Khái quát về CAE

le.son4246

Giải Nhì cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Khái quát về CAE

Mổi phần mềm để giải mổi bài toán cụ thể khác nhau, mặt khác cũng là vì theo yêu cầu khách hàng họ dùng phần mềm nào thì mình dùng phần mềm đó...
Nếu đã học cơ tính toán thì phải biết lưới(meshing), và phải biết chia lưới, lưới có những tiêu chuẩn cực khó, không phải cứ dùng 1 phần mềm nào đó chẳng hạn ANSYS để chia lưới thì có thề bỏ vào chạy được mà phải cần một phần mềm chuyên về xử lí lưới (ANSA của NASA hay hypermesh của Altair) là 2 phần mềm cực mạnh về pre-processing..
Nếu bạn nào đang học hoặc đang tìm hiểu CAE thì phải biết 1 trong 2 phần mềm đó rối mới tính đến việc sử dụng những phần mềm chuyên tính toán như Nastran, RADIOSS, Abaqus hay ANSYS...và để sử dụng hết những công cụ đó 1 cách đúng đắn cần 1 thời gian tìm hiểu không ngừng cũng như những kinh nghiệm làm việc thực tế thì mới có thể làm việc về CAE đúng nghĩa...Và điều quan trọng nhất là muốn đi theo con đường CAE cần phải có 1 bậc thầy, 1 chuyên gia chỉ đường chứ không thể tự tìm hiểu có thể làm được hết..và ở Việt Nam những chuyên gia đó không nhiều chỉ trừ những người đang làm việc trực tiếp với những chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ họ.
Đúng như anh cotin đã nói khi em phần tích CAE trong CATIA cũng mắc phải điều này em cũng tìm hiểu về ( meshing) nhưng tài liệu nói rất chung chung. Với cùng một loại vật liệu khi thay đổi kích thước mắt lưới thì cho các kết quả hoàn toàn khác nhau nên cũng không biết phải xử lý như thế nào. Anh có kinh nghiệm về ( meshing ) thì anh có thể chia sẻ với bọn em không ?
 
Ðề: Khái quát về CAE

Nói hay đó, nhưng để làm không đơn giản đâu, tôi đang làm việc cho 1 công ty Pháp chuyên về CAE, tội nhận ra nhưng cái mình đã học quá lỗi thời, không thực dụng, sai phương pháp...
Hiện tôi đàng dùng ANSYS, ABAQUS, MSC.Nastran,Patran, ANSA, Hypermesh, RADIOSS..bạn nào có thắc mắc gì có thể liên hệ email:tritmete@yahoo.com
rất mong liên hệ với những bạn học tính toán (CƠ TIN KỸ THUẬT)
em đang học ngãnh kĩ thuật cơ khí của trường ĐHKTCN Thái Nguyên và em đang nghiên cứu học phần mềm ANSYS 11.0 vì thấy phần mềm này hiện nay đang được sử dụng nhiều ở các nước công nghiệp phát triển và em học để phục vụ cho năm tới làm đề tài về ansys, nhưng tài liệu hướng dẫn cho ANSYS 11.0 ít đặc biệt là ansys workbench, em cũng chỉ có ít tài liệu tiếng anh nhưng chỉ ở mức cơ bản.
Em đã mail cho anh mong anh giải đáp.
 
C

caihuyan

Author
Ðề: Khái quát về CAE

đây là phần mềm rất có ít cho dân cơ khí đó.mong các anh em viết nhiều bài hay nữa nha.
nếu đuợc thì viết thêm phần FAE nửa ha.
 
