Khuôn ép nhựa (hỏi và tìm tài liêụ)

  • Thread starter tuvd
  • Ngày mở chủ đề
T

tuvd

Author
Em đang làm ĐA về khuôn ép nhựa nhưng tài liệu quá ít đang mắc câu " các hệ thống rãnh dẫn hướng và cổng phân phối" Bác nào có đáp án xin chỉ giúp hoặc cho biết nó nằm trong tài liệu nào? Xin cảm ơn nhiều!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
cụ thể là bạn không hiểu ý nghĩa của cụm từ trên hay không hiểu nguyên lý làm việc của nó?
Tài liệu thì bạn có thể tìm hiểu trong các sách về khuôn nhựa được bán ở các rạp sách kỹ thuật.
 

QuyenQCM

Active Member
sách về khuôn mẫu thì chẳng có quyển nào ra hồn(tiếng việt)
có thì nên tìm mấy cuốn mang từ nc ngoài về ấy
 
Sách tiếng Việt thì có quyển sách của Thầy Vũ Hoài Ân đang công tác tại viện IMI có bán . Quyển này khá cơ bản và đầy đủ được tổng hợp theo mình rất nhiều từ các tài liệu nước ngoài .Có vài bạn SV có uống cafe và hỏi mình .Mình chỉ đến thẳng viện IMI hỏi bảo vệ muốn mua quyển sách thiết kế khuôn là có ngay , sách này hình như không lưu hành rộng rãi bán trên các nhà sách
- Viện IMI nằm trên đường Láng Hạ

Trên diễn đàn cũ có bạn matt có load lên quuyển sách này nhưng chất lượng hình ảnh không đẹp do bản gốc đã sấu rồi , theo tôi nên mua cho dễ đọc và nghiên cứu
 
có một tài liệu tôi nghĩ là tương đối hay đã được một bạn up lên .
Bạn vào phần chia sẻ tài liệu để tìm nhé
Chúc thành công !
 
A

alibabano1

Author
hai1978 viết:
Sách tiếng Việt thì có quyển sách của Thầy Vũ Hoài Ân đang công tác tại viện IMI có bán . Quyển này khá cơ bản và đầy đủ được tổng hợp theo mình rất nhiều từ các tài liệu nước ngoài .Có vài bạn SV có uống cafe và hỏi mình .Mình chỉ đến thẳng viện IMI hỏi bảo vệ muốn mua quyển sách thiết kế khuôn là có ngay , sách này hình như không lưu hành rộng rãi bán trên các nhà sách
- Viện IMI nằm trên đường Láng Hạ
Hehe ! Em là đứa ngồi uống cafe tối hôm đấy với anh đây .
Anh Hải nói đúng đấy , quyển " Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa " của TS. Vũ Hoài Ân viết rất cơ bản và đầy đủ về cách thiết kế khuôn , vật liệu nhựa ........
Sách bán tại Viện IMI 46 Láng Hạ . Cứ vào đấy hỏi sách thầy Ân là có em văn thư sinh tươi ra đón ngay .
Quyển đấy in 1 mặt nên dày cộp . giá bán 60K/quyển .
Mua về mà học.
 

QuyenQCM

Active Member
mình cũng có quyển đó nhưng thấy nó rất sơ sài
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
tuvd viết:
Em đang làm ĐA về khuôn ép nhựa nhưng tài liệu quá ít đang mắc câu " các hệ thống rãnh dẫn hướng và cổng phân phối" Bác nào có đáp án xin chỉ giúp hoặc cho biết nó nằm trong tài liệu nào? Xin cảm ơn nhiều!
Tôi hơi nhiều chuyện, cả nhà thông cảm nhé
cả nhà cho hỏi
Rãnh dẫn hướng có ý nghĩa gì?
Cổng phân phối là sao?
Nếu nói tôi không biết thì mọi người cười chê là tôi giả vờ, nhưng tôi muốn nói đến cách dùng từ. Chúng tôi thường gọi cái mà bạn TUVD gọi "" Rãnh dẫn hướng" là Đường/Rãnh dẫn nhựa. "Cổng phân phối" là Đường/Rãnh phân phối hay Đường/Rãnh chia nhánh.
Nói đến đây, người đã từng va vấp trong nghề chắc hẳn hiểu ý của tôi muốn đề cập. Tôi thắc mắc sao 1 Quốc gia mà lắm ngôn ngữ Nhóm thế? Chẳng nhẽ các trường cũng có ngôn ngữ nhóm?
 

