Khớp nối đàn hồi

  • Thread starter khoa246
  • Ngày mở chủ đề
K

khoa246

Author
Cho em hỏi là khớp nối đàn hồi nối 2 trục có đừong kính lớn hơn nhau khoảng bao nhiêu? và khi chọn thì chọn theo trục dẫn phải không ah.

Món này em hơi ngu các bác đừng cười em nhé :68::68::68::68:
 

toannm86

New Member
chào bạn, nối trục đàn hồi là chi tiết tiêu chuẩn đường kính trục chủ động và trục bị động có đường kính bằng nhau.
 
T

timkiemtuonglai

Author
có thể nói thế này khớp nối đàn hồi cũng có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào tổng thể máy và không gian làm việc
đường kính của trục vào và trục ra có thể khác nhau tuỳ theo cấu tạo
thường khớp nối đàn hồi mục đích giảm chấn động giữa các chi tiết, tăng mômen từ từ làm việc êm, thông thường động cơ n>1000 thì dùng khớp đàn hồi
 
E

englsolid

Author
Khớp nối làm nhiệm vụ truyền chuyển động giữa hai trục, nối các trục ngắn thành một trục dài, khớp nối còn có tác dụng đóng mở các cơ cấu (ly hợp), ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệch của các trục. Tỷ số truyền qua khớp nối bằng 1.
Nối trục là loại khớp nối liên kết 2 trục với nhau. Chỉ có thể thực hiện nối hoặc tách rời hai trục khi dừng máy. Có 3 loại nối trục: chặt, bù, đàn hồi.
Nối trục đàn hồi. Trong kết cấu của nối trục, khâu liên kết có khả năng biến dạng đàn hồi lớn, gọi là khâu đàn hồi. Năng lượng va đập, rung động được tích luỹ vào khâu đàn hồi, sau đó giải phóng dần ra. Do đó hạn chế được các chấn động được truyền từ trục này sang trục kia.
Nhiều nối trục đàn hồi đồng thời cũng là nối trục bù. Do biến dạng của khâu đàn hồi, nối trục có khả năng lựa theo các sai lệch của trục để làm việc
Đường kính của trục vào và trục ra thông thường là bằng nhau, trong một số trường hợp là khác nhau.
Chọn khớp nối cần theo trình tự:
Chọn loại khớp nối: Dựa vào tải trọng, số vòng quay, tính chất làm việc của máy để chọn kiểu khớp nối
Dựa vào đường kính d (trục chủ động) của đoạn cần lắp khớp nối và moomen xoắn T trên trục, tra bảng tìm khớp nối thích hợp
Chúc em học tốt
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đọc các bài viết trên, tớ thấy có mấy vấn đề cần trao đổi thêm ngoài lề:

Xuất phát từ câu hỏi của bạn Khoa246 về tương quan giữa hai đường kính trục trong bộ khớp nối đàn hồi, có lẽ chỉ cần ngắn gọn trả lời là chọn trong phạm vi cộng trừ 20% (tớ tin chắc rằng hồi tớ học thì trong sách có nói rõ điều này, sách bây giờ thì tớ không biết) hoặc một tỷ lệ nào đó là xong, nhưng tớ thấy các bài trả lời đều có vẻ lan man ngoài lề và né tránh đáp án trực tiếp, ngoại trừ 1 bài thì bảo rằng chúng phải bằng nhau.

Nói rằng các trục muốn sử dụng khớp mềm phải có đường kính bằng nhau hiển nhiên là vô lý. Ta có thể mua động cơ điện của hãng A và hộp giảm tốc của hãng B, nếu đường kính trục của chúng khác nhau (thường là như vậy) thì không dùng được à?

