghiệm mới sáng tỏ. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Hy vọng bạn và mọi người sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn tạo điều kiện cho mình và Thầy tiếp tục suy nghĩ đế đưa các ý khác. Cảm ơn bạn rất nhiều
 
Last edited:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

]7) Trên bề mặt khuôn trên nơi có lỗ rót kim loại phải đặt ông rót Ceramics tránh tình trạng bức xạ nhiệt từ gàu rót gây hư khuôn

Như lời chú Thành nói thì trong công nghệ này người ta muốn tránh bức xạ nhiệt từ gàu rót nhưng mình tìm được tài liệu nói về việc rót kim loại bằng kĩ thuật rót trực tiếp ( a Thịnh có nói về nó) trong đó có câu " DIRECT POURING is a concept introduced somen 16 years ago to the industry where metal is poured directly into the casting cavity through a ceramic foam filter. This regulates and controls the flow of metal into the die or mould ." Như vậy trong kĩ thuật này người ta cũng dùng một miếng lọc bằng ceramic.

Vậy đây có phải ý chú Thành muốn nói ?. Mà trong kĩ thuật rót trực tiếp này thì dòng chảy êm và ta có thể kiếm soát được tốc độ dòng chảy ( controls the flow of metal into the die or mould) , nhưng trong tài liệu này trong kĩ thuật này người ta chí nói tốc độ êm, dễ kiểm soát vậy tốc độ có giảm hơn so với rót bình thường không?. Nếu bình thường thì tốc độ dòng chảy sẽ giảm trong khi chú Thành có nói 6) Do kim loại rót vào sẽ nguội cấp tốc nên tốc độ rót phải nhanh hơn đúc bình thường , ống rót kim loại phải thiết kế rộng để kim loại điền vào nhanh. vậy miếng ceramic có phải miếng ceramic như trong kĩ thuật rót trực tiếp ko? Hay là vô tình nó trùng? Mong mọi người giải đáp giùm.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Ống rót ceramic và miếng lọc ceramic là 2 chi tiết khác nhau về công dụng và hình dạng nhưng chung một loại vật liệu làm nên là ceramic.

Ống rót thì cậu quá biết rồi, ống rót nếu làm bằng cát đông lạnh nó sẽ chịu toàn bộ lương kim loại lỏng đi qua nên không đủ độ bền cơ, nhiệt...dễ bị xói, vỡ...thậm chí tan chảy trước khi hoàn thành nhiệm vụ cho nên người thay bằng một ống rót chế tạo sẵn bằng vật liệu có độ bền cơ, nhiệt tốt hơn (ceramic hoặc có thể là sa mốt...) giả sử cần một ống rót f50 thì ta làm một ống ceramic f trong 50, f ngoài 70, chiều dài theo khuôn rồi đặt vào khi làm khuôn.

miếng lọc ceramis thì chính là một miếng ceramic có các lỗ nhỏ để kim loại lỏng có thể đi qua, được cho vào hệ thống rót, nó làm nhiệm vụ của rãnh xỷ, đương nhiên khi dùng miếng lọc thì dòng chảy sẽ êm, loại bỏ được xỷ và các tạp chất nhưng tốc độ dòng chảy sẽ có hạn chế
 
Last edited:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

hay quá.đúng là công nghệ này nghe rất mới.em học GCAL thầy Nghệ cũng chưa thấy thầy đề cập đến công nghệ này.nếu biến nó thành công nghẹ của mình được thì tuyệt vời
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Theo như tài liệu mình tìm trên mạng để bổ sung ý của Chú Thành:
- Lần đầu tiên ý tưởng được đăng trên tạp chí Liteinoe Proizvodsto của Nga năm 1975.
- Phương pháp đúc trong khuôn đông lạnh (Bằng phát minh số 4453686 được công nhận 07.04.1982).
- Giới thiệu xưởng đúc khuôn đông lạnh (Công bố bởi hiệp hội đúc Nhật Bản năm 2008)
- So sánh độ bền nén của khuôn đông lạnh khi thêm lượng keo Silaca (Hiệp hội ngành đúc Nhật Bản 2008)
- Sau đó bên 4 giáo sư Nhật công bố trong năm 2009
- Cơ tính của gang cầu bằng cách dùng khuôn đông lạnh giảm áp .
- Đặc trưng về cấu trúc tế vi và bề mặt Bismuth đồng thau qua kĩ thuật chế tạo trong khuôn đông lạnh.
- Tính chất của quá trình làm lạnh khi đúc trong khuôn cát đông lạnh đến vật đúc làm từ đồng thau
 
Last edited:
P

phanthangbk

Author
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Hiện mình cũng làm cho công ty Nhật đúc khuôn cát là chính,sản phẩm đúc khá lớn khoảng 5-8 tấn. Nếu ai có kinh nghiệm gì,hay những công nghệ mới gì cùng trao đổi nhé......cái đúc bằng khuôn cát lạnh này cũng hay but ko thực tế lằm...
 
H

Hoinguyen

Author
Forum này sao rồi các member? Còn ai quan tâm nữa không? Tôi làm đúc gang bên Nhật, cũng có đôi chút kinh nghiệm thực tế. Thật tiếc là về Việt Nam chưa tìm thấy địa chỉ nào để tiếp tục đam mê!
 
Top