Kiến thức Quản lý sản xuất căn bản

Author

Trong hoạt động sản xuất, có rất nhiều mảng cần quản lý. Nếu những yếu tố căn bản không được quản lý tốt thì khó có thể xây dựng một hệ thống sản xuất như mong muốn.
Trong bài viết này, tongminh34 sẽ giới thiệu với các bạn 11 yếu tố căn bản trong quản lý sản xuất và cách quản lý từng yếu tố riêng biệt.
11 yếu tố căn bản trong sản xuất cần quản lý bao gồm:
  • Quản lý nhóm
  • Quản lý kĩ năng thành viên
  • 5S
  • Quản lý thao tác
  • Quản lý thiết bị
  • Quản lý sản phẩm
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý công đoạn
  • Quản lý mua
  • Quản lý vận chuyển
  • Quản lý an toàn
Nếu một trong những yếu tố trên phát sinh vấn đề, chúng ta sẽ khó có thể thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra. Có thể nói những yếu tố trên chính là nền tảng của hoạt động sản xuất sản phẩm.
Ví dụ, khi 1 thiết bị trục trặc chẳng hạn, đặc biệt đối với hoạt động sản xuất theo dây chuyền thì nó sẽ khiến cả chuyền dừng hoạt động, từ đó không thể tạo ra sản phẩm và không để đạt kế hoạch sản xuất đề ra. Vì vậy, việc quản lý thiết bị là vô cùng quan trọng. Tương tự với các yếu tố khác.
Trong các bài viết sau, mình sẽ đi vào cụ thể hơn từng yếu tố để các bạn có thể nắm được các hiểu biết căn bản về các yếu tố này. Từ đó xây dựng nền tảng cho các kiến thức Quản lý sản xuất ở mức độ sâu hơn.
-------------
tongminh34
 
Last edited:
Author
Chào ace cộng đồng, mình là Minh (tongminh34) - Một người yêu thích ngành sản xuất. Topic này được mình lập với mục đích chia sẻ các kiến thức về Quản lý sản xuất mà mình học được với toàn thể ace cộng đồng cũng như là nơi mình trao đổi, học hỏi từ các ac đang làm việc trong ngành sản xuất của Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, Topic này sẽ tạo được nhiều giá trị cho ace cộng đồng cũng như bản thân mình cũng sẽ học hỏi được nhiều từ những chia sẻ của các ace có kinh nghiệm trong ngành. Cảm ơn mọi người rất nhiều.
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Quản lý nhóm: Yếu tố giúp duy trì động lực của nhân viên
Như mình đã viết ở bài trước, quản lý sản xuất chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn. Đây là những yếu tố cơ bản mà khi làm tốt nó mới có thể quản lý cả hệ thống sản xuất được tốt. Ngược lại chỉ một yếu tố được quản lý không tốt thôi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống sản xuất.

Trong bài viết lần này mình sẽ nói về yếu tố đầu tiên, và với mình thì đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của quản lý sản xuất: Quản lý nhóm. Quản lý nhóm liên quan đến làm việc với con người. Trong công xưởng thì vai trò của con người là vô cùng quan trọng. Máy móc dù có hiện đại đến mấy mà không có người vận hành thì cũng không thể tạo ra sản phẩm.

Một đặc thù nữa trong công xưởng đó là con người làm việc theo nhóm. Bởi vì một cá nhân khó có thể hoàn thành tất cả các công việc, công đoạn. Vì vậy, họ cần làm việc cùng với những người khác. Qua sự cộng tác này, họ giúp đỡ, chỉ bảo, nhắc nhở, thậm chí là phê phán nhau khi cần.

Vì vậy, làm việc theo nhóm không chỉ giúp công việc suôn sẻ hơn mà còn giúp nâng cao năng lực của từng cá nhân. Họ sẽ từng bước trưởng thành hơn qua sự cộng tác với những người khác. Kết quả là năng lực chung của cả nhóm làm việc sẽ được nâng cao hơn.

Nâng cao tinh thần làm việc nhóm không phải công việc riêng của một hai nhóm mà là công việc chung của toàn công xưởng. Bởi vì 1 - 2 nhóm có tinh thần làm việc tốt, hiệu quả làm việc cao không thể bù đắp cho tất cả các nhóm làm việc yếu kém được. Vì vậy, việc triển khai trên quy mô toàn công ty là việc vô cùng quan trọng.

Mình lấy một ví dụ trong các công xưởng tại Nhật, khi một nhân viên mới đến làm việc, bản giới thiệu của họ sẽ được dán lên bảng để thông báo cho mọi người khác trong công xưởng biết. Từ đó các nhân viên cũ sẽ dễ dang biết và giúp đỡ họ để giúp họ sớm hòa nhập với công việc. Hay nhóm QC cũng là một ví dụ, đó là công tác lập nhóm cải tiến chất lượng từ những thành viên với các chuyên môn khác nhau, qua việc cộng tác, họ được cọ sát, nâng cao kỹ năng và gắn kết với nhau hơn sau mỗi dự án, ...