QuyenQCM

Active Member
khuôn mẫu rất mới lạ trong trường,chưa có sách vở với những quy định chung => bị như vậy là phải thui
 

ME

Active Member
1. Dùng từ linh tinh là do nhiều nguyên nhân: hiểu chưa thấu đáo nên dùng... bậy, kẻ dịch sát người dịch thoáng, ngôn ngữ vùng miền... Ở trường thì học thuật ngữ khoa học. Khi đi thực tập mới té ngửa vì dân họ dùng từ khác. Hai bên không thể gặp nhau được. Đó là lúc ban đầu thôi, sau đó vài hôm là hiểu ngay, chẳng trở ngại gì cả. Ngôn ngữ nó có tính "sống" nên chuyện mỗi nơi dùng mỗi khác là chuyện thường.
2. Không nhất thiết phải khăng khăng chỉ dùng 1 thuật ngữ cho một đối tượng. Cả tiếng nước ngoài cũng vậy. Thậm chí người ta còn khuyến khích dùng nhiều từ đồng nghĩa, tránh lập đi lập lại. Bài viết như thế mới hay. Cái này thường thấy trong tiếng Anh. Về góc độ các văn bản kỹ thuật cũng vậy, họ cũng có thể dùng nhiều từ khác nhau cho cùng một đối tượng. Ai không tin tôi liệt kê một số cho mà xem? ;D
3. Cũng nên thống nhất thuật ngữ. Thực tế trong kỹ thuật, tuy người ta có thể dùng nhiều từ cùng mô tả một đối tượng nhưng thường chỉ một hoặc vài từ được sử dụng nhiều mà thôi (cho cùng một đối tượng). Tôi không biết ở VN mình có quy định gì không về việc thống nhất sử dụng thuật ngữ nhưng chúng tôi thường dùng các từ được sử dụng trong các tự điển và sách của NXB KH&KT và lấy đó làm chuẩn.
 

ME

Active Member
Quay lại vài bài post ở trên:
- Nếu cùng 1 đối tượng mà người thì gọi là "Rãnh dẫn hướng", người kia gọi là "Đường/Rãnh dẫn nhựa" thì tôi cho rằng 1 người dùng sai. Hai cụm từ trên không tương đương nhau được (về mặt ngôn ngữ).
- "Cổng phân phối" và "Đường/Rãnh phân phối" cũng không thể tương đương lắm (về mặt ngôn ngữ).
Theo tiếng Việt thì cổng ai cũng hiểu rồi, chắc chắn là khác với đuờng. Không gian của cổng hạn chế hơn so với đường. Trong kỹ thuật đúc thì họ dùng từ GATE nên khi dịch là CỔNG hoăc CỬA.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Em nghĩ rằng thống nhất từ ngữ cho những vấn đề kỹ thuật sẽ tiết kiệm được nhiều vấn đề như Thời gian, tiền bạc, Stress, v.v...
Nếu chỉ vì 1 từ không được hiểu đúng sẽ dẫn tới nhiều phiền toái. Ví dụ như việc ngoài Bắc gọi là cái mặt Bích thì trong Nam lại gọi là cái Đầu/tấm bạc đạn (hình như thế) thì khi phải trao đổi qua điện thoại để giải quyết công việc sẽ làm 2 người cùng bực mình. 1 người thì chỉ là ngay ở đó, 1 người bảo chẳng thấy gì thì cũng lắm chuyện lắm.
Ví như việc người Làng Rùa đi đặt gia công Cối đột thì họ gọi điện đến cơ sở ngoài Hà Nội hỏi xem có làm được KHUÔN BÀN không? người HN sẽ tưởng ông khách sộp nên nhận lời ngay, đến khi gặp thì mới tá hỏa nhận ra cái KHUÔN BÀN không to hơn bàn tay đứa trẻ con và chỉ là 1 mảnh cối đột đang cần gia công cắt dây.
Cũng thật lạ, chắc 2 trường Đại học lớn là Bách khoa HN và Bách khoa Tp HCM không thống nhất được từ ngữ thì mới nảy sinh ra nhiều ngôn ngữ lạ tai ấy.
 
