Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

  • Thread starter nhatchimai
  • Ngày mở chủ đề
N

nhatchimai

Author
Dear mọi người!
Nhà máy em làm xưa giờ vẫn đang xài 1 máy nén khí piston 15hp nhưng có vẻ như nó ko đủ công suất. Giờ nhà máy mua thêm 1 con piston 10hp nữa định đấu nối song song với máy cũ - tức là 2 máy cùng nén chung vô 1 bình tích áp. Em có 2 vấn đề khúc mắc nhờ các tiền bối giải đáp giúp em được không ạ?
1/ Khi kết nối song song như vậy có cần phải xài 1 loại van đặc biệt nào không hay chỉ đơn giản là dùng ngã 3 T là được? Và khi kết nối vậy liệu có vấn đề gì xảy ra đối với 2 máy hay không?
2/ Về tính khả thi của phương án : Vì nhà máy hiện đang gặp 2 tình trạng như sau:
- Buổi sáng, sau khi khởi động máy thì phải chờ khá lâu (hơn 30') mới đủ áp làm việc, về chuyện này em nghĩ là do máy ko đủ công suất nên bơm lâu.
- Khi đủ áp làm việc rồi thì xảy ra tình trạng máy phải chạy - dừng liên tục, Theo em nghĩ tình trạng này do bình tích áp ko đủ lớn.
Vậy các bác cho em hỏi là nếu chỉ kết nối thêm 1 máy nén 10Hp vào hệ thống như vậy có thể giải quyết triệt để dc 2 tình trạng nêu trên không ạ?
Rất mong các tiền bối có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em. Em cảm ơn nhìu lắm!
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Nguyên tắc thì các máy nén khí có van một chiều trên đường ra, nhưng bạn cần kiểm tra kỹ lại. Để bảo đảm sự làm việc tốt của các máy nén nối song song thì cần phải có các van một chiều cho từng máy, nếu trong trường hợp máy chưa có thì cần phải lắp thêm cho mỗi đường xuất khí của từng máy, tránh việc luồn khí từ máy này sang máy kia( nhằm bảo đảm từng máy chạy đúng công suất của nó). Khi chọn van một chiều cần chú ý giá trị lưu lượng khí có thể chạy ngang van phải bằng hoặc lớn hơn lưu lượng phát ra của máy nén.
Bạn phải tìm hiểu tổng lưu lượng khí cần cho hoạt động của tất cả các máy trong dây chuyền, so sánh với tổng lưu lượng của các máy nén và tổng dung tích của bình chứa.
Nếu tổng lưu lượng lớn thì nên dùng các máy nén dạng trục vít, tiện lợi hơn nhiều.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Dear mọi người!
Nhà máy em làm xưa giờ vẫn đang xài 1 máy nén khí piston 15hp nhưng có vẻ như nó ko đủ công suất. Giờ nhà máy mua thêm 1 con piston 10hp nữa định đấu nối song song với máy cũ - tức là 2 máy cùng nén chung vô 1 bình tích áp. Em có 2 vấn đề khúc mắc nhờ các tiền bối giải đáp giúp em được không ạ?
1/ Khi kết nối song song như vậy có cần phải xài 1 loại van đặc biệt nào không hay chỉ đơn giản là dùng ngã 3 T là được? Và khi kết nối vậy liệu có vấn đề gì xảy ra đối với 2 máy hay không?
2/ Về tính khả thi của phương án : Vì nhà máy hiện đang gặp 2 tình trạng như sau:
- Buổi sáng, sau khi khởi động máy thì phải chờ khá lâu (hơn 30') mới đủ áp làm việc, về chuyện này em nghĩ là do máy ko đủ công suất nên bơm lâu.
- Khi đủ áp làm việc rồi thì xảy ra tình trạng máy phải chạy - dừng liên tục, Theo em nghĩ tình trạng này do bình tích áp ko đủ lớn.
Vậy các bác cho em hỏi là nếu chỉ kết nối thêm 1 máy nén 10Hp vào hệ thống như vậy có thể giải quyết triệt để dc 2 tình trạng nêu trên không ạ?
Rất mong các tiền bối có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em. Em cảm ơn nhìu lắm!
Việc nối chung nhiều máy nén khí và chạy đồng thời là rất phổ biến, tuy nhiên, cần lưu ý:

1. Nên dùng các máy cùng áp suất, nếu khác áp suất thì chỉ được nén tới giá trị của máy thấp hơn.

2. Nếu nơi sử dụng cần nhiều mức áp suất khác nhau thì nên tách mỗi máy đáp ứng một nhóm.

3. Mỗi máy cần một bình chứa riêng (các máy đều có bình đi kèm) và chỉ đấu nối sau bình chứa.

4. Không nên lắp van 1 chiều, (đường ống cấp khí nén càng ít van và cút càng giảm trở lực) vì van này đã có sẵn trong mỗi xy-lanh rồi (các van hút và đẩy chính là các van một chiều). Chỉ cần lắp van tay bình thường để có thể chủ động tách riêng máy khi không có nhu cầu hoặc cần sửa chữa.

Ngoài ra, cậu cần kiểm tra lại máy hiện có, toàn bộ hệ thống ống dẫn và nơi sử dụng để xem có nhất thiết phải mua thêm máy nữa không?

1. Kiểm tra máy nén: Xác định thể tích bình chứa, khóa tất cả các van ra khỏi bình chứa và chạy máy xem bao lâu thì đạt áp suất định mức. Nếu lâu hơn thì cần bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy cho đạt công suất ban đầu. Những yếu tố gây giảm công suất thường là bộ lọc quá bẩn gây giảm lượng khí hút, các van hút và đẩy bị mòn hỏng gây quẩn khí, các sec-măng quá mòn.

2. Kiểm tra toàn bộ hệ thống van ống dẫn khí nén đến nơi sử dụng: dùng chổi nhúng nước xà phòng quét lên các mối nối, mối hàn, cổ túp van và khắc phục xì hở gây thất thoát.

3. Kiểm tra các máy sử dụng như trên.

Thông thường, chỉ sau vài phút chạy máy là hệ thống phải đủ áp suất, như chỗ cậu là quá lâu. Kinh nghiệm cho thấy khí nén bị xì hở thường là nguyên nhân chính, gây tổn thất tới 80% lưu lượng và rất khó phát hiện. Khi đã kiểm tra và xử lý toàn bộ những tổn thất mà vẫn không cải thiện được tình hình thì mới nghĩ đến việc mua thêm máy và phải lý giải được lý do này, tại sao trước đây không thiếu mà bây giờ lại thiếu trong khi quy mô sản xuất không đổi?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

- Buổi sáng, sau khi khởi động máy thì phải chờ khá lâu (hơn 30') mới đủ áp làm việc, về chuyện này em nghĩ là do máy ko đủ công suất nên bơm lâu.
- Khi đủ áp làm việc rồi thì xảy ra tình trạng máy phải chạy - dừng liên tục, Theo em nghĩ tình trạng này do bình tích áp ko đủ lớn.
Các A namnp2007 & DCL đã nêu đủ ý cho bạn tham khảo rồi, bạn có thể nói rõ bình tích áp của bạn dung tích bao nhiêu, yêu cầu của các thiết bị sử dụng cần lưu lượng, áp suất thế nào? Máy nén phải chạy - dừng liên tục còn có thể do đặt chế độ chạy - dừng theo áp suất chưa hợp lý.
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Dear mọi người!
Nhà máy em làm xưa giờ vẫn đang xài 1 máy nén khí piston 15hp nhưng có vẻ như nó ko đủ công suất. Giờ nhà máy mua thêm 1 con piston 10hp nữa định đấu nối song song với máy cũ - tức là 2 máy cùng nén chung vô 1 bình tích áp. Em có 2 vấn đề khúc mắc nhờ các tiền bối giải đáp giúp em được không ạ?
1/ Khi kết nối song song như vậy có cần phải xài 1 loại van đặc biệt nào không hay chỉ đơn giản là dùng ngã 3 T là được? Và khi kết nối vậy liệu có vấn đề gì xảy ra đối với 2 máy hay không?
2/ Về tính khả thi của phương án : Vì nhà máy hiện đang gặp 2 tình trạng như sau:
- Buổi sáng, sau khi khởi động máy thì phải chờ khá lâu (hơn 30') mới đủ áp làm việc, về chuyện này em nghĩ là do máy ko đủ công suất nên bơm lâu.
- Khi đủ áp làm việc rồi thì xảy ra tình trạng máy phải chạy - dừng liên tục, Theo em nghĩ tình trạng này do bình tích áp ko đủ lớn.
Vậy các bác cho em hỏi là nếu chỉ kết nối thêm 1 máy nén 10Hp vào hệ thống như vậy có thể giải quyết triệt để dc 2 tình trạng nêu trên không ạ?
Rất mong các tiền bối có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em. Em cảm ơn nhìu lắm!
1/ Bạn có thể kết nối song song 2 máy với nhau bằng ngã 3T mà không cấn thêm van đắc biệt. Tuy nhiên để 2 máy hoạt động đồng thời thì tốt nhất bạn nên thiết kế bộ khởi động và cắt máy theo áp suất của bình tích áp trong đó áp suất khởi động và ắt máy phảy theo máy có công suất nhỏ hơn.

