Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

  • Thread starter Vo HuyThanh
  • Ngày mở chủ đề
V

Vo HuyThanh

Author
Các bạn làm việc và đang học hỏi ở VN có bao giờ nghe đến một kỹ thuật đúc mới gọi là đúc bằng khuôn cát đông lạnh chưa ? Hiện tại đề tài nghiên cứu này đã nghiên cứu được khoảng vài năm đang trong giai đoạn hoàn thiện, là đề tài nghiên cứu mức quốc gia của Nhật. Bên đó các anh em như Lehai, Vo Van Thinh hoặc các giáo sư chuyên ngành đúc vật liệu ở các Đại học nếu được có thể hợp tác lại với nhau , với những người giỏi về thiết kế như chú Đào Chi Lăng DCL chẳng hạn nghiên cứu về đề tài này, néu thành công và kịp xin phát minh trước thì Vn mình sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong công nghệ đúc thân thiện với môi trường, giá thành đúc rẻ. Mấy năm trước tôi có hợp tác với các giáo sư của đại học Saitama như giáo sư Kato Hiroshi nghiên cứu về đề tài này, ngoài nhóm chúng tôi còn có 4 công ty khác của Nhật cũng đang nghiên cứu và đã cho ra kết quả tốt nhưng họ chưa công khai kỹ thuật cũng như theo tôi biết thì họ cũng chưa xin phát minh. Đúng ra vì nghiên cứu chung nên tôi cũng không dám công khai nhưng mà gần đây sức khỏe tôi yếu quá, không biết chết lúc nào nên tôi trao đổi với các bạn vì có giữ kín thì xuống mồ cũng chẳng làm gì, coi như là liều mạng lần chót làm món quà trao đổi kinh nghiệm trả ơn cho các anh em nhà MES đã có duyên tình với tôi trong 5 năm qua.
Về nguyên lý của kỹ thuật đúc này rất đơn giản. Trên khuôn gỗ ta dùng nước trộn vào cát và cho đông lạnh , nước đông lạnh sẽ hóa đá làm cứng khuôn. Sau đó thì rót kim loại đúc như bình thường. Nhiệt độ đông lạnh sẽ làm kim loại nguội nhanh cho ra sản phẩm có bề mặt đẹp như đúc bằng khuôn Diecast. Khuôn sau khi đúc xong thì sẽ tự rã ra ở nhiệt độ thường và cát làm khuôn cứ vậy mà xài lại không cần phải xử lý tái sinh hay làm gì cả. Do không tốn tiền chi phí trong việc trộn hóa chất dùng để hóa cứng khuôn như FURAN v.v..nên giá thành đúc rất rẻ. Ưu điểm đặc biệt của kỹ thuật này là do ta chỉ dùng nước lạnh nên trong quá trình đúc hoàn toàn không thải ra khí độc gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của người thợ. Quá trình rã khuôn cũng tự nhiên ở nhiệt độ thường nên không gây ra tiếng ồn của búa máy trong quá trình rã khuôn để lấy sản phẩm.
Bí quyết : 1) Cho khuôn đông lạnh ở nhiệt độ -40 độ C
2) Tỷ lệ nước trộn khuôn cát là 3% với khuôn đúc sản phẩm trên 30kg và 3 đến 5% với khuôn đúc sản phẩm dưới 30kg.
3) Trên khuôn gỗ đục nhiều lỗ thông hơi gắn vent hole ( rọ lỗ khí) để cho khuôn mau đông trong trường hợp dùng khí Nito lỏng cho chạy qua dưới đít khuôn trong buồng lạnh (dân kỹ thuật điện lạnh gọi là phương pháp giảm áp), hoặc là dùng kim nhỏ đâm nhiều lỗ trên khuôn cát như kiểu khuôn đúc cát dạng CO2 , xong rồi thổi khí làm lạnh vào các lỗ này cho nó mau đông , gọi là phương pháp tăng áp.
4) Khuôn cát nên để vào trong một vỏ bao 4 bề bằng kim loại đề phòng khuôn bị bể gây tai nạn.
5) Nhiệt độ xung quanh khu vực rót kim loại không được quá 40 độ C.
6) Do kim loại rót vào sẽ nguội cấp tốc nên tốc độ rót phải nhanh hơn đúc bình thường , ống rót kim loại phải thiết kế rộng để kim loại điền vào nhanh.
7) Trên bề mặt khuôn trên nơi có lỗ rót kim loại phải đặt ông rót Ceramics tránh tình trạng bức xạ nhiệt từ gàu rót gây hư khuôn.

