Kiểm Tra Không Phá Hủy

  • Thread starter Hienspk
  • Ngày mở chủ đề
H

Hienspk

Author
Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) là thuật ngữ chỉ các biện pháp kiểm tra cho phép xác định tình trạng bề mặt và bên trong chiều dày của kết cấu mà không ảnh hưởng đến thiết bị. Các phương pháp chủ yếu :

1. Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic test – UT)

2. Chụp ảnh bức xạ hay còn gọi là chụp phim (Radiographic test – RT)

3. Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (Penetrant test - PT)

4. Kiểm tra bằng bột từ (Magnetic particle test – MT)


Trong đó các biện pháp số 1 và 2 (UT và RT) được sử dụng để phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong chiều dày kết cấu, còn biện pháp số 3 và 4 (PT và MT) sử dụng khi cần kiểm tra các khuyết tật nằm trên bề mặt.
1.Kiểm tra siêu âm (Ultrasonic test)

Là một trong những phương pháp dễ áp dụng và chi phí thấp nhất. Người ta phát vào bên trong kim loại các chùm tia siêu âm và ghi nhận lại các tia siêu âm phản xạ từ bề mặt kim loại cũng như từ các khuyết tật bên trong kim loại. Trên cơ sở phân tích các tia phản xạ này, người ta có thể xác định được chiều dày kim loại cũng như độ lớn và vị trí các khuyết tật bên trong kim loại. Với thế hệ máy siêu âm chương trình số vào loại hiện đại nhất Việt Nam hiện nay và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, công việc Siêu âm kiểm tra là một trong những thế mạnh của Trung tâm kiểm định KTAT KV2.
2.Chụp phim (RT):

Giống như tên gọi của nó, trong phương pháp này người ta dùng các chùm tia X hoặc tia phóng xạ gamma để chụp ảnh vật cần kiểm tra. Trong khi việc chụp ảnh thông thường chỉ cho hình ảnh về bề mặt vật chụp, chụp ảnh bức xạ cho phép ghi nhận cả hình ảnh bên trong vật chụp do các chùm tia X, tia gamma có khả năng xuyên thấu. Nếu phương pháp siêu âm đòi hỏi phải xử lý số liệu ngay trong quá trình kiểm tra thì phương pháp chụp phim cho phép lưu lại phim chụp để đọc vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên chụp phim là công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn do liên quan đến việc sử dụng các nguồn phát tia phóng xạ. Với khả năng hiện tại, Trung tâm hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu chụp phim các kết cấu kim loại, mối hàn với phương châm: chất lượng tốt nhất, tiến độ nhanh nhất và giá cả cạnh tranh nhất.
3.Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (PT):

Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ. Trong phương pháp này người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt. Sau khi chờ cho quá trình ngấm kết thúc, người ta loại bỏ hết phần chất thẩm thấu thừa trên bề mặt và tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên cho phép ghi nhận các vết nứt rất nhỏ, mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao. Mặt khác mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư thiết bị, việc kiểm tra PT đòi hỏi người kiểm tra phải thực sự có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ. Phương pháp này thường được Trung tâm kiểm định KTAT KV2 sử dụng như biện pháp kiểm tra bổ sung trong việc kiểm tra các mối hàn sau khi xử lý nhiệt, các mối hàn kết cấu cần trục, v.v.
4.Kiểm tra bằng bột từ (MT):