Từ vấn đề này, tớ sợ rằng sách vở bây giờ thiếu thực tiễn quá hay sao? Trả lời như trên không ổn đã đành, với các bài không trả lời trực tiếp khác thì phải chăng đây là vấn đề mà nhiều người không biết? Có bài nêu ra những cụm từ thật hoành tráng và những thuật ngữ đầy chất học thuật mà những trí tuệ thông thường có lẽ khó hấp thu. Tớ rất mong các bạn đã nhiệt tình tham gia thảo luận trong topic này đừng giận!

Chắc hẳn các bạn đã đọc nhiều tài liệu kỹ thuật của nước ngoài, sẽ thấy trong đó trình bày mọi vấn đề một cách rất trực quan và đơn giản. Tớ nghiệm thấy rằng những người càng thông minh thì nói và viết càng giản dị và dễ hiểu, tớ thường noi theo phương châm này và mong các bạn cố gắng rèn luyện kỹ năng biết đơn giản hoá những cái phức tạp.

Về kích thước trục thì tớ đã nêu trên rồi, còn về chức năng giảm chấn thì phải hiểu là cái "chấn" đó là do chính bộ khớp nối đó tự gây ra và nó cần có cơ chế bổ khuyết cho nhược điểm này, đây hoàn toàn không phải là ưu điểm của bộ khớp nối. Nếu cần giảm chấn thuần tuý do yêu cầu công nghệ, ta không thiếu gì các cơ cấu còn tuyệt vời hơn.

Thực tế thì không phải nối trục là cách tốt nhất, tốt nhất là không phải nối. Nhưng nếu động cơ và giảm tốc mà ta có được lại từ các nhà chế tạo khác nhau thì việc nối các trục đó là bắt buộc. Nếu đảm bảo được các điều kiện lắp ráp chính xác thì lắp trục cứng là tốt nhất và kinh tế nhất, nhưng thường thì ta không đáp ứng được điều kiện này. Khớp nối mềm (đàn hồi) ra đời chính là để giải toả khúc mắc trên.

Khớp này chấp nhận được các sai lệch nào đó về sự lệch tâm, lệch góc và cả sự khác biệt đường kính trục nữa, yếu tố "đàn hồi" chính là để tạo ra những khâu "bổ chính" cho những lệch lạc đó chứ không hề là ưu điểm của loại khớp nối này. Tính năng đàn hồi có được là nhờ những kết cấu dạng lò xo hoặc vật liệu chất dẻo đảm đương.
 
Tôi không biết gì về truyền động nhưng đoán chừng " khớp nối đàn hồi " là "flexible coupling " nên google thử xem thì có nhiều tài liệu lắm ! dầu sao cũng đã tốn công search nên cũng post lại ,hy vọng không bị lạc đề.
Về lý thuyết thì nhiều ,điển hình như :

http://books.google.com/books?id=b2...m8GdDw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1

Câu hỏi của khoa246 là
"Cho em hỏi là khớp nối đàn hồi nối 2 trục có đừong kính lớn hơn nhau khoảng bao nhiêu?và khi chọn thì chọn theo trục dẫn phải không ah."

Câu hỏi có hai phần,phần sau là: "và khi chọn thì chọn theo trục dẫn phải không ah "

Lovejoy corporation là nhà sãn xuất coupling lớn nên ta tìm câu trả lời ở phần " technical resources " ở website của công ty này.

Sorting Out Flexible Couplings

http://www.lovejoy-inc.com/content.aspx?id=598

Còn vấn đề đầu tiên của câu hỏi " Cho em hỏi là khớp nối đàn hồi nối 2 trục có đừong kính lớn hơn nhau khoảng bao nhiêu? "

Anh DCL đã trả lời : " tớ tin chắc rằng hồi tớ học thì trong sách có nói rõ điều này, sách bây giờ thì tớ không biết "
Ta lại tìm xem bây giờ thì tỉ lệ như thế nào ở đây:

http://www.lovejoy-inc.com/content.aspx?id=286

Trong này có đoạn :