Thời gian với tôi cũng không còn nhiều, anh em nào có hứng thú thì vô đề tài này trao đổi với tôi.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Cảm ơn bài viết và chia sẻ bí quyết cúa chú, chúc chú hết bệnh, sức khỏe mau hồi phục.
Hy vọng VIETNAM sẽ có tổ chức tiếp tục phát triển bí quyết này, có như thế chú sẽ an lòng hơn.
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Anh Huy Thành đúng là liều thật,tôi thì chẳng dám đâu !

Chiêu đúc cát đông lạnh này thật là hay,tiếc là tôi không làm việc về đúc nên không tham gia được.

Nhưng cái chiêu đông lạnh này tôi cũng từng dùng trong kỹ thuật cắt gọt,cũng có thể gọi là bí quyết.Trong khi chờ các bạn chuyên về đúc thảo luận đề tài của anh Huy Thành,tôi kể lại chuyện cắt gọt với đồ gá đông lạnh,biết đâu có ngày các bạn đụng phải vấn đề thì sẽ có cách giải quyết.
Xin phép anh Huy Thành để kể chuyện ngoài lề tí nhé.

Khoảng 10 năm trước tôi nhận được một đơn đặt hàng kèm với lời thách đố của chủ hàng,họ nói đã có vài machine shop thử làm nhưng không được.Đó là cắt những rãnh nhỏ,rộng 1 mm sâu 1mm trên một miếng cao su dầy 1.5 mm,miếng này có kích thước bằng nguyên mặt bàn máy phay,20 X 40 inch.

Tôi và một anh thợ khác lục đục 2 ngày và thử nhiều cách vẫn không cắt được,kể cả dùng băng dán 2 mặt đến đồ gá hút chân không.

Vấn đề là do miếng su quá mõng nên khi dao phay cắt tới ,lực xoắn của dao sẽ vừa cắt vừa đẩy đùn lên ,các rãnh sẽ bị chổ cạn chổ sâu, chổ rộng chổ hẹp.Có chổ lại bị thủng xuyên qua luôn.

Thất vọng,chúng tôi đi giải lao.Lúc lấy nước đá từ tủ lạnh,bổng nhiên bạn tôi nẩy sinh ý tưởng.

Anh ta cắt vài cái rãnh trên mặt lót nhôm của bàn máy phay để làm ống dẫn lạnh,đổ nước lạnh lên mặt bàn rồi trải miếng su lên,vuốt nhẹ cho phẳng.Rồi thì mở máy làm lạnh,trên bề mặt thì thổi hơi lạnh.

Lát sau nước đóng băng ,hút cứng miếng su,còn miếng su bị lạnh nên cũng dòn cứng lại.

Bây giờ thì anh ta mài một cái dao như lưởi bào của thợ mộc ,tương tự như mũi dao để khoét rãnh trong máy tiện.

Như vậy là xong,thay vì cắt bằng mũi dao quay thì anh ta lại bào từng lớp mõng với mũi cắt đứng yên như bác thợ mộc bào gổ vậy.

Trên đây cũng là một ứng dụng của đông lạnh trong kỹ thuật sãn xuất.Lạm bàn trong chuyên mục đúc để gọi là góp lời với anh Huy Thành.