2/
- Buổi sáng máy phải khởi động 30' mới đủ áp làm việc là do buổ chiều ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau áp trong bình tích áp bị thoát ra hết, bạn hãy tìm cách khắc phục bằng cách khi hết giờ làm việcbuoorir chiều hãy đóng hết cáckhóa đầu cuối của hệ thống và đảm bảo khí nén không bị rò rỉ trên đường ống dẫn.
- khi đủ áp làm việc rồi mà máy chạy - dừng liên tục do 3 nguyên nhân:
+ Công suất tiêu thụ quá lớn so với công suất của máy.
+ Bình tích áp nhỏ quá.
+ Dải áp suất đóng mở máy nhỏ quá.
Theo mình nghĩ bạn bị rơi vào trường hợp thứ 2 hoặc thứ 3 gì đó, bạn kiểm tra lại nha.

Nếu công suất tiêu thụ của nhà máy lớn thì bạn nên dùng mày nén khí trục vít là tốt nhât.
 
N

nhatchimai

Author
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Chào ngày mới! Chúc mọi người 1 tuần cuối cùng của năm zdui zde và nhìu may mắn :)
Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự tư vấn tận tình của của các bro, giúp em hiểu ra đc nhiều vấn đề. Em cũng xin chia sẻ hoàn cảnh của em chút xíu: Em mới được giao "kèo" này trong thế "chuyện đã rồi", nghĩa là trước đó ko biết có ai đó đã khảo sát, đưa ra phương án, nhà máy đã mua về thêm 1 cái máy nén khí 10Hp, và em có nhiệm vụ kết nối chúng lại mà thông tin thì gần như "cưỡi ngựa xem hoa", Qua bộ phận sản xuất thì em "điều tra" dc những thông tin như trên, Máy nén khí hiện tại cung cấp khí nén cho 2 hệ thống cắt bằng tia nước, phải đi qua bộ lọc và hệ thống sấy khí nữa. Trong mỗi hệ thống cắt tia nước đều có bộ lọc và tủ sấy riêng, chỉ xài chung bình tích áp (Side and thickness : I.D 585 x 1254H). Vậy mà không hiểu sao nhà máy không đầu tư thêm 1 máy nén khí nữa để chạy độc lập cho từng máy mà phải kết nối 2 máy thành 1 rồi sau đó lại chia áp ra dùng cho 2 hệ thống...:((
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Chẳng ai lại thiết kế 2 máy chạy độc lập như vậy cả bạn ạ!
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Các ý mà chú DCL nói là chính xác rồi, nhưng theo mình thì vẫn cần phải lắp van một chiều đầu ra. Van xả là van một chiều, nếu không lắp van 1 chiều đầu ra thì máy vẫn hoạt động bình thường nhưng van xả này thường sẽ đóng không kín (do kết cấu của van) nên khi máy dừng khí nén thường bị rò ngược về đường hút và thoát ra khỏi máy nén.
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Một hệ thống mà mình đã thiết kế và lắp đặt để bạn tham khảo:



- Công suất của các máy nén: 50HP và 40HP.
- Áp suất làm việc: 7-8 kG/cm2
- Hai bình tích áp, mỗi bình có dung tích 1500 lít
- Hai bộ tách ẩm-lọc dầu để phục vụ cho hệ thống cần khí sạch.
- Có ngả lấy khí nén trực tiếp để phục vụ nhu cầu bình thường

Nơi các đầu ra của máy nén đều lắp van một chiều.
Các đầu vào và ra của mỗi thiết bị đều được lắp van tay để cô lập thiết bị khi cần sửa chữa.

Thân mến.
 
