Khó khăn trong phát triển CAE ở Việt Nam và thảo luận về giải pháp.

thanhlh84

Active Member
Author
Trong những năm qua, với sự đầu tư lớn của rất nhiều công ty Nhật/Hàn/Singapore, CAD/CAM Việt Nam đã có những bước phát triển lớn. Tuy nhiên CAE lại có những bước tiến khá chậm. Nói riêng trong khu vực ASEAN, VN chúng ta thua xa Singapore/Malaysia. Ngang Thái Land, tốt hơn Indonesia/Phillipine. Dựa trên ý kiến có phần chủ quan, mình xin mạn phép nêu một số lý do chính khiến mình phát triển chậm, mong các cao thủ cho ý kiến.

1. Lý do bắt nguồn từ kinh tế và đầu tư:
CAD/CAM phát triển là do các công ty nước ngoài tận dụng nhân công giá rẻ ở VN, công việc đơn giản, tay chân. Trong khi nói đến CAE là liên quan đến nghiên cứu và phát triển(R&D), đòi hỏi rất nhiều chất xám, kiến thức, kinh nghiệm nên các trung tâm R&D thường đặt ở Head Quarter hơn là đặt ở VN và Asean. Tuy nhiên, cũng có một luồng đầu tư từ Hàn, Nhật về VN cho công việc chia lưới (pre-processing). Đây là phần đơn giản nhất của CAE. 10 năm trước Ấn Độ cũng như chúng ta, chỉ làm chia lưới nhưng giờ họ cũng đã biết làm phân tích. Hy vọng 5 năm sau, chúng ta có thể phát triển như Ấn Độ bây giờ.

2. Lý do bắt nguồn từ thiếu người đủ tầm để dẫn dắt:
Hầu hết các bạn biết tương đối về CAE đều đang làm RESELLER cho các hãng phần mềm CAE như Ansys, Hyperworks, Siemens, DS, MSC. Tuy nhiên cũng rất hạn chế về kinh nghiệm. Vì các bạn này chưa từng làm ENGINEERING R&D thực sự ở các công ty của nước ngoài.
Còn các bạn đang làm ở một số công ty nước ngoài về R&D đều chỉ làm xung quanh công việc của họ và thực sự họ LÀM ĐƯỢC nhưng thiếu đi cái nhìn về bức tranh tổng thể.
Còn các tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài thì cũng có những hạn chế nhất định. Họ chỉ nghiên cứu và làm xung quanh phần của họ, và phần mềm họ thích. Ví dụ: có bác thì rất siêu về mô phỏng hàn, nhưng hoàn toàn mù mờ về phân tích va chạm(Crash & Drop Test), hay CFD. Tuy nhiên, không trách được CAE(Engineering) rất rộng, không ai có thể giỏi hết được.

3. Giáo dục:
Các trường ĐH chưa chú trọng nhiều vào nghiên cứu và làm CAE. Không có nhiều các thầy cô có nhiều kinh nghiệm về CAE thì cũng chưa thể mong chờ các bạn sinh viên làm tốt được.
Tài liệu về CAE bằng tiếng Việt cũng rất hạn chế. Hầu hết hiện nay là các tutorial dịch ra từ các phần mềm Ansys, Hyperworks, Abaqus. Trong các tài liệu này rất ít những bình luận, đánh giá chuyên sâu về CAE, gây nhiều khó khăn cho người mới tiếp cận. Người học có cảm giác, càng học, càng chẳng hiểu gì. Và cuối cùng, tài liệu này trở thành công cụ marketing cho các hãng phần mềm.

4. Chi phí phần mềm + phần cứng cao:
Để có thể dùng CAE để giải quyết bài toán thực tế, chúng ta cần có máy tính cấu hình khá mạnh (RAM, CPU, Graphic card), thường phải dùng Workstation (chi phí lên đến vài chục triệu).
Chưa kể những bài toán tính toán lớn, chúng ta cần dùng siêu máy tính(Super Computer, HPC = High Performance Computing). Những siêu máy tính này liên kết các nodes(ví dụ mỗi node có khoảng 8 hoặc 16 core) bằng infinite band để tạo ra Super Computer nhiều core (1000 core). Ví dụ: Nasa có HPC với 10k nodes với 200k cores.
Sau đó, để dùng hiệu quả(Job submit), tránh conflict giữa các người dùng, các HPC này lại cần phần mềm tối ưu hoá lập lịch như PBS works...