Anh Huy Thành.
Nếu Bác sĩ chưa nói cho anh về giờ thứ 25 thì anh đừng bi quan quá.Ông anh hai của em cũng bị ung thư đại tràng.Bác sĩ cũng đã ba lần bưng nguyên bộ lòng của ổng ra ngoài để cắt tỉa,hì hì.Bây giờ ổng vẫn sống khỏe re.

sv
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

cảm ơn Chú Thành đã cho con biết về các bí quyết .nói như a SV Chú đừng vội bi quan làm gì,cố lên Chú,một con người luôn học hỏi và tìm hiểu bất chấp tuổi tác thì ko ai nỡ kêu Chú đi sớm đâu.từ khi Chú cho biết về đề tài này thì con thấy nó hấp dẫn lắm,tiếc là ở năm 3 kiến thức con quá yếu và ko có chỗ nào cho sinh viên thực tập để nghiên cứu,kiểm chứng và trao đổi về về đề tài này này với Chú,thui thì cho các cao thủ làm trước vậy,ước gì 2 năm sau Chú công bố thì vui rùi,đề tài tầm vóc dị mà.
 
Last edited:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Trên khuôn gỗ ta dùng nước trộn vào cát và cho đông lạnh , nước đông lạnh sẽ hóa đá làm cứng khuôn. Sau đó thì rót kim loại đúc như bình thường. Nhiệt độ đông lạnh sẽ làm kim loại nguội nhanh cho ra sản phẩm có bề mặt đẹp như đúc bằng khuôn Diecast. Khuôn sau khi đúc xong thì sẽ tự rã ra ở nhiệt độ thường và cát làm khuôn cứ vậy mà xài lại không cần phải xử lý tái sinh hay làm gì cả. Do không tốn tiền chi phí trong việc trộn hóa chất dùng để hóa cứng khuôn như FURAN v.v..nên giá thành đúc rất rẻ. Ưu điểm đặc biệt của kỹ thuật này là do ta chỉ dùng nước lạnh nên trong quá trình đúc hoàn toàn không thải ra khí độc gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của người thợ. Quá trình rã khuôn cũng tự nhiên ở nhiệt độ thường nên không gây ra tiếng ồn của búa máy trong quá trình rã khuôn để lấy sản phẩm.
Bí quyết :
1) Cho khuôn đông lạnh ở nhiệt độ -40 độ C

2) Tỷ lệ nước trộn khuôn cát là 3% với khuôn đúc sản phẩm trên 30kg và 3 đến 5% với khuôn đúc sản phẩm dưới 30kg.
3) Trên khuôn gỗ đục nhiều lỗ thông hơi gắn vent hole ( rọ lỗ khí) để cho khuôn mau đông trong trường hợp dùng khí Nito lỏng cho chạy qua dưới đít khuôn trong buồng lạnh (dân kỹ thuật điện lạnh gọi là phương pháp giảm áp), hoặc là dùng kim nhỏ đâm nhiều lỗ trên khuôn cát như kiểu khuôn đúc cát dạng CO2 , xong rồi thổi khí làm lạnh vào các lỗ này cho nó mau đông , gọi là phương pháp tăng áp.
4) Khuôn cát nên để vào trong một vỏ bao 4 bề bằng kim loại đề phòng khuôn bị bể gây tai nạn.
5) Nhiệt độ xung quanh khu vực rót kim loại không được quá 40 độ C.
6) Do kim loại rót vào sẽ nguội cấp tốc nên tốc độ rót phải nhanh hơn đúc bình thường , ống rót kim loại phải thiết kế rộng để kim loại điền vào nhanh.
7) Trên bề mặt khuôn trên nơi có lỗ rót kim loại phải đặt ông rót Ceramics tránh tình trạng bức xạ nhiệt từ gàu rót gây hư khuôn.

Thời gian với tôi cũng không còn nhiều, anh em nào có hứng thú thì vô đề tài này trao đổi với tôi.
Đọc xong bài của anh em thấy phương pháp đúc Đông Lạnh rất hay, thân thiện với môi trường. Nhân tiện, em có một số câu hỏi muốn trao đổi với anh và các thành viên meslab.