P

paris07

Author
Ðề: Khái quát về CAE

Mổi phần mềm để giải mổi bài toán cụ thể khác nhau, mặt khác cũng là vì theo yêu cầu khách hàng họ dùng phần mềm nào thì mình dùng phần mềm đó...
Nếu đã học cơ tính toán thì phải biết lưới(meshing), và phải biết chia lưới, lưới có những tiêu chuẩn cực khó, không phải cứ dùng 1 phần mềm nào đó chẳng hạn ANSYS để chia lưới thì có thề bỏ vào chạy được mà phải cần một phần mềm chuyên về xử lí lưới (ANSA của NASA hay hypermesh của Altair) là 2 phần mềm cực mạnh về pre-processing..
Nếu bạn nào đang học hoặc đang tìm hiểu CAE thì phải biết 1 trong 2 phần mềm đó rối mới tính đến việc sử dụng những phần mềm chuyên tính toán như Nastran, RADIOSS, Abaqus hay ANSYS...và để sử dụng hết những công cụ đó 1 cách đúng đắn cần 1 thời gian tìm hiểu không ngừng cũng như những kinh nghiệm làm việc thực tế thì mới có thể làm việc về CAE đúng nghĩa...Và điều quan trọng nhất là muốn đi theo con đường CAE cần phải có 1 bậc thầy, 1 chuyên gia chỉ đường chứ không thể tự tìm hiểu có thể làm được hết..và ở Việt Nam những chuyên gia đó không nhiều chỉ trừ những người đang làm việc trực tiếp với những chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ họ.
Chuẩn !
Thẳng mà đúng vấn đề !
 
Ðề: Khái quát về CAE

các anh nào đã làm ở các công ty nước ngoài thì chia sẻ, và hưỡng dẫn cho các e nó với, mình làm ở cty Nissan của nhật nhưng bên đó mình làm 3D modeling k ah
 
Ðề: Khái quát về CAE

Mổi phần mềm để giải mổi bài toán cụ thể khác nhau, mặt khác cũng là vì theo yêu cầu khách hàng họ dùng phần mềm nào thì mình dùng phần mềm đó...
Nếu đã học cơ tính toán thì phải biết lưới(meshing), và phải biết chia lưới, lưới có những tiêu chuẩn cực khó, không phải cứ dùng 1 phần mềm nào đó chẳng hạn ANSYS để chia lưới thì có thề bỏ vào chạy được mà phải cần một phần mềm chuyên về xử lí lưới (ANSA của NASA hay hypermesh của Altair) là 2 phần mềm cực mạnh về pre-processing..
Nếu bạn nào đang học hoặc đang tìm hiểu CAE thì phải biết 1 trong 2 phần mềm đó rối mới tính đến việc sử dụng những phần mềm chuyên tính toán như Nastran, RADIOSS, Abaqus hay ANSYS...và để sử dụng hết những công cụ đó 1 cách đúng đắn cần 1 thời gian tìm hiểu không ngừng cũng như những kinh nghiệm làm việc thực tế thì mới có thể làm việc về CAE đúng nghĩa...Và điều quan trọng nhất là muốn đi theo con đường CAE cần phải có 1 bậc thầy, 1 chuyên gia chỉ đường chứ không thể tự tìm hiểu có thể làm được hết..và ở Việt Nam những chuyên gia đó không nhiều chỉ trừ những người đang làm việc trực tiếp với những chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ họ.
Nghe bạn Cotin viết mà đọc lúc đầu mình nghe cũng hơi choáng và thấy tò mò luôn !.Từ trước đến giờ mình cũng dùng chia lưới bằng Ansys ICEM CFD một phần mềm đựoc đánh giá là chia lưới rất mạnh trên thế giới (tuy nhiên bạn không có nhắc đến), công cụ điều chỉnh và quản lý chất lượng lưới của thằng này rất tốt, vì vậy chất lượng lưới chia ra đảm bảo các chỉ tiêu tốt.
Trong chia lưới thì các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng lưới là : quanlity, ratio, sckewness,... Hầu hết dựa vào đó đánh giá chất lượng lưới tốt hay không !
Cái mà tiêu chuẩn cực kì khắt khe bạn nói đến,... quả thật mình chưa rõ là gì và rất muốn biết. Bạn thử bật mí cho mọi người cùng biết xem như thế nào ?