T

trieuchau

Author
hai1978 viết:
Sách tiếng Việt thì có quyển sách của Thầy Vũ Hoài Ân đang công tác tại viện IMI có bán . Quyển này khá cơ bản và đầy đủ được tổng hợp theo mình rất nhiều từ các tài liệu nước ngoài .Có vài bạn SV có uống cafe và hỏi mình .Mình chỉ đến thẳng viện IMI hỏi bảo vệ muốn mua quyển sách thiết kế khuôn là có ngay , sách này hình như không lưu hành rộng rãi bán trên các nhà sách
- Viện IMI nằm trên đường Láng Hạ

Trên diễn đàn cũ có bạn matt có load lên quuyển sách này nhưng chất lượng hình ảnh không đẹp do bản gốc đã sấu rồi , theo tôi nên mua cho dễ đọc và nghiên cứu
sách của thầy Ân khá đầy đủ nhưng chỉ có phần phun ép (injection). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đùn (extrusion), thổi (blowing), nhiệt định hình (thermoforming) hay khuôn quay (rotational molding)... thì nên kiếm sách nước ngoài mà đọc, chẳng hạn như cuốn Handbook of Plastic Processes mà mình đang sử dụng. Mình mới up lên địa chỉ này, bạn vào đó mà down nhé : http://cid-b7856527e60f5114.skydrive.live.com/browse.aspx/Public?uc=1
 
T

tuan_spkt

Author
Cho em hỏi sách "Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa " của TS. Vũ Hoài Ân ở tp.hcm chỗ nào có bán ạh. Em ở tp.hcm
 
Cho em hỏi sách "Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa " của TS. Vũ Hoài Ân ở tp.hcm chỗ nào có bán ạh. Em ở tp.hcm
bạn hãy ghé tiêm photo kế bên quầy bán giáo trình của trường đhbk (nằm trên đường tô hiến thành mà mua)
 
thuật ngữ "đường hàn" trong lĩnh vực khuôn mẫu có nghĩa là gì?
Ai biết xin trả lời giùm. Thanks
 
Đường hàn là khi 2 dòng chảy nhựa gặp nhau, do sự không hòa trộn tốt giữa hai dòng nhựa này (thường là do sự nguội không đều) làm cho chi tiết đúc có một đường phân biệt (đường ranh giới của hai dòng nhựa).
Kết quả phân tích đường hàn trong Moldflow với miệng phun như hình.
 
Last edited:
@hoangcokhi: Theo mình đường hàn sinh ra do không phải hai dòng nhựa nguội không đều, mà là do hai dòng nhựa bị nguội nên không "hòa vào nhau được" sẽ sinh vết và kết cấu chi tiết chỗ này yếu, dễ bị phá hủy. Đường hàn thường xuất hiện phía sau các vấu, do gặp vấu dòng nhựa sẽ tách làm hai và lại hợp lại phía sau vấu trên khuôn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
+ Do khuôn bị làm nguội nhanh. Nhiệt độ nước lạnh quá thấp và nhanh khiến 2 dòng nhựa chưa kịp hòa trộn vào nhau.
+ Do Áp lực phun không đủ mạnh. Nên 2 dòng nhựa chưa kịp hòa vào nhau
+ Do Đường làm Mát không tốt. Nên bị tập trung quá cao ở phần giao giữa 2 dòng chảy.
+ Do Nhiệt làm chảy Hạt nhựa ko đủ cao. Nên khi vừa điền đầy khuôn đã tự nguội khiến việc hòa chộn giữa 2 dòng chảy không kịp xảy ra.
 
Top