....

Giải pháp --> ???

Vấn đề đầu tư thì rất khó để chúng ta can thiệp. Giáo dục cũng cần thời gian.
Mình chỉ mạn phép đề nghị diễn đàn Meslab nên phân chia nhỏ thành từng domain để cho các bạn thích nghiên cứu phần nào thì tập trung nghiên cứu mục đó. Nếu muốn ôm tất cả CAE domain, chắc chắn các bạn sẽ thất bại!!!

Ví dụ:
1, CFD thì các cao thủ Ansys Fluent, Hyperworks, Star CCM có thể nhảy vào thi thố.
2. Structure analysis: các cao thủ Ansys, Hyperworks, Abaqus, Nastran có thể bình luận.
3. Crash Analysis: Hyperworks Radioss, LS-Dyna, PamCrash, Abaqus.
4. Noise & Vibration: MSC, OS, Abaqus, Siemen LMS.
5. Optimization: Msc, OS, Abaqus
6. PreProcessing: Ansys workbench, HyperMesh, HyperView
7. Manufacturing simulation: Stamping simulation: autoform, hyperform, pamstamp, dynaform. Plastic injection mold simulation: moldflow, moldex. Cast simulation: Magma, Novacast, Qform, Procast. Extrude Simulation: Hyperextrude.


Tất cả ý kiến trên đây chỉ là chủ quan của mình. Mong các bạn tiếp tục OPEN đóng góp ý kiến.
 

destiny

New Member
Ðề: Khó khăn trong phát triển CAE ở Việt Nam và thảo luận về giải pháp.

Hi bạn thanhlh84,
Vậy theo bạn thì nên chia như thế nào?
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: Khó khăn trong phát triển CAE ở Việt Nam và thảo luận về giải pháp.

Cảm ơn bạn thanhlh84 về gợi ý cho diễn đàn.

Nhưng thực ra việc chia nhỏ chi tiết diễn đàn ra trong điều kiện bài vở của mảng CAE còn chưa phong phú cũng không tốt lắm. Nó sẽ gây khó khăn cho người muốn đọc (nhiều mục, ít bài) và người mới nhập môn.

Theo mình thì với hoàn cảnh hiện tại, các bạn cứ mở topic, tự bạn nào muốn đi sâu mảng nào thì cứ theo mảng đó, Topic muốn phân biệt thì bạn làm cái [] ở đầu, chẳng hạn như [CFD], [Structure Analysis],...để phân biệt.

Chuyên biệt hoá chủ yếu là do chính những người mở Topic, chứ phân mục diễn đàn thành các mục con thì đơn giản lắm :). Nên các bạn thống nhất được với nhau và có nội dung đủ lớn để phân mảng cho xứng đáng thì nhắn mình phân chia nhé ^^

Cảm ơn sự đóng góp của toàn thể cộng đồng cho sự phát triển CAE tại diễn đàn.
 
Lượt thích: umy

thanhlh84

Active Member
Author
Ðề: Khó khăn trong phát triển CAE ở Việt Nam và thảo luận về giải pháp.

Hoàn toàn đồng ý với anh Tuấn Nova!!! Quan trọng là chất lượng, còn phân chia mục thì đơn giản.
 
M

MRLUC

Ðề: Khó khăn trong phát triển CAE ở Việt Nam và thảo luận về giải pháp.

mình thì thấy CAE là phần mềm hỗ trợ thiết kế sản phẩm sẽ có vai trò vô cùng quan trọng ở hiện tại và tương lai gần.tuy nhiên mình thấy việc chuyển giao công nghệ này ở việt nam đang gặp một số vấn đề khó khăn.thứ nhất là không có trung tâm nào đủ tầm để đào tạo,thứ hai là tài liệu hỗ trợ rất ít và đa phần là tài liệu tiếng anh. thứ ba là giá mua phần mềm quá cao (không mua phần mềm thì đâu có ai chuyển giao công nghệ cho mình đâu.)
vì vậy chắc việt nam vẫn hy vọng vào sự đột phá và mài dùi kinh sử của anh em mình thôi.mọi người cố gắng nghiên cứu và chia sẻ với nhau nhé!
cảm ơn tất cả mọi người!
 