Brg
 
Ðề: Khái quát về CAE

Đúng như anh cotin đã nói khi em phần tích CAE trong CATIA cũng mắc phải điều này em cũng tìm hiểu về ( meshing) nhưng tài liệu nói rất chung chung. Với cùng một loại vật liệu khi thay đổi kích thước mắt lưới thì cho các kết quả hoàn toàn khác nhau nên cũng không biết phải xử lý như thế nào. Anh có kinh nghiệm về ( meshing ) thì anh có thể chia sẻ với bọn em không ?
Về vấn đề của bạn Le.son4242 mình có biết như sau:
- Lỗi của bạn là chưa biết được với kích thước lưới như thế nào và chất lượng lưới ra sao thì kết quả hội tụ (sai lệc nằm trong giới hạn cho phép)
- Về modun phân tích trong Catia mình không rõ lắm, nhưng một số phần mềm CAE (mình đang dùng ANSYS) thì có công cụ đánh giá kết quả và kết hợp với thay đổi chất lượng và kích thước mắt lưới để thu được Kết quả cuối cùng hội tụ.

Brg
 
F

Featech

Author
CAE FEA không quan trọng phầm mềm.

Quan trọng nhất là như sau
- kỹ năng mô hình hóa.
- Kỹ năng đọc kết quả
- Kiến thức vật liệu, FEM.
- Kiến thức về tiêu chuẩn để đánh giá độ bền của máy.

Kỹ năng = 20%tố chất + 30%kiến thức + 50%kinh nghiệm.

Đây là nhận định cá nhân sau 4 năm theo nghề tính toán thiết kế máy cơ khí của mình.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Khái quát về CAE

CAE FEA không quan trọng phầm mềm.

Quan trọng nhất là như sau
- kỹ năng mô hình hóa.
- Kỹ năng đọc kết quả
- Kiến thức vật liệu, FEM.
- Kiến thức về tiêu chuẩn để đánh giá độ bền của máy.

Kỹ năng = 20%tố chất + 30%kiến thức + 50%kinh nghiệm.

Đây là nhận định cá nhân sau 4 năm theo nghề tính toán thiết kế máy cơ khí của mình.
Chuẩn. Mình thấy các bạn chú tâm quá nhiều về các vấn đề: Làm sao chia lưới tốt, dùng PM này tốt hơn hay PM kia tốt hơn... Các bạn hãy lấy công thức của Featech ra mà suy ngẩm. Đừng quá bị cuốn vào những kỹ năng sử dụng nó. Tài liệu thì đầy kia kìa. Nhưng có hiểu ko lại là chuyện khác. Hay chỉ nhìn và làm theo?
Mô phỏng ra mà ko có tiêu chuẩn đánh giá thì vứt. Tiêu chuẩn ở đâu? Test Lab đấy. Nhìn xanh xanh đỏ đỏ mà ko hiểu, ko biết phân tích nó thì làm gì. Con số kết quả trong đó liệu có làm nên cơm cháo gì không?
Có lần tôi gặp 1 Kỹ Sư đang tính toán mô phỏng 1 kết cấu ở trọng thái tĩnh. Tôi hỏi:
- Tôi: Bạn đang mô phỏng, tính toán gì đấy?
- KS: Em đang tính toán chuyển vị của dầm này xem bao nhiêu?
- Tôi: Vậy kết quả như thế nào?
- KS: Lần trước em chia lưới size 20 ra chuyển vị 10mm. Giờ em chia lưới lại size 5 xem chuyển vị thế nào?
- Tôi: Ngớ người:-o
Một câu hỏi lớn cần ...
 
