khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

  • Thread starter STHence
  • Ngày mở chủ đề
S

STHence

Author
Chào mọi người!
STHence có vài thắc mắc về phương pháp đúc:
1. Giải quyết các trường hợp sau khi đúc
+a. xỉ bị cuốn vào khuôn
+b.thiết kế ko phù hợp gây cong vênh, rổ khí , nứt
+c. kim loại không điền đầy.
2.Các phương pháp kiểm tra vật đúc?
Cảm ơn!
 

TAMAC

Active Member
Chào mọi người!
STHence có vài thắc mắc về phương pháp đúc:
1. Giải quyết các trường hợp sau khi đúc
+a. xỉ bị cuốn vào khuôn
+b.thiết kế ko phù hợp gây cong vênh, rổ khí , nứt
+c. kim loại không điền đầy.
2.Các phương pháp kiểm tra vật đúc?
Cảm ơn!
Câu hỏi của bạn quá rộng không cụ thể nên chỉ có thể trả lời trên lý thuyết chung:
1/a/ Xỷ hình thành có thể do nguồn nấu luyện hoặc từ chính hệ thống rót kể cả từ khuôn đúc
- Từ nguồn nấu luyện thì phải tạo xỷ tốt ở lò và vớt sạch trước khi ra lò, nồi rót phải đắp bằng vật liệu tốt rắc chất tạo xỷ lên bề mặt kim loại lỏng và gạt ngăn xỷ vào khuôn khi rót, nhiệt độ rót, tốc độ rót, chiều cao rót phải phù hợp với chi tiết đúc
- Hệ thống rót tính toán hợp lý tiết diện của rãnh rót, rãnh xỷ, rãnh dẫn sao cho phát huy tối đa tác dụng lọc xỷ của hệ thống, mặt khác hệ thống rót phải sạch, đủ độ bền cơ và nhiệt để không bị vỡ, cháy tự sinh ra xỷ. Có thể cần lắp lưới, xốp gốm lọc xỷ.
- Hỗn hợp làm khuôn phải đủ bền cơ, nhiệt không nên rót vào các cạnh, góc của ụ khuôn vì đó là chỗ yếu nhất của khuôn, hướng rót phải điền đầy khuôn êm, không tập trung nhiệt vào một chỗ.
b/ Thiết kế không phù hợp? Chắc là thiết kế chi tiết? Nếu thế thì chỉ gây cong vênh, nứt còn rỗ khí thì không. Cần thiết kế lại còn khi làm công nghệ đúc có thể thêm gân tăng cứng, tạo các R đúc hợp lý cho các vị trí...khi làm khuôn, ruột hạn chế sự cản co kim loại khi đông đặc, tạo độ co bóp tốt cho hỗn hợp nhất là ruột để tránh nứt các cửa, lỗ các chi tiết dạng hộp. Rỗ khí cũng có thể từ nguồn nấu luyện thường thể hiện ở dạng tổ ong sau khi gia công đó là do liệu để nấu không sạch dầu mỡ, ẩm, khử khí không tốt đối với thép, nhiệt độ rót quá cao, khi rót không đếu dòng, cuốn khí theo dòng kim loại lỏng vào khuôn. Rỗ khí có thể do hỗn hợp làm khuôn độ thông khí kém, độ ẩm cao, khuôn ruột thoát khí kém, thiếu đậu hơi...nói chung là rất nhiều nguyên nhân trong đó có cả thời tiết
c/ Xin lỗi, thôi để mai nói tiếp:78:
 
S

STHence

Author
"ruột" có nghĩa là chỗ co thắt của khuôn phải không lehai?
 

TAMAC

Active Member
"ruột" có nghĩa là chỗ co thắt của khuôn phải không lehai?
Không phải đâu. cả khuôn và ruột đều có thể có những phần co thắt (do hình dạng của chi tiết cụ thể) gây cản co của kim loại lỏng khi đông đặc. bạn hãy hình dung khi muốn tạo một chi tiết bằng phương pháp đúc ta phải làm khuôn tức là tạo khoảng rỗng để rót kim loại lỏng vào, khi đông đặc phá vỏ khuôn ta sẽ được chi tiết mong muốn. Khuôn là phần tạo hình dáng bên ngoài của chi tiết, ruột (như tên gọi của nó nằm ở trong) là phần tạo hình dáng bên trong của chi tiết. Làm khuôn là cách gọi chung để tạo hình ra chi tiết đúc. Có chi tiết chỉ dần có khuôn không cần có ruột. Ví dụ bạn cần đúc một số chi tiết của bộ hộp giảm tốc: các loại nắp đậy, nắp ổ bi chỉ cần có khuôn là đủ, còn đối với thân hộp giảm tốc cần phải có khuôn để tạo hình dáng bên ngoài, ruột để tạo khoảng rỗng bên trong của hộp. Do nằm ở bên trong của hộp, khi rót kim loại lỏng sẽ bao quanh ruột nên cần phải có đường thoát khí tốt, hỗn hợp làm ruột phải có độ co bóp tốt để không gây nứt các lố, của của hộp...:3:
 
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

anh Lehai cho em hỏi xíu hen.trong khi rót ta chỉ nên tạo chảy tầng ko nên tạo chảy rổi nếu ko vật đúc dễ gây các lỗ khí .rỗ khí..đúng ko a?vậy theo anh làm thế nào để minh khắc phục được chảy rối dị a.???
 