The Beam, Bellows and Mini Disc designs all have a single piece construction, so only one part needs to be selected. The GS curved jaw, Oldham, Mini Soft, and Mini Jaw designs have a three piece constructions, consisting of two hubs and an insert. When the shaft size of the driver and driven are the same diameter, the hubs will be the same. When the shaft diameters differ, the hubs selected will differ accordingly

Như vậy các loại được bôi đậm được dùng nối trục khác kích cở.
Ta lại vào catalog xem :

http://www.lovejoy-inc.com/uploadedFiles/Catalogs/MotionControlV7wocovers.pdf

Thì thấy như sau :



Như vậy tỉ lệ kích thước của hai trục khác biệt đã khá nhiều.
Còn vật liệu chất dẻo mà anh DCL nhắc đến chắc là cái Elastomeric coupling.

Tôi đang làm thầy bói đoán mò,nếu tôi đoán sai cụm từ " khớp nối đàn hồi" thì xin cứ xem đây là tài liệu tham khảo thêm nhé.

sv
 
E

englsolid

Author
Cám ơn chú Lăng nhé, vì thực ra ở trường bọn cháu cũng chỉ được học đến vậy, kinh nghiệm thì ít. Cháu có đi vào 2 câu trả lời đó đấy chứ.
Đường kính của trục vào và trục ra thông thường là bằng nhau, trong một số trường hợp là khác nhau.
Chọn khớp nối cần theo trình tự:
Chọn loại khớp nối: Dựa vào tải trọng, số vòng quay, tính chất làm việc của máy để chọn kiểu khớp nối
Dựa vào đường kính d (trục chủ động) của đoạn cần lắp khớp nối và moomen xoắn T trên trục, tra bảng tìm khớp nối thích hợp. (Cái này nói rõ hơn phải dựa vào cái gì chứ không phải chỉ riêng trục chủ động)
“chỉ có điều là cách diễn đạt hơi kém”. Có người đã từng nói, có hai hạng người được xếp nguoi giỏi là: Nói 1 vấn đề gì đó ai cũng hiểu và nói 1 vấn đề nào đó không ai hiểu.
:25:
 
L

letu8787

Author
Ðề: Khớp nối đàn hồi

cảm ơn bạn nhá mình tra được rùi
 
N

ngochoi

Author
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Khớp này chấp nhận được các sai lệch nào đó về sự lệch tâm, lệch góc và cả sự khác biệt đường kính trục nữa, yếu tố "đàn hồi" chính là để tạo ra những khâu "bổ chính" cho những lệch lạc đó chứ không hề là ưu điểm của loại khớp nối này. Tính năng đàn hồi có được là nhờ những kết cấu dạng lò xo hoặc vật liệu chất dẻo đảm đương.
Theo sách tính toán hệ thống dẫn động cơ khí tập 2 ( tác giả Trịnh Chất- Lê Văn Uyển) trang 67 mục 16.3 có viết: " Nhờ có bộ phận đàn hồi cho nên nối trục đàn hồi có khả năng: giảm va đập và chấn động, đề phòng cộng hưởng do dao động xoắn gây nên...".
Nhưng thày DCL có quan điểm trái ngược, xin thày chỉ rõ thêm về quan điểm của thày.
Cảm ơn thày!
 
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Theo sách tính toán hệ thống dẫn động cơ khí tập 2 ( tác giả Trịnh Chất- Lê Văn Uyển) trang 67 mục 16.3 có viết: " Nhờ có bộ phận đàn hồi cho nên nối trục đàn hồi có khả năng: giảm va đập và chấn động, đề phòng cộng hưởng do dao động xoắn gây nên...".
Nhưng thày DCL có quan điểm trái ngược, xin thày chỉ rõ thêm về quan điểm của thày.
Cảm ơn thày!
Thầy DCL phân tích rất chính xác về mặt lý luận không có gì phải thắc mắc .
Khi nối 2 trục với nhau không bao giờ đạt đồng trục tuyệt đôi cả ( cho dù có lý giải thế nào cũng không đạt ) chính vì thể khớp đàn hồi ( có khả năng khử những lực bẻ ngang do không đồng trục khi quay tốc độ n vòng/phút ) và việc này đồng nghĩa với việc giảm chấn động do sự không đồng trục này sinh ra ( giảm va đập cũng vậy ).