U

umy

@nghiapt1202
A- sư phụ thanhlh84 nơi đây ( chẵng biết có chịu nhận đệ tử ấu thơ nghiapt1202 , mơ mông vòi cao quá chăng ?:rolleyes:)
Đào tạo trực tuyến HyperMesh (Hyperworks) (100% miễn phí)
http://meslab.org/threads/dao-tao-truc-tuyen-hypermesh-hyperworks-100-mien-phi.54480/

B- Nếu xin vào thiếu lâm tự ko lọt, thì tự luyện công theo phái vỏ đang
http://www.altairhyperworks.in/edu/contest/aoc/2013/tutorials-and-downloads.html
Gồm 5+24 tuyệt chiêu, phải đọc tiếng Anh .
- 5 Bài làm (có lời giải) thực tiển
- Có 10 chiêu xem video khó nghe, thì bỏ đi.
- 14 Bài làm đào sâu.
Còn chờ mong, học tiếng việt, thì ... nên tìm chọn nghề khác !!:mad:!!

C- Ansys thì em nên quên đi, chờ 10 năm sau nầy đủ nội công rồi tự học sau.
Dục tốc bất đạt >> luyện công sai trái , bị tẩu hỏa nhập ma đấy !:confused:
 
He he. Anh Nghia PT quyết tâm ghê nhỉ? Em cũng đang cầy sấp mặt, lúc nào nản là phải bật bài hát "Đường đến ngày vinh quang" lên nghe để chiến đấu tiếp. :))))
"Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi
Để ta khắc tên mình trên đời
Dù ta biết gian nan đang chờ đón
Và trái tim vẫn âm thầm
Ta bước đi hướng tới một vì sao

Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao

Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau vai kề vai
Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau

Ngày đó, ngày đó sẽ k xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng"
 

Persious

Active Member
Trong những năm qua, với sự đầu tư lớn của rất nhiều công ty Nhật/Hàn/Singapore, CAD/CAM Việt Nam đã có những bước phát triển lớn. Tuy nhiên CAE lại có những bước tiến khá chậm. Nói riêng trong khu vực ASEAN, VN chúng ta thua xa Singapore/Malaysia. Ngang Thái Land, tốt hơn Indonesia/Phillipine. Dựa trên ý kiến có phần chủ quan, mình xin mạn phép nêu một số lý do chính khiến mình phát triển chậm, mong các cao thủ cho ý kiến.

1. Lý do bắt nguồn từ kinh tế và đầu tư:
CAD/CAM phát triển là do các công ty nước ngoài tận dụng nhân công giá rẻ ở VN, công việc đơn giản, tay chân. Trong khi nói đến CAE là liên quan đến nghiên cứu và phát triển(R&D), đòi hỏi rất nhiều chất xám, kiến thức, kinh nghiệm nên các trung tâm R&D thường đặt ở Head Quarter hơn là đặt ở VN và Asean. Tuy nhiên, cũng có một luồng đầu tư từ Hàn, Nhật về VN cho công việc chia lưới (pre-processing). Đây là phần đơn giản nhất của CAE. 10 năm trước Ấn Độ cũng như chúng ta, chỉ làm chia lưới nhưng giờ họ cũng đã biết làm phân tích. Hy vọng 5 năm sau, chúng ta có thể phát triển như Ấn Độ bây giờ.

2. Lý do bắt nguồn từ thiếu người đủ tầm để dẫn dắt:
Hầu hết các bạn biết tương đối về CAE đều đang làm RESELLER cho các hãng phần mềm CAE như Ansys, Hyperworks, Siemens, DS, MSC. Tuy nhiên cũng rất hạn chế về kinh nghiệm. Vì các bạn này chưa từng làm ENGINEERING R&D thực sự ở các công ty của nước ngoài.
Còn các bạn đang làm ở một số công ty nước ngoài về R&D đều chỉ làm xung quanh công việc của họ và thực sự họ LÀM ĐƯỢC nhưng thiếu đi cái nhìn về bức tranh tổng thể.
Còn các tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài thì cũng có những hạn chế nhất định. Họ chỉ nghiên cứu và làm xung quanh phần của họ, và phần mềm họ thích. Ví dụ: có bác thì rất siêu về mô phỏng hàn, nhưng hoàn toàn mù mờ về phân tích va chạm(Crash & Drop Test), hay CFD. Tuy nhiên, không trách được CAE(Engineering) rất rộng, không ai có thể giỏi hết được.