B

baohoa2886

Author
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Ak ak, Loằng ngoằng khó hiểu quá???? :76:

______________________________________________________________________________________
Công ty TNHH Đầu tư Việt Anh - Là nhà phân phối chuyên nghiệp và hàng đầu các sản phẩm máy nén khí của các tập đoàn lớn như : Hitachi,Deawoo,Gison,Cummin,Mitsubishi, Aosif,Hongqi tại Việt Nam.
 
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Chào ngày mới! Chúc mọi người 1 tuần cuối cùng của năm zdui zde và nhìu may mắn :)
Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự tư vấn tận tình của của các bro, giúp em hiểu ra đc nhiều vấn đề. Em cũng xin chia sẻ hoàn cảnh của em chút xíu: Em mới được giao "kèo" này trong thế "chuyện đã rồi", nghĩa là trước đó ko biết có ai đó đã khảo sát, đưa ra phương án, nhà máy đã mua về thêm 1 cái máy nén khí 10Hp, và em có nhiệm vụ kết nối chúng lại mà thông tin thì gần như "cưỡi ngựa xem hoa", Qua bộ phận sản xuất thì em "điều tra" dc những thông tin như trên, Máy nén khí hiện tại cung cấp khí nén cho 2 hệ thống cắt bằng tia nước, phải đi qua bộ lọc và hệ thống sấy khí nữa. Trong mỗi hệ thống cắt tia nước đều có bộ lọc và tủ sấy riêng, chỉ xài chung bình tích áp (Side and thickness : I.D 585 x 1254H). Vậy mà không hiểu sao nhà máy không đầu tư thêm 1 máy nén khí nữa để chạy độc lập cho từng máy mà phải kết nối 2 máy thành 1 rồi sau đó lại chia áp ra dùng cho 2 hệ thống...:((
Em có ý kiến:
- Việc lắp thêm van 1 chiều là tốt nhưng ko thật cần thiết. Nó giúp cho áp suất cao tại máy lớn, tại bình tích áp ko dội ngược trở lại. Hiện tượng áp suất dội ngược trở lại làm máy khởi động rung và rít mạnh. Ko thật cần thiết vì nếu cài áp suất in -out hợp lí sẽ xử lý được điều này. Áp suất in - out là áp suất đóng, mở máy.
- Cty bạn nói chỉ có 2 máy, do đó ko thể chạy độc lập vì 1 trong 2 cái sẽ đóng vai trò là máy dự phòng khi máy còn lại hỏng. Khi đó có 1 máy chạy sẽ cấp khí cho cả nhà máy, còn hơn ko có cái nào -> anh em được nghỉ.
 
T

tombo

Author
Ðề: Kết nối song song 2 máy nén khí không cùng công suất

Xin chào mọi người. Em cũng đang gặp trục trặc về tình trạng như trên. Cty của em có hai cái máy nén khí. một cái nén khí trục vít Kobellco 22 hp và một cái Hitachi 7.5 Hp. Hiện tai 2 cái đang hoạt động độc lập. ý định của em là muốn đấu chung 2 con này lại thành một trạm cấp khí chung cho nhà máy. Đọc các bài viết của các bác trên em còn chưa hiểu là có nên lắp van một chiều ở đầu ra một máy không. có bác nói có, có bác nói không là thế nào ạ . Xin các bác chỉ giúp.
 
- Hi tombo. Bạn đang phân vân với nguồn thông tin ở các bài trên. Vì mỗi người 1 ý, 1 ứng dụng riêng đặc thù của nơi đặt hệ thống khí. Các mem trên đây đưa ra các ý kiến giúp bạn, và bạn phải tổng hợp lại 1 cách thông minh với vốn kiến thức của mình.
- Với nguồn phát khí nén lệch nhau 22HP và 7,5HP đấu chung 1 hệ thống là chuyện bình thường không nhất thiết là đồng công suất, lí thuyết thì đồng HP thì quá chuẩn còn gì? Tận dụng nguồn sẳn có phải chịu vậy.
- Theo mình thì nên có val 1 chiều. Nhằm giảm moment khởi động của động cơ, bạn thử để 0 -->3 bar và 10 -->13 bar thì motor đề lên cái nào dể hơn? Và nhiều cái lợi khác, các bài trên có đề cập, chỉ có 1 cái hại là hao tiền thôi. Nếu tiền bạc rủng rinh thì mình giới thiệu hệ thống chuyên nghiệp hơn tùy chọn cái nào chạy chính, cái nào chạy phụ, giúp máy có thời gian nghĩ. Nếu hệ thống cần cung cấp khí 24/24
 
Top