Mình thấy thầy DCL giải thích còn dễ hiểu hơn sách có lý luận và không có gì phải thắc mắc về mặt lý thuyêt bởi nhiều khi sách chỉ đưa ra vài cái cơ bản.
 
Last edited:
N

ngochoi

Author
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Thầy DCL phân tích rất chính xác về mặt lý luận không có gì phải thắc mắc .
Khi nối 2 trục với nhau không bao giờ đạt đồng trục tuyệt đôi cả ( cho dù có lý giải thế nào cũng không đạt ) chính vì thể khớp đàn hồi ( có khả năng khử những lực bẻ ngang do không đồng trục khi quay tốc độ n vòng/phút ) và việc này đồng nghĩa với việc giảm chấn động do sự không đồng trục này sinh ra ( giảm va đập cũng vậy ).

Mình thấy thầy DCL giải thích còn dễ hiểu hơn sách có lý luận và không có gì phải thắc mắc về mặt lý thuyêt bởi nhiều khi sách chỉ đưa ra vài cái cơ bản.
Sự không đồng trục làm sao sinh chấn động được.
Chấn động chỉ phát sinh khi có lệch về tốc độ thôi chứ cậu.
 
V

vovi

Author
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Mình không đồng ý vài điểm ở câu trả lời của DCL:
Theo bác DCK nói "
Về kích thước trục thì tớ đã nêu trên rồi, còn về chức năng giảm chấn thì phải hiểu là cái "chấn" đó là do chính bộ khớp nối đó tự gây ra và nó cần có cơ chế bổ khuyết cho nhược điểm này, đây hoàn toàn không phải là ưu điểm của bộ khớp nối. Nếu cần giảm chấn thuần tuý do yêu cầu công nghệ, ta không thiếu gì các cơ cấu còn tuyệt vời hơn.
Thực tế thì không phải nối trục là cách tốt nhất, tốt nhất là không phải nối. Nhưng nếu động cơ và giảm tốc mà ta có được lại từ các nhà chế tạo khác nhau thì việc nối các trục đó là bắt buộc. Nếu đảm bảo được các điều kiện lắp ráp chính xác thì lắp trục cứng là tốt nhất và kinh tế nhất, nhưng thường thì ta không đáp ứng được điều kiện này. Khớp nối mềm (đàn hồi) ra đời chính là để giải toả khúc mắc trên.
Khớp này chấp nhận được các sai lệch nào đó về sự lệch tâm, lệch góc và cả sự khác biệt đường kính trục nữa, yếu tố "đàn hồi" chính là để tạo ra những khâu "bổ chính" cho những lệch lạc đó chứ không hề là ưu điểm của loại khớp nối này. Tính năng đàn hồi có được là nhờ những kết cấu dạng lò xo hoặc vật liệu chất dẻo đảm đương.
Mình xin có ý kiến khác:
-Khớp nối làm nhiệm vụ truyền chuyển động từ chi tiết này sang chi tiết khác nên nó không thể tự gây ra "chấn" được, còn "chấn" ở đây thì có nhiều bộ phận gây ra: như động cơ,rung động do các chi tiết máy chuyển động tương đối với nhau, rung động do máy tác động tới đối tượng làm việc....
Bộ phận khớp nối đàn hồi có tác dụng hạn chế được các rung động từ trục này sang trục kia, khớp nối cứng không có tác dụng này. Đây chính là một trong những ưu điểm của nó.
-Mình xin hỏi bác DCL khi không có bộ phận nối trục thì những khó khăn này sẽ giải quyết như thế nào:khi sản xuất, lắp giáp và sửa chữa ( với những máy nhỏ mình không nói tới mình nói tới là những mày và dây truyền lớn).? Khi đó không có bộ phận nối trục có phải là kinh tế nhất hay không.?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Theo sách tính toán hệ thống dẫn động cơ khí tập 2 ( tác giả Trịnh Chất- Lê Văn Uyển) trang 67 mục 16.3 có viết: " Nhờ có bộ phận đàn hồi cho nên nối trục đàn hồi có khả năng: giảm va đập và chấn động, đề phòng cộng hưởng do dao động xoắn gây nên...".
Nhưng thày DCL có quan điểm trái ngược, xin thày chỉ rõ thêm về quan điểm của thày.
Cảm ơn thày!
Trời ơi, cái cậu ngochoi này! Tớ không phải là thày giáo nên hơi xấu hổ khi được (hay bị) gọi là "thày".