1. Trong quá trình làm khuôn, mẫu gỗ sẽ tiếp xúc khuôn có nhiệt độ khuôn rất thấp. Điều này có làm mẫu gỗ thay đổi kích thước và bị dính vào khuôn không? (vì có thể hơi ẩm trên bề mặt mẫu gỗ tiếp xúc với khuôn lạnh sẽ đông cứng và dính vào khuôn).

2. Trong quá trình rót, chênh lệch nhiệt độ giữa khuôn và kim loại khá cao cộng với sự xuất hiện của nước. Điều này có an toàn không? (vì nước khi thay đổi nhiệt độ đột ngột với khoảng chênh lệch lớn sẽ giãn nỡ nhanh và gây ra nổ).

3. Liên quan đến bí quyết thứ 6. Việc mở rộng ống rót và rót nhanh có thể giúp kim loại điền đầy khuôn tốt hơn nhưng không khéo có thể làm dòng chảy bị xoáy cuộn nhiều. Điều này làm cho kim loại lỏng bị lẫn khí, bị ôxi hóa rồi sinh tạp chất trong vật đúc. Như vậy, hệ thống rót và thông số quá trình rót (nhiệt độ, thời gian rót) phải đảm bảo yêu cầu khuôn điền đầy hoàn toàn và dòng chảy ít bị xoáy cuộn. Anh có gợi ý gì để đảm bảo yêu cầu này?

Vài dòng muốn trao đổi cùng anh. Chúc anh nhiều sức khỏe. :)

Thân ái.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Cám ơn Anh Vo Huy Thanh (xin phép được gọi là Anh cho thân mật dù biết anh đã có tuổi) đã viết bài giới thiệu về một công nghệ đúc rất độc đáo và rất có tương lai (vì thân thiện với môi trường). Thật ra E cũng đã có nghe nói (chỉ nghe chứ chưa biết) đến công nghệ này, nó nằm trong nhóm các công nghệ sau khi rót khuôn không cần phá dỡ, tự vật liệu làm khuôn rời ra khỏi vật đúc tương tự là làm khuôn từ tính, các loại hạt vật liệu làm khuôn khi cấp từ sẽ hình thành khuôn, sau khi rót kim loại xong, tắt từ, các hạt này rời ra khỏi vật đúc. E nghĩ công nghệ cát đông lạnh này rất hay nhưng có lẽ áp dụng vào sản xuất sẽ hạn chế trong một số chủng loại chi tiết cụ thể nào đó hoặc thiết bị đi kèm sẽ tương đối phức tạp nên vẫn chưa được đưa vào thực tế (vẫn còn thử nghiệm)

Việc Thịnh lo ngại nước trong hỗn hợp tôi thấy có lẽ không có vấn đề gì vì lượng nước chỉ có 3-5% có lẽ còn ít hơn nước có trong khuôn cát đất sét.

Khuôn cát đông lạnh này thành hình khuôn, cứng chắc được là do nước đóng thành đá (giống chuyện đắp thành thời Tam quốc) nên khi rót kim loại vào phải thật nhanh, khi gặp khuôn lạnh kim loại tạo ngay một lớp vỏ đông cứng thành hình chi tiết, nếu vậy nên rót từ trên xuống kim loại vào khuôn đến đâu thành chi tiết đến đấy, chắc phải tính toán rất kỹ để khi bên dưới nước đá bị tan chảy lớp vỏ kim loại mới hình thành vẫn giữ được hình, chịu được lực như kiểu đúc liên tục vậy, phần ống rót chịu kim loại đi qua nhiều nhất nên người ta làm bằng vật liệu chịu nhiệt riêng, có lẽ không có hiện tượng ngót? Nhưng liệu gang có bị biến trắng không nhỉ?

Có lẽ Anh Vo Huy Thanh phải cho gợi ý để bọn E nghĩ tiếp đã.
 
