Khi dây chuyền dừng lại, trách nhiệm thuộc về cấp trên

Author

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một câu chuyện thú vị trong cuốn “Nghệ thuật đào tạo con người theo phong cách Toyota” nhé.

Chuyên gia huấn luyện Yasushi Okamura khẳng định rằng “Những người cấp trên có sự tín nhiệm là người hiểu rõ trách nhiệm của bản thân, và không sợ hãi khi nhận trách nhiệm đó”.

“Khi đảm nhiệm vị trí xưởng trưởng, tôi đã gặp sự cố dây truyền sản xuất bị dừng trong một thời gian dài. Tôi đã ngay lập tức báo cáo sự việc này với trưởng bộ phận của mình. Tôi nói với cấp trên rằng: ‘Giờ tôi sẽ lên báo cáo với trưởng phòng’.

Khi đó, trưởng bộ phận đã nói ‘Chờ đã, đó là công việc của tôi, cậu hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao dây truyền dừng lại, và nhanh chóng đưa ra các giải pháp để xử lý vấn đề đi’.

Thông thường, trong trường hợp như vậy nhiều cấp trên sẽ nói: ‘Vấn đề xảy ra ở dây truyền của cậu, nên hãy tự đi báo cáo với trưởng phòng và xin lỗi đi’. Bởi vì, khi báo cáo dây chuyền bị dừng lại thường sẽ bị la mắng rất nghiêm khắc.

Tuy nhiên, trưởng bộ phận của tôi đã nhận rõ trách nhiệm của mình và đứng ra xử lý vấn đề. Chính điều đó đã khiến tôi nghĩ mình cũng muốn trở thành một người cấp trên như vậy”.

Chuyên gia đào tạo Teruo Nakajima đã nói rằng “Người cấp trên có sự tín nhiệm là người có thể khiến cấp dưới xem mình như một ‘người cha’ hay không”.

Nói cách khác, người cấp trên đó thể hiện những hành động của mình ra sao, họ có sự nhiệt huyết khi tiếp xúc đối với cấp dưới hay không. Người cấp trên có sự tín nhiệm sẽ làm cho cấp dưới có cảm giác đó không chỉ đơn thuần là một người sếp mà còn như một người cha, một người anh trong gia đình.
 
Top