Bài trên tớ viết khá lâu rồi, lại dựa trên kiến thức còn lâu hơn nữa, nên hơi lúng túng trước câu hỏi của cậu. Trước hết, cần thừa nhận rằng mớ kiến thức cóp nhặt của tớ không thể bằng các thày giáo chính hiệu và lại đúng trong lĩnh vực chuyên môn của họ được rồi.

Sau đó, cho tớ cơ hội giải thích: trong ngữ cảnh của topic, chúng ta đang bàn đến 1 loại khớp nối đàn hồi thông dụng dùng để truyền động giữa các trục đồng tốc nhưng chưa chắc đồng tâm, rất phổ biến trong lĩnh vực cơ khí thông thường, và loại khớp nối này được gọi là "khớp nối trục đàn hồi". Với loại khớp nối này, ta có thể lắp ráp và căn chỉnh khá đơn giản giữa các khâu động cơ - giảm tốc - máy móc dù cho chúng có độ lệch tâm trục với mức độ nào đó. Cũng với những nguyên lý này, nhưng với trình độ chế tạo cao hơn, hiện nay ta thấy khá nhiều hệ thống mà trục động cơ lắp luôn bánh răng đầu vào của hộp giảm tốc còn trục ra của hộp giảm tốc chính là trục vào của máy móc. Như vậy là nếu có thể thì ta không cần có thêm các khớp nối trung gian làm gì.

Với những cơ chế truyền động có yêu cầu đặc biệt về giảm chấn, lệch pha v.v... người ta cũng đã chế tạo ra những cụm chi tiết đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt đó, chúng cũng có thể hoạt động theo cơ chế đàn hồi của vật liệu mềm và kiêm luôn chức năng khớp nối, nhưng tớ không liệt loại này vào nhóm "khớp nối trục đàn hồi" nêu trên. Nếu quan niệm này không chính xác thì tớ xin tiếp thu và cập nhật quan niệm mới này.
 
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Sự không đồng trục làm sao sinh chấn động được.
Chấn động chỉ phát sinh khi có lệch về tốc độ thôi chứ cậu.
Một trục chủ động truyền cho trục bị động thì làm gì có lệch tốc độ . Nếu cậu nói vậy thì tức là nối cứng lại là được.
Ở đây vấn đề là khi nối 2 trục nếu bị lệch trục thì sinh ra lực bẻ ngang đó chính là nguyên nhân chấn động.
Mặt nữa nếu lệch trục thì đương nhiên mật đối xứng trục xoay ( trục xoay hiển nhiên là trục chủ động còng trục bị động chie là khâu mang theo), trục xoay tốc độ lớn mà khối lượng các khâu không đối xứng cũng là vấn đề lớn gây chấn.
 
Last edited:

Forzet

New Member
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Cho em hỏi là khớp nối đàn hồi nối 2 trục có đừong kính lớn hơn nhau khoảng bao nhiêu? và khi chọn thì chọn theo trục dẫn phải không ah.