Mặc dù không sử dụng được với các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ, MT là phương pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao hơn, không đòi hỏi bề mặt kiểm tra phải quá sạch và nhẵn như khi kiểm tra thẩm thấu. MT được Trung tâm KTAT KV2 áp dụng phổ biến trong việc kiểm tra định kỳ các nồi hơi và bình áp lực có nguy cơ nứt cao sau một thời gian sử dụng như bồn chứa NH3 hóa lỏng, các nắp nồi hấp, bình khử khí, bao hơi và bao bùn của nồi hơi nhà máy nhịêt điện, bề mặt ống lò của nồi hơi ống lò ống lửa v.v. Mặt khác chúng tôi cũng thường áp dụng MT như biện pháp kiểm tra bổ sung đối với các mối hàn, chi tiết gia công sau khi xử lý nhiệt. Trong phương pháp này, vùng cần kiểm tra sẽ được từ hoá bằng cách cho tiếp xúc với một nam châm điện đặc biệt được gọi là “gông từ”. Sau khi từ hóa, người ta phun lên bề mặt vùng cần kiểm tra một lớp bột sắt từ (thường có màu đen). Nếu trên vùng kiểm tra không có các khuyết tật hay vết nứt, các hạt sắt từ này sẽ phân bố một cách đều đặn dọc theo các đường sức từ trường. Nếu có các vết nứt hay khuyết tật, các đường sức từ trường bị gián đoạn sẽ làm cho các hạt sắt từ tập trung cục bộ tại vùng có khuyết tật. Bằng việc xem xét kỹ sự phân bố của các hạt sắt từ trên vùng kiểm tra, người ta dễ dàng phát hiện ra các vị trí bị nứt hay có các khuyết tật bề mặt. Trong thực tế để dễ phân biệt vị trí có khuyết tật, người ta thường phun lên bề mặt vùng kiểm một lớp dung môi màu trắng có tác dụng làm nổi bật màu đen của các hạt sắt từ hoặc sử dụng đèn huỳnh quang tia cực tím trong những trường hợp đòi hỏi độ nhạy cao.
Nguồn : http://www.oshvn.org/Dokiem/NDTFull.htm

Tuy nhiên Em thấy ở ngoài phương pháp 3 người ta có thể thay thế đó là dùng dầu và vôi bột để thử (Phương pháp thẩm thấu vôi dầu).

Ngoài ra mọi người giỏi tiếng Anh có thể tham khảo ở các trang web sau sẽ có hình minh họa rõ ràng và đầy đủ hơn.
http://hsc.csu.edu.au/engineering_studies/transport/non_destructive/Non_Destructive_Testing.html
http://www.ndt.net/article/v05n09/berke/berke5.htm.
 
Dạ em xin cảm ơn những kiến thức anh đã post lên!
Em là người mới gia nhập diễn đàn nhưng em cũng biết sơ qua về các phương pháp kiểm tra NDE này.Ngoài 4 phương pháp mà anh nêu ra trong kiểm tra người ta còn có phương pháp VT( Visual Test) - kiểm tra bằng mắt rẩt quan trọng đó.Em xin cảm ơn nhiều và mong được chỉ giáo nhiều hơn.
 
đọc sách thấy có 1 số phương pháp, mình xin bổ sung:
1/ Mắt: phát hiện khi cong,vênh,xước wá nhiều
2/ Gõ nhẹ: với vật đúc, gõ nhẹ = búa con, chỗ có vết nứt hay rỗ sẽ có tiếng kêu ko trong,rè,đục (gõ mà bể chi tiết chắc chết ^^)
3/ Nước: vật dạng hộp kín, có nút kín đậy lại, bơm nước vào trong với áp suất 2-3 atm, chỗ nứt nước sẽ rò ra. Cũng có thể dìm vật vào nước rồi bơm ko khí vào vật, chỗ nứt sẽ có bọt khí nổi lên.
4/ Độ cứng: khi làm việc, kim loại biến chất do nhiệt, ứng suất mỏi,... biểu hiện rõ nhất là giảm độ cứng nên cần kiểm tra độ cứng.
5/ Dầu hỏa: dìm vật từ 15'-30' vào dầu hỏa, rắc bột phấn lên bề mặt vật, chỗ nứt sẽ có dầu hỏa thấm lên làm ướt phấn.
 
L

lasercut

Author
Chào các Pác
E không phải dân KT nhưng làm việc liên quan tới cơ khí, đặc biệt là hàn
E có việc này cần các Pác chỉ giáo.
Số là bên E có cái máy hàn bu lông ( Stud ) của Đức. Về nguyên tắc sau khi bắn 1 phát thì nó phải dính chặt
Nhưng thực tế tỷ lệ dính chỉ khoảng 30-50% thôi( đã ktra dòng của máy , cấu tạo bu lông..cho phù hợp sản phẩm ), cho nên tạm thời bên em phải hàn chân bu lông = máy Tig ( tăng chi phí )
E đã tìm nguyên nhân mà ko rõ
Rất mong các Pác cho em kinh nghiệm, hoặc dụng cụ gì có thể kiểm tra được chất lượng mối hàn Stud (mà ko dùng búa)
Thanksssssssss
phong_vh2005@yahoo.com
 