Last edited:
H

hocduc

Author
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Em thấy ngành đúc tương lai phát triển rất mạnh, em có muốn mạnh dạn phát biểu như sau:
- Các công nghệ như đúc mẫu chẩy, mẫu cháy cũng còn rất mới với ngành đúc nước mình qua đó có cơ hội lớn để kinh doanh thiết bị và chuyển giao công nghệ là to lớn. Vậy anh em mình xem thành lập công ty chuyên kinh doanh thiết bị vật tư ngành đúc để có nhiều cơ hội nghiên cứu, kế thừa công nghệ mới mà các bậc lão thành như Bác Võ Huy Thanh vẫn còn trăn trở
 
H

hocduc

Author
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Thực ra bán dây truyền thiết bị và chuyển giao công nghệ, Khâu tư vấn, nghiên cưu, chuyển giao công nghệ là quan trọng
Em nghĩ sau này nhiều công ty họ có thể tự nhập thiết bị hoặc nhập thiết bị nhiều nơi, họ chỉ thuê mình tư vấn; giám sát; thầm đinh chắc chắn lúc đấy vấn đề tư vấn là chính.
Vậy anh em mình xem gặp nhau sớm thôi. chắc công ty mes sớm được thành lập.
 
M

musungus77

Author
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

kỹ thuật này khá mới và phức tạp, đặc biệt theo hiểu biết cá nhân của em thì nó chỉ sử dụng cho đúc vật nhỏ dưới 5kg và hợp kim là các dạng hợp kim nhiệt độ cao, cần tính sạch và ổn định, cũng theo em được biết thì h/h khuôn không phải là cát mà chính là bột Al2O3, chất trộn vào cũng không phải là nước mà là 1 loại hóa chất dạng dầu có độ nhớt cao và đặc tính keo bám, không phân hủy ở nhiệt độ khoảng 450 độ.
vì kiến thức và hiểu biết có hạn nên em chỉ dám nói đến vậy, mong các bác nghiên cứu và chia sẻ thêm.
riêng quá trình làm lạnh của loại khuôn này thì em có thể dám khẳng định là không hề sử dụng N2 và hiện nay em vẫn còn quá nhiều thắc mắc về công nghệ này.
cảm ơn các bro đã chia sẻ. nếu có thể các bác cho em xin tài liệu kỹ hơn về nó được không ạh? rất mong được giúp đỡ.
 
M

musungus77

Author
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

dạ, em cũng có loay hoay qua loa thôi ạ, nhưng hồi đó không thấy ổn lắm nên em ko tìm hiểu thêm nữa, công nghệ này em biết là korea đang loay hoay bác ạ.
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Cho em hỏi hiện nay đã có ai nào áp dụng thử phương pháp đúc của Chú Võ Huy Thành chưa vậy ạ, và đã gặp trắc trở gì chưa? Em đang bước vào giai đoạn nghiên cứu mà không có cách nào liên lạc được với chú Thành nên cực kì khó khă nên mong được mọi người chia sẻ và giúp đỡ, hi vọng nếu khả quan sẽ thành công trong công nghệ đúc Khuôn Đông Lạnh này.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Cho em hỏi hiện nay đã có ai nào áp dụng thử phương pháp đúc của Chú Võ Huy Thành chưa vậy ạ, và đã gặp trắc trở gì chưa? Em đang bước vào giai đoạn nghiên cứu mà không có cách nào liên lạc được với chú Thành nên cực kì khó khă nên mong được mọi người chia sẻ và giúp đỡ, hi vọng nếu khả quan sẽ thành công trong công nghệ đúc Khuôn Đông Lạnh này.
Có lẽ chưa ai có điều kiện làm cả, cậu nêu vấn đề vướng mắc trong nghiên cứu để mọi người cùng trao đổi (sao mọi người cứ hay hỏi đã có ai làm cái này chưa? cho E hỏi tí?..mà không viết E đang làm thế này, mong muốn sẽ như thế này...gặp vướng mắc thế này hoặc dự định làm thế này, mọi người góp ý xem thế nào???.)
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

dạ cảm ơn Chú Hải góp ý, lần sau cháu sẽ cố gắng khắc phục. cái Cháu thắc mắc là làm sao đưa được khuôn xuống nhiệt độ âm 40 độ đó. Cháu mới đề xuất với Thầy, nên Thầy chấp nhận hướng dẫn Cháu đi nghiên cứu, mà trong tay Cháu hiện nay là chưa có gì, nên cháu hi vọng đã có người thử.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

dạ cảm ơn Chú Hải góp ý, lần sau cháu sẽ cố gắng khắc phục. cái Cháu thắc mắc là làm sao đưa được khuôn xuống nhiệt độ âm 40 độ đó. Cháu mới đề xuất với Thầy, nên Thầy chấp nhận hướng dẫn Cháu đi nghiên cứu, mà trong tay Cháu hiện nay là chưa có gì, nên cháu hi vọng đã có người thử.