3. Giáo dục:
Các trường ĐH chưa chú trọng nhiều vào nghiên cứu và làm CAE. Không có nhiều các thầy cô có nhiều kinh nghiệm về CAE thì cũng chưa thể mong chờ các bạn sinh viên làm tốt được.
Tài liệu về CAE bằng tiếng Việt cũng rất hạn chế. Hầu hết hiện nay là các tutorial dịch ra từ các phần mềm Ansys, Hyperworks, Abaqus. Trong các tài liệu này rất ít những bình luận, đánh giá chuyên sâu về CAE, gây nhiều khó khăn cho người mới tiếp cận. Người học có cảm giác, càng học, càng chẳng hiểu gì. Và cuối cùng, tài liệu này trở thành công cụ marketing cho các hãng phần mềm.

4. Chi phí phần mềm + phần cứng cao:
Để có thể dùng CAE để giải quyết bài toán thực tế, chúng ta cần có máy tính cấu hình khá mạnh (RAM, CPU, Graphic card), thường phải dùng Workstation (chi phí lên đến vài chục triệu).
Chưa kể những bài toán tính toán lớn, chúng ta cần dùng siêu máy tính(Super Computer, HPC = High Performance Computing). Những siêu máy tính này liên kết các nodes(ví dụ mỗi node có khoảng 8 hoặc 16 core) bằng infinite band để tạo ra Super Computer nhiều core (1000 core). Ví dụ: Nasa có HPC với 10k nodes với 200k cores.
Sau đó, để dùng hiệu quả(Job submit), tránh conflict giữa các người dùng, các HPC này lại cần phần mềm tối ưu hoá lập lịch như PBS works...

....

Giải pháp --> ???

Vấn đề đầu tư thì rất khó để chúng ta can thiệp. Giáo dục cũng cần thời gian.
Mình chỉ mạn phép đề nghị diễn đàn Meslab nên phân chia nhỏ thành từng domain để cho các bạn thích nghiên cứu phần nào thì tập trung nghiên cứu mục đó. Nếu muốn ôm tất cả CAE domain, chắc chắn các bạn sẽ thất bại!!!

Ví dụ:
1, CFD thì các cao thủ Ansys Fluent, Hyperworks, Star CCM có thể nhảy vào thi thố.
2. Structure analysis: các cao thủ Ansys, Hyperworks, Abaqus, Nastran có thể bình luận.
3. Crash Analysis: Hyperworks Radioss, LS-Dyna, PamCrash, Abaqus.
4. Noise & Vibration: MSC, OS, Abaqus, Siemen LMS.
5. Optimization: Msc, OS, Abaqus
6. PreProcessing: Ansys workbench, HyperMesh, HyperView
7. Manufacturing simulation: Stamping simulation: autoform, hyperform, pamstamp, dynaform. Plastic injection mold simulation: moldflow, moldex. Cast simulation: Magma, Novacast, Qform, Procast. Extrude Simulation: Hyperextrude.


Tất cả ý kiến trên đây chỉ là chủ quan của mình. Mong các bạn tiếp tục OPEN đóng góp ý kiến.
Bài này hay quá anh, bây giờ em mới tìm ra để mà đọc, tuy anh Tuấn Nova đề xuất không phân mục trong CAE, nhưng em thấy anh phân mục thế thì việc tự nghiên cứu về CAE cũng dễ dàng hơn đối với những người có mục đích tự học và nghiên cứu theo những mục đích cụ thể.
Và em xin đóng góp về phần 3. Giáo dục trong bài viết của anh như sau:
Theo quan điểm dựa vào quá trình tìm hiểu thì, những hãng phần mềm CAE như Altair và Ansys đều đang phát hành các phiên bản miễn phí cho sinh viên (Em hiện tại đang dùng và học cách sử dụng phần mềm của Ansys vì Altair chưa cho phép tải Altair Hyperworks) và bao gồm theo đó là những tài liệu training về những phần mềm đó. Tuy việc tự học khá là khó khăn vì còn nhiều kiến thức mở rộng hơn so với kiến thức học thuật được giảng dạy ở Việt Nam, nên đó cũng là một lý do có ít lao động trình độ cao trong những mảng này.
Đó chỉ là ý kiến của em, còn nhiều thiếu sót, mong được anh góp ý thêm và hiểu biết và kiến thức học thuật.
 