Bạn có thể nói rõ hơn về cái máy mà bạn đang có không?
Thông số của máy?
Vật liệu bạn hàn? Thép thường hay thép không gỉ?
Đường kinh bulong?
....
Càng cụ thể, càng dễ!
Có vấn đề gì liên quan đến hàn, cứ liên lạc với tôi nhé!
YM: vnmercury
 
Chào các Pác
E không phải dân KT nhưng làm việc liên quan tới cơ khí, đặc biệt là hàn
E có việc này cần các Pác chỉ giáo.
Số là bên E có cái máy hàn bu lông ( Stud ) của Đức. Về nguyên tắc sau khi bắn 1 phát thì nó phải dính chặt
Nhưng thực tế tỷ lệ dính chỉ khoảng 30-50% thôi( đã ktra dòng của máy , cấu tạo bu lông..cho phù hợp sản phẩm ), cho nên tạm thời bên em phải hàn chân bu lông = máy Tig ( tăng chi phí )
E đã tìm nguyên nhân mà ko rõ
Rất mong các Pác cho em kinh nghiệm, hoặc dụng cụ gì có thể kiểm tra được chất lượng mối hàn Stud (mà ko dùng búa)
Thanksssssssss
phong_vh2005@yahoo.com
Chào bạn!!!
Nếu bạn nói rõ hơn thì mình cũng có thể giúp bạn đó!!!
Thứ nhất:Bạn hàn vật liệu gì? Bề dày bao nhiêu??
Thứ hai: Thông số máy hàn lúc bạn hàn là bao nhiêu? dòng nè? thời gian hàn....
Best regards
 
Chào bạn.
Mình làm bên lĩnh vực kiểm tra không phá hủy mối hàn nè!!!Rất mong được trao đổi với bạn về kỹ thuật này.
Về cách kiểm tra thì bạn ní cũng tương đối đầy đủ rồi.Nhưng đùng quên pp kiểm tra bằng mắt nhé!!!Nó rất quan trọng đấy. Và kiểm tra bằng mắt có các thiết bị hổ trợ....
Nhưng quan trọng hơn là thành phần trăm chính xác của các phương pháp.Ví dụ như siêu âm được sử dụng nhiều nhưng độ chính xác của nó khoảng chừng 70% là cao lắm rồi.Còn phương pháp chụp thì hạn chế nhiều mặt nên cũng ít sử dụng.Còn kiểm tra bằng bột từ không được dùng nhiều như chất thẩm thấu(vừa nhanh ,vừa rõ ràng...)he he
Ngoài ra kiểm tra mối hàn(nhất là mối hàn của các bình áp lực) thì người ta còn thử bền trong 10 phút ,thử kín trong 24h theo TCVN.
Có thông tin gì mới về lĩnh vực này nhớ update cho mình nhé! Mail: lycaybong@gmail.com
Best regards
 
Last edited by a moderator:
D

dentech_consult

Author
Chào các bạn,

Trên là một số phương pháp NDT thường gặp nhưng vẫn còn thiếu một số phương pháp khác, ví dụ như:
1. Accoustic Test (AT).
2. Eddie - Curent Test (EDT).
3. Magnetic Flux Test (dùng nhiều trong công nghiệp dầu khí) (MFT).
4. Thermo Imaging Test (TIT).
và còn một số phương pháp khác.

Tuy nhiên tùy theo từng trường hợp sẽ sử dụng phương pháp NDT thích hợp giống như lycaybong đã trình bày. Nếu bạn nào đã học qua lớp tập huấn của Dự án ASIA - LINK (ĐHBK TP.HCM) về kỹ thuật cầu đường do GS. Peter Boehm (giảng về NDT) () và GS. Fritz Hartung (giảng về giáo trình hàn của VSLO) thì sẽ có khá nhiều thông tin thú vị về vấn đề này và sẽ được làm bài test thử cuối khóa tương đượng với trình độ KTV NDT cấp độ II quốc tế. Các phương pháp NDT tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có các cách ứng dụng khác nhau, có thể áp dụng đơn lẻ hay phối hợp một số phương pháp với nhau. Ví dụ trong trường hợp sử dụng PT, ngoài sử dụng chất tẩm màu thường (sơn, chất lấy dấu có màu nổi như đỏ/ vàng), người ta còn dùng chất lỏng có tính phát quang (flourescent) để xử lý và kiểm tra chất lượng của các bề mặt có vết nứt tế vi.
Rất mong được trao đổi thêm với các anh em cùng thích và đang làm việc về NDT.