TAMAC

Active Member
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

anh Lehai cho em hỏi xíu hen.trong khi rót ta chỉ nên tạo chảy tầng ko nên tạo chảy rổi nếu ko vật đúc dễ gây các lỗ khí .rỗ khí..đúng ko a?

Đúng như vậy, khi kim loại lỏng chảy điền đầy khuôn sẽ có hiện tượng cuốn theo khí, xỷ, cát... nếu chảy rối sẽ không êm càng làm tăng khả năng này, rồi kim loại lỏng lại bọc lấy các bọt khí, cát, xỷ...không cho thoát ra, khi đông đặc gây khuyết tật đúc.

vậy theo anh làm thế nào để minh khắc phục được chảy rối dị a.???

Cũng đúng là chỉ có thể khắc phục hiện tượng chảy rối chứ không thể làm được chảy tầng hoàn toàn (đó chỉ là mong muốn). Khi thiết kế công nghệ đúc có hệ thống rót, ngót, hơi cần phải phối hợp tốt để phát huy vai trò của cả hệ thống này. Hệ thống rót phải tính toán hợp lý tiết diện, số lượng rãnh dẫn, vị trí rót kim loại vào chi tiết đảm bảo điền đầy khuôn nhanh và êm, hạn chế kim loại lỏng xói vào các ụ cát, góc nhọn của khuôn...kim loại lỏng điền đầy khuôn tới đâu thì khí thoát dễ dàng ra khỏi khuôn qua các đậu hơi. Rồi từ rãnh dẫn tính đến rãnh xỷ, đậu rót theo tương quan phù hợp sao cho phát huy vai trò của nó là dễ rót, điền đầy khuôn nhanh, êm, lọc được xỷ... Nghe lý thuyết chung chung quá nhỉ?
Trong thực tế để hạn chế chảy rồi thường dùng phương pháp rót xi phông, kim loại lỏng điền đầy khuôn từ dưới lên sẽ êm và thoát khí dễ dàng.
 
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

dạ.hơi mơ hồ lắm anh,e sẽ tìm hiểu 1 phương pháp mà a đưa ra.em định thanks thui,nhưng là vậy e ko nói đựoc mấy ý này,sẵn a cho em xin nick có gì mấy câu hỏi quá đơn giản thì em sẽ nhắn tin qua yahoo cho a,hay a add nick tuankietkh đi,khi nào a cho hoặc a add nick thì e sẽ xóa bài này,hihi,mong a thông cảm,tại bài này ko liên quan nội dung mà.cảm ơn a nhiều nhiều
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

Chào mọi người!
STHence có vài thắc mắc về phương pháp đúc:
1. Giải quyết các trường hợp sau khi đúc
+a. xỉ bị cuốn vào khuôn
+b.thiết kế ko phù hợp gây cong vênh, rổ khí , nứt
+c. kim loại không điền đầy.

2.Các phương pháp kiểm tra vật đúc?
Cảm ơn!
Hiện nay có một số phần mềm CAE dùng để tính toán tối ưu hoá thiết kế, kiểm tra mô phỏng cong, vênh...của vật liệu khi đúc, giống như Moldex hay Moldflow trong khuôn nhựa vậy, bạn nào làm chuyên sâu về đúc có thể nghiên cứu thêm, mình có một đỉa CD nhưng để đâu quên mất, sẽ tìm và tặng bạn.

Mình có dịp tham quan một nhà máy đúc động cơ ở Nhật, sau khi đúc xong dùng máy SCan máy chụp CT trong y học vậy, chọn ngẩu nhiên sản phẩm và chụp cắt từng lớp 2mm một, sau đó lấy data, có thể thấy từng mảnh bọt khí, nứt...rất mắc tiền tuy nhiên sản phẩm rất bền, tốt, ít bị phá huỷ bên trong.
 
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

Hien tai cty mình chuyen lam dich vu phan tich khuyet tat san pham đuc với phan mem cast designer, nếu ban nao can thi alo mình thuynt@aie.com.vn
 
C

cuongvtm

Author
Ðề: khắc phục các nhược điểm của pp Đúc

Add cho mình hỏi nguyên nhân gây ra hiện tượng phôi bị nứt dọc trong quá trình đúc phôi ở đâu (phôi 150*150, đúc bằng khuôn đồng, mạ crom) bạn gửi về gmail. dangquoccuongvtm@gmail.com cho mình với
Xin chân thành cảm ơn!
 
Top