Lượt thích: umy
Về CAE mà bảo tự học thì chỉ như ốc sên bò thôi( mà cũng chỉ bò được quãng ngắn, đến tời hạn là ko bò xa thêm được). Mình có 1 gợi ý là nếu bạn nào có nhiều thời gian và thực sự muốn học thì tìm các cty CAE nho nhỏ ở nước ngoài, bảo nó dạy cho rồi mình làm cho nó ( tạm thời dùng cờ zách để học). Khi học ổn ổn rồi, vào việc thực tế sẽ có những cty nó cho mình mượn licence luôn (thậm chí có thể họ đầu tư cho mình cả PC). Tất nhiên tìm được những cty như thế ko phải dễ. Nhưng trong quá trình khoảng 1 năm làm việc và tìm kiếm (tìm cty rồi spam mail) mình tìm được 2 cty cho mình mượn licence phần mềm CAD (sự thực 100%). Miễn là mình học phần mềm, và sau đó làm việc cho họ. Việc này có thể nói là "tay không bắt giặc" nên các bạn cần phải đầu tư thời gian! Good luck!
 

Persious

Active Member
Về CAE mà bảo tự học thì chỉ như ốc sên bò thôi( mà cũng chỉ bò được quãng ngắn, đến tời hạn là ko bò xa thêm được). Mình có 1 gợi ý là nếu bạn nào có nhiều thời gian và thực sự muốn học thì tìm các cty CAE nho nhỏ ở nước ngoài, bảo nó dạy cho rồi mình làm cho nó ( tạm thời dùng cờ zách để học). Khi học ổn ổn rồi, vào việc thực tế sẽ có những cty nó cho mình mượn licence luôn (thậm chí có thể họ đầu tư cho mình cả PC). Tất nhiên tìm được những cty như thế ko phải dễ. Nhưng trong quá trình khoảng 1 năm làm việc và tìm kiếm (tìm cty rồi spam mail) mình tìm được 2 cty cho mình mượn licence phần mềm CAD (sự thực 100%). Miễn là mình học phần mềm, và sau đó làm việc cho họ. Việc này có thể nói là "tay không bắt giặc" nên các bạn cần phải đầu tư thời gian! Good luck!
Cảm ơn lời góp ý của anh ạ, cả hai hướng đều khó ạ, nhưng cái ý mà em nói là tự học ấy không phải là mình chỉ học suông chỉ đọc mà làm theo không hỏi ý kiến ai khác, em thấy việc trao đổi trên diễn đàn với những người có kinh nghiệm về mảng CAE về kinh nghiệm làm thực tế, ngoài ra còn có thể hỏi thêm với các thầy ở trường ĐH (vì em vẫn còn là sinh viên năm 3 còn lâu mới ra trường) để tự bổ sung thêm kiến thức học thuật, chuyên ngành, và cũng không thể thiếu là hệ thống các tài liệu Tutorial Academy của các phần mềm CAE dành cho sinh viên nữa và nguồn video vô cùng phong phú trên Youtube nữa,.... vấn đề ở đây đương nhiên không chỉ là khó mà cần cả tính kiên nhẫn nữa. Dù sao rất cảm ơn ý kiến của anh ạ.
 
@Persious Vấn đề là các cty trong nước và các thầy cũng chỉ có kiến thức giới hạn. Các thầy thì ko làm trực tiếp bao giờ nên kinh nghiệm ít. Các cty VN thì kinh nghiệm cũng còn hạn chế và cũng chẳng cty nào bỏ thời gian đào tạo em. Cty nước ngoài thì khác, họ muốn mình làm cho họ vì chi phí rẻ hơn so với người bên họ làm. Họ thường nghĩ về lợi ích lâu dài hơn. Điều bạn cần làm là thể hiện khả năng, tâm huyết và thuyết phục họ!
 