Tóm lại thì quản lý nhóm là YẾU TỐ QUAN TRỌNG giúp DUY TRÌ ĐỘNG LỰC của nhân viên. Đây là điều kiện cần giúp xây dựng một hệ thống sản xuất tiết kiểm chi phí, đảm bảo chất lượng và kì hạn sản xuất.
--------------
tongminh34
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Trong một công xưởng sẽ có máy móc, trang thiết bị, con người, nguyên vật liệu, phương pháp, khách hàng, đối tác, ... Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra một hệ thống sản xuất sản phẩm.

Mình coi sản xuất giống như một trò chơi, nơi mình được cung cấp máy móc, trang thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu, ... Việc của mình sẽ là kết hợp tất cả lại một cách hợp lý. Nếu không có sự KẾT HỢP này, sản phẩm sẽ không thể được ra đời.

Tuy nhiên, nếu sự kết hợp không khéo sẽ tạo ra sản phẩm lỗi > Không bán được. Hoặc chi phí bị đội lên dẫn đến giá thành tăng cao > Sản phẩm sẽ không thể bán được. Như vậy, còn yêu cầu sự kết hợp một cách hợp lý và tối ưu nữa. Vì vậy, việc sản xuất ra một sản phẩm quả thực không hề đơn giản.

Đó là lý do vì sao mà kiến thức Quản lý sản xuất lại quan trọng để có thể quản lý được các yếu tố trên, giúp người làm sản xuất chơi tốt hơn trò chơi sản xuất và tạo ra được những sản phẩm chất lượng, giá thành thấp và đúng kì hạn.
--------------
tongminh34
 
Last edited:

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Quản lý sản xuất sẽ có 3 công việc quan trọng cần phải làm bao gồm:
1. Lập kế hoạch.
2. Thực thi theo kế hoạch.
3. Theo dõi việc thực thi và điều chỉnh tiến độ.

3 việc này được thực hiện lặp đi lặp lại và xoay vòng liên tục.
Nếu không thể làm được 3 việc trên sẽ dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất, tăng thời gian giao hàng dẫn đến ảnh hưởng đến khách hàng cũng như uy tín của công ty. Vì vậy, cần có một hệ thống quản lý sản xuất để nhà máy có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
--------------
tongminh34
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Quản lý thao tác để nâng cao hiệu quả làm việc trong công xưởng.
Quản lý thao tác là một chức năng vô cùng quan trọng trong quản lý sản xuất.
1. Tối đa hóa thời gian tạo giá trị gia tăng
- Trong sản xuất, thời gian chính là một trong những yếu tố quyết định đến thành bại của công ty. Vì khi mà thời gian để tạo ra sản phẩm lớn sẽ dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành. Sản phẩm sẽ khó bán, doanh thu và lợi nhuận công ty sẽ giảm. Trong cùng một khoảng thời gian nếu như sản xuất được nhiều sản phẩm hơn tất nhiên là sẽ tốt hơn.

- Vì vậy, chúng ta luôn cần suy nghĩ để kết hợp nhân lực, máy móc, trang thiết bị, ... một cách hiệu quả để tối ưu hóa thời gian thao tác. Chính vì vậy, việc Kaizen từng chút một các thao tác trong công việc là rất quan trọng (Kaizen là cải tiến liên tục - Một phương pháp tư duy trong QLSX Nhật Bản). Điều này đã được các công xưởng Nhật Bản áp dụng một cách khá triệt để.

- Trong sản xuất, thời gian làm việc của công nhân được chia là 2 phần:
+ Thời gian tạo giá trị gia tăng.
+ Thời gian không tạo giá trị gia tăng.

- Thời gian không tạo giá tri gia tăng là thời gian lãng phí. Ví dụ như thời gian di chuyển, thời gian tìm công cụ dụng cụ, thời gian chờ đợi, ... Đây là những tác nhân chính dẫn đến tăng thời gian sản xuất và tăng chi phí sản xuất.
- Thường thì thời gian không tạo giá trị gia tăng này chiếm tới 50% tổng thời gian sản xuất. Đối với những doanh nghiệp mà mình biết thì thời gian này còn lớn hơn. Nếu không giảm thiểu khoảng thời gian lãng phí này thì khó mà duy trì 3 yếu tố QCD được.