T

Tuyen2107

Author
Ðề: Khái quát về CAE

Hay quá !
Chắc chuyển từ cad qua cae quá. mấy anh cho em hỏi nếu muốn bước sang cae bước đầu mình cần học những gì và nhu cầu tuyển dụng ở việt nam mảng này nhiều không ạ. Em cảm ơn nhiều
 
Ðề: Khái quát về CAE

Hay quá !
Chắc chuyển từ cad qua cae quá. mấy anh cho em hỏi nếu muốn bước sang cae bước đầu mình cần học những gì
- Lý thuyết về FEA (Finite Element Analysis);
- Nền tảng cơ bản về sức bền vật liệu.
nhu cầu tuyển dụng ở việt nam mảng này nhiều không ạ
Hiện nay, đây là nhu cầu đầu tiên của các công ty khi tuyển dụng về kỹ thuật. Và là hành trang rất quan trọng của KS khi ra trường
 
Lượt thích: umy
Ðề: Khái quát về CAE

Bác ơi có vẻ kiến thức về CAE của bác rất uyên thâm. Vậy bác có thể giải thích cho chúng em bản chất của phương pháp chia lưới và để hiểu được nó thì cần những môn học cơ bản gì được không ak.
 
Ðề: Khái quát về CAE

giải thích cho chúng em bản chất của phương pháp chia lưới và để hiểu được nó thì cần những môn học cơ bản gì được không ak.
Theo kiến thức của Tôi được biết như sau:
1/. Thứ nhất: Hiểu được Ten Xơ ứng suất là gì?
Dưới tác dụng của lực ngoài, vật thể chịu lực bị biến dạng và bên trong nó sẽ xuất hiện ứng suất. Ứng suất tại mỗi điểm khác nhau là khác nhau, véc tơ ứng suất không những phụ thuộc vào điểm mà còn phụ thuộc vào hướng của thiết diện qua nó mà được xác định bởi pháp tuyến có hướng n. Như vậy tập hợp cặp véc tơ ứng suất Tn và véc tơ n tại điểm P sẽ xác định trạng thái ứng suất tại điểm đó. Trạng thái ứng suất tại 1 điểm đặc trưng bởi 9 thành phần ứng suất trên các mặt cắt vuông góc với các trục tọa độ đi qua điểm đó. 9 thành phần ứng suất này lập thành một đại lượng gọi là Ten Xơ ứng suất. Ten Xơ ứng suất là một Ten xơ hạng 2 đối xứng với σij = σji . Nên Ten xơ ứng suất có 6 thành phần độc lập.
2/. Thứ hai: Vì Ten xơ ứng suất là trạng thái ứng suất tại 1 điểm nên chúng ta mới chia vật thể ra thành nhiều phần từ nhỏ và các phần tử này được kết nối với nhau tại các điểm trên biên gọi là các nút (mà ta hay gọi là chia lưới). Trong phạm vi mỗi phần tử, đại lượng cần tìm như: biến dạng, ứng suất...được lấy xấp xỉ trong một dạng hàm. Các hàm này được tính thông qua các giá trị của nó (có khi qua đạo hàm) tại các điểm nút trên phần tử. Và các giá trị này gọi là bậc tự do của phần tử mà ta xem như là các ẩn cần tìm của bài toán.
3/. Thứ ba: Sau khi chia lưới có rất nhiều phần tử được kết nối với nhau qua các nút. Có nhiều loại phần từ: 1D (Rod, Bar, Beam, Pipe); 2D (Tria3, Tria6,Quad4, Quad8); 3D (Tetra4, Tetra10, Penta6, Penta15, hex8, Hex20, Pyram5, Pyram13). Phần tử 1D, 2D có 6 bậc tự do, nhưng phần tử 3D Solid thì chỉ có 3 bậc tự do tịnh tiến theo 3 phương. Vậy, ví dụ phần tử 3D Tetra10 thì có tổng cộng 10 nút x 3 = 30 bậc tự do, Hex20 thì 20 nút x 3 = 60 bậc tự do...Phần tử càng nhiều bậc tự do thì kết quả càng cao nhưng thời gian tính toán rất lâu. Vì thế, tùy vào bài toán, mục đích mà ta chọn loại phần tử cho phù hợp để hạn chế tài nguyên máy tính.
Bản chất chia lưới là như thế. Còn để hiểu sau nó thì bạn cần ôn lại sức bền vật liệu và phương pháp phần tử hữu hạn...
Một chút kiến thức chia sẻ. Có gì sai sót mong các bạn góp ý.
Thân chào,
 