Cách đơn giản nhất là bạn dùng khí hoá lỏng để làm lạnh khuôn!

Phổ biến có ni-tơ lỏng không gây hại, có thể rót từng ít vào để hạ khuôn xuống nhiệt độ cần thiết!

Bạn kiểm tra xem cách này có phù hợp không nhé, tớ không biết về đúc!

Nhưng đã từng từng sờ và thấy ni-tơ lỏng dùng cho máy phân tích vật chất bằng quang phổ để làm nguội điện cực!.

Lúc trước tớ hay mua ni-tơ lỏng ở Sovigaz quận 4 TPHCM (Công ty Hơi - Kỹ nghệ - que hàn)
 
Last edited:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Dạ cảm ơn a Giang em đã đọc bài của chú Thành nhưng e quên nói do giá Nito lỏng không hề rẻ. Công ty Vạn Tấn Phát là 3,5 tr 1 lít còn
và công ty Sovigaz giá Nito lỏng toàn gần 7tr, :10: nên ý em định tìm thử còn khí nào rẻ hơn ko.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Dạ cảm ơn a Giang em đã đọc bài của chú Thành nhưng e quên nói do giá Nito lỏng không hề rẻ. Công ty Vạn Tấn Phát là 3,5 tr 1 lít còn
và công ty Sovigaz giá Nito lỏng toàn gần 7tr, :10: nên ý em định tìm thử còn khí nào rẻ hơn ko.

Ặc! Làm gì đắt vậy, lúc trước tôi mua có 1,7tr hay 2,7 tr một thùng 20 lit!

Có đắt là đắt cái thùng đựng ni-tơ lỏng phai tự mua lúc ban đầu!

Em hỏi lại Sovigaz đi, coi chừng họ nhầm lit và m3 đó!
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

[3) Trên khuôn gỗ đục nhiều lỗ thông hơi gắn vent hole ( rọ lỗ khí) để cho khuôn mau đông trong trường hợp dùng khí Nito lỏng cho chạy qua dưới đít khuôn trong buồng lạnh (dân kỹ thuật điện lạnh gọi là phương pháp giảm áp), hoặc là dùng kim nhỏ đâm nhiều lỗ trên khuôn cát như kiểu khuôn đúc cát dạng CO2 , xong rồi thổi khí làm lạnh vào các lỗ này cho nó mau đông , gọi là phương pháp tăng áp.
. [/B]
Về cách thổi khí làm lạnh ,thị trường có bán dụng cụ gọi là Vortek tube dùng khí nén thông thường.Khi đi qua ống này khí nén sẽ được phân chia thành 2 dòng nóng và lạnh.Dòng khí lạnh có thể được hạ xuống -40 độ C.

Dùng Google search từ khóa " vortek tube " thì sẽ có rất nhiều kết quà . Cold air gun là một trong những sản phẩm của vortek tube dùng khí nén thông thường để thế nước làm nguội trong gia công cắt gọt và làm nguội khuôn.

http://www.airtxinternational.com/cold_air_guns/

http://www.airtxinternational.com/how-does-a-vortex-[MEDIA=youtube]ub-work[/MEDIA].htm

http://www.airtxinternational.com/vortex-tubes/

Cái này khá đắt tiền,Si_Ma_Zi nghiên cứu thử,nếu chế được đạt yêu cầu đông lạnh cát thì tốt còn không thì cũng có thể làm sản phẩm bán cho các xưởng cơ khí có nhu cầu cắt nguội

sv
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Tiện đây, e sẽ dịch sơ lược về bài báo cáo e mới tìm ra trưa nay.