Thân ái.
 
T

thinhnguyen2002

Author
Xin gửi giúp tôi tài liệu về Hàn không Phá hủy

Thân chào!
Tôi hiện đang làm trong lĩnh vực cán thép. Tôi đang quan tâm tới là Lĩnh vực NDT. Đọc trên web này tôi thấy bài của Anh có rất nhiều thông tin bổ ích và thú vị. đặc biệt là các phương pháp như:
1. Accoustic Test (AT).
2. Eddie - Curent Test (EDT).
3. Magnetic Flux Test (dùng nhiều trong công nghiệp dầu khí) (MFT).
4. Thermo Imaging Test (TIT).
và còn một số phương pháp khác.

dùng chất lỏng có tính phát quang (flourescent) để xử lý và kiểm tra chất lượng của các bề mặt có vết nứt tế vi.
Rất mong được trao đổi thêm với các anh em cùng thích và đang làm việc về NDT.

Chắc là anh có nhiều tài liệu tiếng Anh và tiếng việt về lĩnh vực này. Tôi rất thực lòng muốn học hỏi và tìm hiểu. Anh có thể gửi Mail cho tôi theo địa chỉ: thinhnx@pmfsteel.com.vn, hoặc địa chỉ nào đó tiện cho anh không? Xin chân thành cám ơn trước.

Thanks & Best regards.,
 
Last edited by a moderator:
có một phương pháp kiểm tra rất thích hợp cho những đồng chí hút thuốc
tiện có tàn thuốc lá xoa lên bề mặt để kiểm tra những vết nứt trên bề mặt nhẵn bóng.
:D
 
G

giangle

Author
Chào các Anh (chị)
Hiện tại em đang có vấn đề về kiểm tra vết nứt tế vi của hợp kim đồng. Anh chị nào biết phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra thì chi cho em với.
Em thấy phương pháp kiểm tra chất lỏng có tính phát quang hay quá nhưng chưa có tài liệu để tham khảo thực hiện.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người.
thử gửi: truonggiang_nguyenn21@yahoo.com
 

TYA

Well-Known Member
có 1 cách kiểm tra cl mối hàn : chỉ tiêu bền mỏi. Kt bằng pp rung/lắc với tải trọng động và thời gian thích hợp. Khhoong gãy, không nứt là ok
 
N

nucleus

Author
Bạn Giang nên cho biết cụ thể hơn yêu cầu của bạn là kiểm tra hợp kim đồng có chiều dày bao nhiêu? Hình dạng kết cấu thế nào? Mục đích kiểm tra vết nứt trên bề mặt, gần bề mặt hay dưới độ sâu thế nào?...

Nếu kiểm tra bề mặt và gần bề mặt thì có hai phương pháp thường được sử dụng là thẩm thấu chất lỏng và dòng điện xoáy (dòng FUCO). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và yêu cầu cụ thể, tuy nhiên yêu cầu chung của hai phương pháp này là xử lý bề mặt phải tốt. Hiện nay phương pháp dòng điện xoáy đang được ứng dụng nhiều với những ưu điểm vượt trội như: sạch, nhanh và nhạy.

Nếu kiểm tra vết nứt ở sâu dưới bề mặt thì siêu âm cũng là một lựa chọn vì phương pháp này có ưu điểm kiểm tra được vật liệu dày (độ phân giải với những khuyết tật bề mặt và gần bề mặt lại kém!).:45:
www.visco-ndt.com
www.visco-ndt.com.vn
 
Last edited by a moderator:
P

Phan Huong

Author
Kiem tra khong pha huy

Chào các Pác. Hiện nay tớ làm việc trong một nhà máy sản xuất Pressure Vesel. Về chủ đề của các pác tớ xin đóng góp một số tài liệu.
Các Pác xem nhé.
Nếu có gì thì cứ mail cho mình nhé!
phanhuong.se7ven@gmail.com
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Chào các Pác. Hiện nay tớ làm việc trong một nhà máy sản xuất Pressure Vesel. Về chủ đề của các pác tớ xin đóng góp một số tài liệu.
Các Pác xem nhé.
Nếu có gì thì cứ mail cho mình nhé!
phanhuong.se7ven@gmail.com
Tài liệu đâu vậy bạn? Nếu có thể share được thì upload rồi đưa link cho mọi người.
 