A

acckp

Author
Ðề: Khái quát về CAE

Em có phân tích 1 chi tiết bằng phần mềm Nastran. Chi tiết có dạng chữ T (giống người đứng giang 2 tay ) đặt lực vuông góc với mặt đất xuống đỉnh đầu. Và gây ra 2 phản lực theo hướng ngược lại ở 2 cùi chỏ. Khoản cách giữa 2 cùi chỏ là 800mm. Kết quả phân tích được chuyển vị ở 2 cùi chỏ chỉ 2mm nhưng ứng suất tập trung ở 2 nách lại lên tới 550MPa ( gấp 3 lần ứng suất cho phép của vật liệu ). và safety factor tại nách là bằng 0.
Vậy cho em hỏi. có phải chi tiết chắc chắn sẽ bị phá hủy ở nách không ? nếu vậy thì tại sao chuyển vị lại chỉ có 2mm. có phải phép phân tích bị sai không. Em đã thử đi thử lại đủ các kiểu mà kết quả ko khác nhau mấy.
Xin được các cao thủ chỉ giáo.
 
A

acckp

Author
Ðề: Khái quát về CAE

Em có phân tích 1 chi tiết bằng phần mềm Nastran. Chi tiết có dạng chữ T (giống người đứng giang 2 tay ) đặt lực vuông góc với mặt đất xuống đỉnh đầu. Và gây ra 2 phản lực theo hướng ngược lại ở 2 cùi chỏ. Khoản cách giữa 2 cùi chỏ là 800mm. Kết quả phân tích được chuyển vị ở 2 cùi chỏ chỉ 2mm nhưng ứng suất tập trung ở 2 nách lại lên tới 550MPa ( gấp 3 lần ứng suất cho phép của vật liệu ). và safety factor tại nách là bằng 0.
Vậy cho em hỏi. có phải chi tiết chắc chắn sẽ bị phá hủy ở nách không ? nếu vậy thì tại sao chuyển vị lại chỉ có 2mm. có phải phép phân tích bị sai không. Em đã thử đi thử lại đủ các kiểu mà kết quả ko khác nhau mấy.
Xin được các cao thủ chỉ giáo.
 
A

acckp

Author
Ðề: Khái quát về CAE

Em có phân tích 1 chi tiết bằng phần mềm Nastran. Chi tiết có dạng chữ T (giống người đứng giang 2 tay ) đặt lực vuông góc với mặt đất xuống đỉnh đầu. Và gây ra 2 phản lực theo hướng ngược lại ở 2 cùi chỏ. Khoản cách giữa 2 cùi chỏ là 800mm. Kết quả phân tích được chuyển vị ở 2 cùi chỏ chỉ 2mm nhưng ứng suất tập trung ở 2 nách lại lên tới 550MPa ( gấp 3 lần ứng suất cho phép của vật liệu ). và safety factor tại nách là bằng 0.
Vậy cho em hỏi. có phải chi tiết chắc chắn sẽ bị phá hủy ở nách không ? nếu vậy thì tại sao chuyển vị lại chỉ có 2mm. có phải phép phân tích bị sai không. Em đã thử đi thử lại đủ các kiểu mà kết quả ko khác nhau mấy.
Xin được các cao thủ chỉ giáo với ạ.
 