1/ Kĩ thuật đúc khuôn cát đông lạn bằng cách giảm áp được biết đến là một phương pháp đúc tiên tiến như có khả năng tái sử dụng hốn hợp làm khuôn gần như hoàn toàn, cải thiện môi trường làm việc, giảm ô nhiễm công nghiệp, và đặc biệt có khả năng tăng năng suất rất lớn. Trong phương pháp này chỉ có nước và cát làm hỗn hợp làm khuôn, sau đó khuôn được làm lạnh cực nhanh xuống -40 độ c, tiếp theo rót kim loại lỏng vào.


2/ Quá trình được mô tả như hình sau :



3/ Ưu điểm :


a. Chỉ có nước làm chất kết dính trong hỗn hợp làm khuôn và cũng chính nó đảm bảo đọ bền của khuôn. Không có chất kết dính hữu cơ hay các chất hóa học khác và do đó giảm đáng kể lượng khí thoát ra gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình rót.
b. Trong quá trình tháo dỡ vật đúc hỗn hợp làm khuôn đã tự rời ra do lúc rót nhiệt độ cao dẫn tới các kiên kết trong cát biến mất ( liên kết giữa nước - cát ) do đó khuôn tự rời ra mà không cần phá dỡ.
c. kĩ thuật đúc này giảm đáng kể lượng bụi, tiếng ồn và rung so với các phương pháp thông thường khác.
d. Lượng kim loại ở trạng thái lỏng lớn điều này dẫn tới
- Có thể giảm số lượng và kích cỡ đậu ngót.
- Các khuyết tật vật đúc có thể giảm tổi thiểu.
- Tăng năng suất vật đúc thành phẩm
e. Có thể sử dụng hỗn hợp làm khuôn này làm lõi.
f. Tốc độ nguội nhanh giảm đáng kể thời gian hoàn thành sản phẩm so với các phương pháp khác.



4/ Tuy nhiên thông tin về cơ tính của vật đúc thu được bằng phương pháp này còn quá ít, đặc biệt khi cần so sánh cơ tính với các phương pháp đúc khác. Vì vậy phương pháp này cần được quan tâm hơn và nghiên cứu hơn nữa.



Do phương pháp này có quá nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường, mong mọi người nghiên cứu cùng em. Hiện nay, e đang xin đề tài này, có thể sẽ có một số kinh phí để nghiên cưu nhưng khả năng trình độ còn hạn hẹp. Mong mọi người cùng giúp đỡ.
 
Last edited:
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

Trong nghiên cứu này người ta cũng chỉ ra rằng người ta đo nhiệt độ của khuôn ở 3 vị trí trung tâm vật đúc, bên hông ngoài cùng sát thành khuôn và gần hệ thống rót. Người ta phát hiện ra rằng sau khi giảm nhiệt độ tức thì khi rót thì ngay ại gần hệ thống rót nhiệt độ tăng lại nhẹ sau đó mới giảm tiếp. Điều này khác so với đúc khuôn cát thông thường. Mong mọi người nghĩ vì sao có hiện tượng này cùng em.
 
Ðề: Kỹ thuật đúc bằng khuôn cát đông lạnh

anh Thành ơi : Anh làm kim loại nóng chảy nguội nhanh như vậy hay nói cách khác tốc độ làm nguội nó có ảnh hưởng gì đến cấu trúc kim loại không ,
và lại có gây nên hiện tượng tập trung ứng suất hoặc hiện tượng rỗ khí trên bế mặt ,
Em nghĩ số tiền bỏ ra làm đông cứng cát cũng hơi mắc đấy
và lại nhiệt độ kim loại nóng chảy thường rất cao khi chưa tiếp xúc với khuôn (chuẩn bị đưa vào khuôn) có khi nước đã bị chảy rồi tạo thành các vũng lắng đọng bên trên , nên ảnh hưởng đến chất lượng sàn phẩm
 
Top