U

umy

Trích VUDSE:
https://www.facebook.com/groups/vudse/
Levanduc Lvd 31. Januar 2019 um 01:32
Trước tiên xin gửi lời chào thân ái tới toàn bộ cộng đồng CƠ KHÍ VIỆT NAM.Tôi đã đọc nhiều bài viết nói về LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM ??? ??? >>>Một câu hỏi quá rộng :eek:
Nay tôi xin hỏi 1 câu hỏi mang nghĩa hẹp hơn ?
Các bạn nghĩ sao về CAE ??? ???
Tương lại của CAE tại VIỆT NAM LÀ CÓ HAY KHÔNG ???
Làm gì để ứng dụng nó vào VIỆT NAM >> Thực sự đây là câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi mình.
Rất mong có được đóng góp của những người "đã trót" đam mê CAE rồi.(someone like me
;))
Thanks

Thanh le Hoai
5 năm qua mình đã support cho rất nhiều công ty ở VN làm CAE từ oto, hàng không, đóng tàu và điện tử. Tuy mình chỉ làm Hyperworks,(chưa kể phần mềm khác) nhưng thấy phát triển khá nhanh. Nhiều công ty dù quy mô nhỏ cũng sẵn sáng đầu tư phần mềm và dịch vụ support để làm CAE chuyên nghiệp vì họ nhận ra giá trị to lớn của CAE.
Tuy nhiên như Minh Le có nói, chúng ta cần Transform chứ không phải Reform. Cần sự phối hợp của chuyên gia + nhà trường + doanh nghiệp để vượt qua một số khó khăn:
1) Cần chuyên gia có kinh nghiệm về "Simulation Validation" (Test correlation). Nếu chỉ mô phỏng xanh đỏ mà không biết đúng sai ra sao thì đố product development manager dám ký sản xuất hàng loạt.
2) Thiết bị thử nghiệm tương đối đắt và không crack được như phần mềm. Chỉ có doanh nghiệp lớn mới có kinh phí đầu tư hoặc dự án tài trợ cho trường ĐH. Bao năm qua các trường ĐH đua nhau đầu tư bao nhiêu máy in 3D nhưng không có nổi một thiết bị đo tần số riêng.
3) Siêu máy tính để tính bài toán thực tế. Tin vui là hiện nay các trường ĐH đã đầu tư một số HPC Cluster vài trăm cores phục vụ tính toán.
_______________________________________________________________-
về lại nhà MesLab:
Dành cho những người quan tâm tới CAE
https://meslab.org/threads/danh-cho-nhung-nguoi-quan-tam-toi-cae.3203/
 
U
Diễn đàn trí thức trẻ
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfsQnH0KFrbx9gNgw9j_R9kz4LiMzWi-GgoYifeU5YKhGU9LQ/viewform

Đưa chủ đề:
Thúc đẩy phương pháp số vào nghiên cứu và ứng dụng công nghiệp tại Việt Nam
Vào VUDSE, ( https://fr-fr.facebook.com/groups/vudse/permalink/973782596459071/)
mời các bạn góp ý, tham gia thảo luận >> mọi người trong Meslab còn Ai có quan tâm thì tham gia, giúp vui !
Le Hung Tran


Kính thưa quan viên 2 họ, kính thưa cái lọ lục bình, kính thưa các loại kính...
BTC Mini Talk số 5 chúng tôi xin kính gửi tới các quý ông quý bà quý cô quý cậu quý mợ Google Form đặt câu hỏi cho hội thảo trực tuyến online chủ đề :"Thúc đẩy phương pháp số vào nghiên cứu và ứng dụng công nghiệp tại Việt Nam":
https://forms.gle/oGjfvnB3MP7RPdE49
.Hội thảo chúng em được tổ chức vào lúc 14h00 (UTC+7), chủ nhật ngày 18 tháng 10 năm 2020 với chủ đề "Thúc đẩy phương pháp số vào nghiên cứu và ứng dụng công nghiệp tại Việt Nam", được tổ chức qua Zoom với thông tin sau
  • Zoom ID : 915 2633 2414
  • Mật khẩu : 199455
Kính mong cả nhà dành chút thời gian tham gia hội thảo trực tuyến cùng chúng tôi.


 
Top