H

hoakyanh21

Author
khi dùng phần mềm CAE có một điều rất nguy hiểm là bạn cứ cho thông số đầu vào thì nó sẽ cho bạn kết quả, kết quả đó đúng hay sai thì do điều kiện đầu vào của bạn có đúng không? Vì thế khi phần mềm cho bạn kết quả bạn phải đủ khả năng đánh giá kết quả phần mềm cho ra là đúng hay sai.
Bạn nói rất hay. Nhiều người không hiểu vật lý, không hiểu mô hình đưa vào ansys đúng hay sai, cũng không hiểu chia lưới sao cho đúng. quá nguy hiểm
 
Lượt thích: umy
Q

quân6789

Author
1) CAE là cái gì :

CAE là cái gì ? Chắc có lẽ trong các bạn trẻ mới đụng vào thế giới CAD/CAM/CAE sẽ cảm thấy là một cái gì vĩ đại, đáng sợ còn hơn cả CAD. Thực ra cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Trong bài viết này tôi xin mô tả một cách đơn giản khái quát về CAE.

CAE là thuật ngữ viết tắt của cụm từ "Computer Aided Engineering" . Hán Nhật , Hán Trung và có lẽ Hán Việt (đọc ké theo âm) thì đọc CAE là "Kế toán Cơ Viện trợ Công học", dịch đại cho xuôi theo Việt hóa thì CAE là "Môn công học với sự hỗ trợ của máy tính".Đại khái là vậy, mấy cái vụ ngữ nghĩa này xin dành lại cho các giáo sư Hàn lâm tiếng Việt.

Vậy CAD và khác nhau ra sao và CAE dùng để làm cái gì ? Tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhất cho dễ hiểu. Đó là tấm cản đằng trước của xe hơi. Ngày trước chưa có kỹ thuật CAE thì mấy ông thợ gò , làm khuôn v.v.. cứ theo cái mẫu của ông họa sĩ Design vẽ sẵn làm theo, miễn gắn lên xe thấy nó đẹp là được rồi, không cần biết nó nặng nhẹ, rủi bị tông lộn có bể hay không bể , chết người hay không chết thì họ cũng không cần biết, kiểu giống như chế mấy cái xe bục bịch ở trong nam mà người bắc gọi văn hoa hơn là xe Công Nông vậy. Ở xứ chạy xe tông cái đùng , chết đền 10 triệu tặng thêm cái hòm .Mũ bảo hiểm gấp xếp lại được bán chạy và dân trẻ khoái hơn cái mũ bảo hiểm loại "nồi cơm điện" hoặc bác "hai lúa Tây Ninh" chế máy bay đòi bay chơi coi sinh mạng của mình như giấy mà báo chí khen rầm rầm làm các giáo sư đại học nhà ta ê hề mặt mũi thì cỡ vậy là đủ. Mức độ vẽ , design cái xe như vậy với sự trợ giúp của computer chỉ ngừng ở lãnh vực của CAD.

Nhưng mà thời thế thay đổi,mạng người ngày càng đắt giá hơn thì cái xe với cản gò đại vậy chắc là bán không được vì không biết có an toàn hay không.

Muốn chế chiếc xe có cái cản an toàn thì phải thực nghiệm, tính toán ứng lực, tính độ xung kích, tính hệ số an toàn v.v...Vậy thì chúng bắt đầu đi vô thế giới của CAE, thế giới của các ông kỹ sư thiết kế.

Ngày xưa chưa có Computer thì các ông kỹ sư chế vài chục cái đủ kiểu cho nó va đập để làm thực nghiệm va đập, xung kích xong rồi lựa cái còn "sống sót" ít thương tích nhất gắn vô xe. Sau này cao hơn một chút khi khái niệm FEM ra đời thì kỹ sư tính toán bằng tay, nhưng rồi cũng phải chế thật nhiều để lựa ra được cái tốt nhất, vì cái cản mà ngồi tính tay để tìm cho ra các thông số tối ưu thì tính xong một cái cũng mất vài năm. Mới có chuyện tía của tôi thời năm 60 được người Nhật mướn tính tìm giải pháp để chế 24 con ốc gắn cái động cơ máy bay lên chiếc máy bay YS11 cho nó an toàn, chỉ có 24 con ốc phải ngồi tính tay 4 năm. Thành ra cái thời gian và chi phí làm khuôn, làm thử nghiệm, thực nghiệm rất dài và rất đắt đỏ. Khoảng 15 năm trước thôi , tiền để nghiên cứu thành công một cái cản xe hơi cũng phải mất khoảng 10 đến 30 triệu USD, bạn nào làm khuôn sắt thì biết, một bộ khuôn để chế cái cản thực nghiệm không thôi rẻ nhất cũng khoảng từ 400.000USD trở lên. Thữ chừng chục cái mới lựa ra được một cái như vậy thì công ty cũng "méo mặt" vì tiền nghiên cứu. Để tránh bớt những thực nghiệm lãng phí tiền bạc và thời gian thì người ta phải dựa vào CAE để tìm phương pháp tối ưu gần thực tế nhất.