Món này em hơi ngu các bác đừng cười em nhé :68::68::68::68:
Đọc mãi mới hiểu khớp nối đàn hồi của các bác ở đây gọi là Coupling, có nhiều loại: Tyre/Flex Coupling - Khớp nói bánh cao su, FRC/JAW Coupling - Khớp nối vấu, một số loại đặc biệt như Chain Coupling - Khớp nối xích, Gear Coupling - Khớp nối răng...

Các loại khớp nối này có kích thước khác nhau, thông thường để chọn khớp nối thì khách hàng phải cung cấp dk trục 2 đầu, từ đó khớp nối thông thường được gia công lỗ mồi nên khách sẽ tự gia công về đúng dk trục thôi. Chứ ko ai đi chọn khớp nối rồi mới gia công trục cho vừa khớp nối đấy.

Còn trả lời như Vovi là chuẩn rồi: Trường hợp tốt nhất là KHÔNG có khớp nối, đảm bảo tỉ số truyền, momen xoắn, bảo toàn 100% công suất, ko rung động. Tuy nhiên hầu hết lại không xảy ra trong thực tế vì phần thiết bị công tác (quạt/cánh bơm) khác với thiết bị dẫn động (motor) nên mới sinh ra anh Khớp nối để 2 anh ý quan hệ với nhau. Do 2 anh ý quan hệ nhưng vì bản thân giữa kết cấu Khớp nối ko thể "cứng" tuyệt đối nên tất nhiên sẽ sinh ra độ ồn.

Còn vấn đề giải quyết độ lệch trục là do bản chất chả bao giờ 2 ông trục lại đồng tâm tuyệt đối, do vậy, ông Khớp nối cũng sinh ra để "bù trừ độ lệch trục này".

Ngoài ra, để tưởng tượng là nếu 2 trục bị lệch mà khoá cứng rồi cho hoạt động thì độ ồn sẽ phát sinh rất lớn từ phía vòng bi do toàn bộ hiện tượng lệch tâm sẽ áp lên cả 2 vòng bi => Khớp nối mềm giải quyết bài toán này.
 
N

ngochoi

Author
Ðề: Khớp nối đàn hồi

Một trục chủ động truyền cho trục bị động thì làm gì có lệch tốc độ . Nếu cậu nói vậy thì tức là nối cứng lại là được.
Ở đây vấn đề là khi nối 2 trục nếu bị lệch trục thì sinh ra lực bẻ ngang đó chính là nguyên nhân chấn động.
Mặt nữa nếu lệch trục thì đương nhiên mật đối xứng trục xoay ( trục xoay hiển nhiên là trục chủ động còng trục bị động chie là khâu mang theo), trục xoay tốc độ lớn mà khối lượng các khâu không đối xứng cũng là vấn đề lớn gây chấn.
Khi đã có trục chủ động, trục bị động thì tất nhiên có lệch tốc độ.
Lệch trục sinh ra mô men chứ đâu có sinh ra sự chêch lệnh về tốc độ.
 

silhouette

Active Member
Và cuối cùng tổng hợp lại thì mỗi loại có các ưu nhược điểm riêng, hạn chế của khớp nối trục đàn hồi là không truyền được tải lớn. Ví dụ giữa hydraulic motor và gearbox thì sử dụng spline coupling do quay chậm và truyền tải lớn. Còn trước đây mình cũng đã gặp trường hợp trục trên electric motor là then bằng, trên hộp số thì là spline, phải làm cái trục một đầu làm lỗ then bằng một đầu shaft spline cộng thêm cái spline adaptor để lắp vào hộp số, gia công cái housing để align giữa hai unit.
Designer có thể dựa vào bảng dưới mà lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu trong lĩnh vực của mình:

1593590930706.png
https://www.machinedesign.com/autom...re-the-differences-between-flexible-couplings
 
Last edited:
Top