L

lakine

Author
muốn Visual đẳng cấp thì phải có cái cswip 3.0.
Pro hơn thì cswip 3.1. (tui đang luyện để thi đây)
Còn mấy cái pp NDE or NDT thì chỉ cần làm qua thì biết thôi. Trừ RT là chưa thấy chứ mấy pp kia thì thấy và làm hết rồi. RT chỉ đọc film thui. Cơ sở để làm cái này các bác phải có level II.
Ai có ngon thì thi ASNT level 3 về NDE, chỉ cần có cái chứng chỉ này, các công ty trải thảm đỏ mời bác về. Lương khủng - bèo bèo là 3000USD/tháng là ít. Việt Nam mình có khoảng 4 or 5 người có cái này thôi. ha ha
 
muốn Visual đẳng cấp thì phải có cái cswip 3.0.
Pro hơn thì cswip 3.1. (tui đang luyện để thi đây)
Còn mấy cái pp NDE or NDT thì chỉ cần làm qua thì biết thôi. Trừ RT là chưa thấy chứ mấy pp kia thì thấy và làm hết rồi. RT chỉ đọc film thui. Cơ sở để làm cái này các bác phải có level II.
Ai có ngon thì thi ASNT level 3 về NDE, chỉ cần có cái chứng chỉ này, các công ty trải thảm đỏ mời bác về. Lương khủng - bèo bèo là 3000USD/tháng là ít. Việt Nam mình có khoảng 4 or 5 người có cái này thôi. ha ha
A nói nhiều từ nóng quá e không hiểu :1:
NDE là gì vậy
cswip là chứng chỉ kĩ sư giám sát hàn tiêu chuẩn vương quốc Anh hả anh ?
E nghe nói có cswip 3.2 đó , vậy là hàng khủng hả anh (3.0 đẳng cấp ,3.1 pro mà)
Bên em có cấp chứng chỉ giám sát viên hàn quốc tế DVS của Đức có oke kô anh :106:

ASNT level 3 về NDE có như NDT không ? Nó bao gồm tất cả các phương pháp UT, PT, VT, MT , RT .. ?
 
T

tinhaminhvt

Author
Ðề: Kiểm Tra Không Phá Hủy

NDE có thể hiểm là ở cấp độ NDT nhưng cao hơn một chút, e: evaluation: đánh giá, lượng định. Mang tính qui phạm hơn là chỉ kiểm tra: Testing - thông thường, sự phâm biệt này nói chung mang tính tương đối.
NDE, hay NDT Level III thì đúng như bạn gì nói - là "kinh" lắm, các công ty trải thảm đỏ để mời... nhưng chỉ nên hiểu là UT và RT mới là đáng ở mức độ khó để trải thảm đỏ! MT và PT thì dể hơn nhiều!...ET thì nói chung- trong ngành dầu khí chúng tôi không dùng nhiều lắm, các ngành công nghiệp khác chắc có lẽ dùng nhiều hơn!
CSWIP 3.0 chỉ ở mức độ Visual thôi!
CSWIP 3.1 thì khó hơn, tuy nhiên, vì ở VN quy trình đi ngược, tức học kĩ sư trần ai bốn năm năm trời rồi lại ra làm ngược lại là học kiểm định hàn, nói chung, 3.1 có độ khó cũng xứng đáng để có mức lương cao! Song, ở nước ngoài, thợ hàn có kinh nghiệm có thể học và lấy chứng chỉ này dể dàng!
3.2 thì thực sự phải có kiến thức về công nghệ hàn ở mức chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều!
tôi biết một số người nước ngoài có 3.2 CSWIP - học có kiếm thức cực tốt về khoa học vật liệu, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc kim loại, kiến thức về luyện kim.... tất nhiên, với nền giáo dục đậm chất chuyên môn cao của họ - thì họ chuyên là điều dể hiểu!
so sánh cái gì cũng khập khiễng, nói chung, nếu bạn phấn đấu có được CSWIP 3.0,3.1,3.2 gì thì đều dể dáng có cviec lương cao cả! Mà theo như tôi thấy, 3.2 hiện nay chỉ mới có người nước ngoài có được!
 
Top