Như vậy có thể tóm tắt công dụng của CAE là làm các thực nghiệm, tính toán, mô phỏng để tìm phương pháp thiết kế tối ưu nhất , giá rẻ nhất , thời gian nhanh nhất trên máy tính dựa trên các thuật toán FEM v.v...

Khoảng 25 năm trước khi mà kỹ thuật hardware còn yếu và kỹ thuật CAD 3 chiều chưa mạnh như bây giờ thì người dùng ngôn ngữ C hay Fortran để giải các bài toán FEM thì cần thiết phải có những kỹ sư chuyên môn về CAE để đọc các trị số trong kết quả mà máy tính đưa ra để phân tích. Gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật CAD 3D , nhất là ứng dụng của kỹ thuật Solid Modelling thì không cần đến các kỹ sư CAE chuyên môn, các kỹ sư bình thường cũng có thể nhìn , xem kết quả dự đoán các mô phỏng tính toán bằng mắt trên màn hình máy tính. Mặc dầu vậy những bài toán khó như giải tích va đập , xung kích , biến hình lớn thuộc hệ phi tuyến tính cấu tạo giải tích thì vẫn còn cần các kỹ sư CAE chuyên môn để phân tích.

2) Các bước để thao tác CAE đối với một kỹ sư thiết kế
1. Thu thập thông tin : Thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện thiết kế như Cường độ, không gian, Cơ năng v.v..
2. Xử lý thông tin: Xử lý ,sàng lọc các thông tin , điều kiện ràng liên quan đến sản phẩm thiết kế để tìm ra hướng giải pháp và mục tiêu thiết kế.
3. Đưa ra ý tưởng: Đưa ra ý tưởng gần với cấu tạo của sản phẩm nhất. Trong trường hợp này thì chưa cần đến bước vào thao tác CAD vội, bạn chỉ cần vẽ khái quát ý tưởng trên giấy. Nếu bế tắc thì nên tìm chuyện gì vui vẻ để relax, gặp người yêu , đi tắm , uống cafe,đi hút thuốc chẳng hạn , những ý tưởng bất ngờ tốt nhất lại thường xuất phát từ những lúc ta thoải mái trong đầu óc nhất.
4. Chỉnh lý ý tưởng , dự đoán hiện tượng xảy ra trong quá trình phân tích để đi đến quyết định nội dung phân tích: Bạn tự lập một bảng phân tích và cho điểm về các yếu tố cấu thành sản phẩm thiết kế trong các ý tưởng của bạn như Tính năng, phẩm chất, giá thành, tính sản xuất v..v . Sau đó lọc ra ý tưởng nào điểm cao nhất thì xử lý trước , cái nào điểm ít hơn thì xử lý sau. Từ đó bạn có thể dự đoán tìm ra các khuyết điểm của sản phẩm dự định thiết kế.
5. Dùng CAD để design sản phẫm theo ý của bạn hay của khách hàng.
6. Bắt đầu bước vào CAE. Có 3 bước :
* Pre-processing – Dùng preprocessor để soạn những thông số cần thiết để giải tích, định nghĩa các phần tử hữu hạn trong model và các thông số vùng biên, các thông số hoàn cảnh (enviromental factor) v.v..
* Analysis solver – Thựic hành solver để simulation
* Phân tích hình ảnh hoặc các trị số do kết quả đưa ra từ Post-processing

3) Thủ pháp giải tích CAE
Có 3 thủ pháp giải tích CAE là
1) Hửu hạn yếu tố pháp (Finite Element Method, FEM)
2) Hữu hạn sa phân pháp ( Finite difference method; FDM)
3) Biên giới yếu tố pháp. (Boundary element method; BEM)

4) Các lãnh vực ứng dụng CAE và các phần mềm CAE chuyên dụng


Các lãnh vực ứng dụng của CAE là Cơ khí công học, Điện cơ, Điện tử, Kiến trúc, Công chánh, Hóa học. Tùy theo mỗi ngành mà ứng dụng của CAE và phần mềm chuyên dụng khác nhau .Dưới đây là tên các phần mềm CAE chuyên dụng để giải tích cho từng ngành
(Phần trong ngoặc là tên các phần mềm, các bạn cần tham khảo).




Cấu tạo giải tích ( Giải tích kết cấu) ..... ( MSC.Nastran、ANSYS、ABAQUS、Amps、Mpact、CATIA Analysis, MSC.SIMDESIGNER, NX, ADVC)
Giải tích ứng lực ..... (MSC.SIMDESIGNER,MSC.Fatigue、ANSYS, CATIA Analysis, Amps,Abaqus)
Giải tích dao động, chấn động ..... (Abaqus, ANSYS、MSC.Nastran、CATIA Analysis, NX)
GIải tíhc âm hưởng ..... (LMS/VirtualLab.Acustics, Auto-SEA、ANSYS)
Giải tíhc xung kích , va đập ..... (Pam-Crash、LS-DYNA、ABAQUS, RADIOSS, Amps)
Giải tích lưu thể .... (FLUENT、STAR-CD、FLOW-3D、FloWizard、STRAEM、PHOENICS、Pam-Flow、DYNAFLOW、ANSYS CFX、NX)
Giải tích điện từ trường .... (PHOTO-Series、MagNet6、JMAG-Studio、Pam-Cem、ANSYS)
Giải tích cơ cấu ..... (MSC.ADAMS、LMS Virtual.Lab Motion、LMS DADS、FunctionBay RecurDyn、NX)
Giải tích về điện áp ..... (ANSYS)


Đặc biệt trong lãnh vực chế tạo khuôn được ứng dụng rất nhiều.

Khuôn nhựa (3DTIMON、PLANETS、Moldflow、SimpoeMold)
Khuôn dập (Pam-Stamp、JSTAMP-Works、Autoform)
Khuôn đúc (MAGMASOFT、Procast、ConiferCast、JSCAST、ADSTEFAN、CAPCAST、Pam-Cast、AnyCAST)
Khuôn gỗ tạo hình khuôn cát (ArenaFlow)
Khuôn rèn (MSC.SuperForge、DEFORM、FORGE3)
cám ơn a đã chia sẻ
 
U

umy

Author
Bạn nói rất hay. Nhiều người không hiểu vật lý, không hiểu mô hình đưa vào ansys đúng hay sai, cũng không hiểu chia lưới sao cho đúng. quá nguy hiểm
Nhiều người không hiểu vật lý nhưng có lý luận cao cấp thì đưa mô hình nào cũng bẩu là đúng ! Chia lưới kiểu gì miễn có lợi thân thôi. :p:D
... Topic đã 10 năm rồi thì CAE trong nước gần ổn định đến tịt ngòi :confused: , Công nghệ lớn nhiều ngành thua lổ quá mạng !!! o_O

Thôi đành thế nầy: Ai còn muốn đươc Hỗ trợ và hướng dẫn miễn phí thì vào đây:
http://meslab.org/threads/huong-dan-va-ho-tro-lam-cac-do-an-mo-phong-trong-ansys.56095/
Hy vọng bạn hoakyanh21 không làm lửa rơm, bùng cháy và chợt tắc, chỉ một vài bài rồi đi đong ...:rolleyes:
 
Top