- Ngược lại, thời gian tạo giá trị là thời gian trực tiếp tạo ra sản phẩm, như thời gian lắp ráp, thời gian sơn, ... Vì thế, trong công xưởng người ta luôn tìm mọi cách để Kaizen giúp tăng tỷ lệ thời gian này lên.
321922004_1182782345709775_7719008348425976267_n.jpg
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Xây dựng tiêu chuẩn hóa công việc để rút ngắn thời gian thao tác

+ Trong quản lý thao tác, việc xây dựng tiêu chuẩn tác nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc mỗi nhân viên hiểu và thực hiện công việc theo cách của riêng mình sẽ khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều.
+ Việc thống nhất về một tiêu chuẩn tác nghiệp hiệu quả nhất là rất cần thiết. Nó giúp cho người quản lý sản xuất tính được thời gian tác nghiệp tiêu chuẩn. Từ đó lên được các kế hoạch sản xuất phù hợp.
Những yếu tố trên giúp chúng ta thấy được việc quản lý thao tác là rất quan trọng trong quản lý sản xuất.
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Quản lý vận chuyển trong và ngoài công xưởng
Một công xưởng cũng như một cơ thể sống, và dòng vận chuyển trong và ngoài công xưởng chính là dòng máu của cơ thể ấy. Dòng máu ấy có được lưu thông thông suốt thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

Dòng vận chuyển trong một công xưởng được chia là 2 phần: Dòng vận chuyển bên ngoài và bên trong của công xưởng. Dòng bên ngoài là Nguyên vật liệu, thành phần đầu ra, ... Dòng vận chuyển bên trong là luồng di chuyển của các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, ... giữa các công đoạn trong nhà máy. Do đó, việc quản lý để các dòng này không bị tắc nghẽn là rất quan trọng.

1. Quản lý vận chuyển trong công xưởng.
Nhiệm vụ của quản lý dòng chảy bên trong công xưởng là giúp tăng hiệu quả dòng chảy sản phẩm.
Mình giới thiệu một vài cách giúp tăng hiệu suất vận chuyển trong công xưởng:
- Sắp xếp vị trí đặt chi tiết ở vị trí hợp lý sẽ giúp giảm bớt thời gian vận chuyển.
- Lắp đạt dây chuyền sẽ giúp sản phẩm được vận chuyển giữa các công đoạn hoặc các bộ phận mà không có mặt con người...
2. Quản lý dòng vận chuyển ngoài công xưởng:
2.1 Quản lý vận chuyển chi tiết, nguyên vật liệu.

- Dòng chảy này bắt nguồn từ các nhà cung cấp của công ty.
- Mục đích của việc quản lý dòng này giúp nguyên vật liệu đến đúng nơi, đúng lúc với đúng số lượng. Tránh ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
2.2 Quản lý vận chuyển sản phẩm.
- Dòng chảy này bắt đầu từ kho đến đại lý/ khách hàng.
- Yêu cầu đảm bảo: Chất lượng sản phẩm, tốc độ cao, chi phí rẻ.
 

Minh Nguyen 34

Active Member
Author
Quản lý thu mua với bên ngoài công xưởng.
Quản lý thu mua là quản lý các dòng nguyên vật liệu, chi tiết, ... vào công xưởng và quản lý hoạt động sản xuất bên trong công xưởng.
Không có công ty sản xuất nào có thể sản xuất được tất cả mọi thứ mà sẽ cần nhập nguyên liệu từ các bên để sản xuất sản phẩm của mình.
Ví dụ như công ty may mặc sẽ nhập vải, kim, chỉ, máy khâu, ... từ các đơn vị cung ứng chứ không tự mình làm tất cả những thứ đó.
Chính vì đó thế, việc quản lý thu mua là việc mà tất cả các công ty làm sản xuất đều phải làm, do đó, việc quản lý thu mua cần được quan tâm đúng mức. Khi mà ta quản lý tốt các yếu tố QCD của thu mua thì sẽ giúp nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Quản lý yếu tố chất lượng của chi tiết thu mua từ bên ngoài.
- Trong quản lý thu mua, việc quản lý chất lượng chi tiết đầu vào là vô cùng quan trọng.
- Chi tiết lối sẽ khiến sản phẩm sản xuất ra trở thành phế phẩm. Việc đổi trả, phàn nàn với nhà cung cấp cũng làm mất thời gian, tiền bạc của công ty.
- Vì vậy, quản lý thu mua cần đảm bảo 100% nguyên liệu nhập vào là đạt chất lượng.
- Công ty cần định kỳ làm việc với nhà cung ứng để đăng giá năng lực của họ > Có phương án quản lý hiệu quả.

2. Quản lý yếu tố chi phí của chi tiết nhập từ bên ngoài.
- Việc yêu cầu nhà cung ứng cải tiến công đoạn để làm giảm chi phí sản xuất > giảm chi phí sản phẩm là rất quan trọng.
- Dù chỉ làm giảm một đồng thôi thì trong sản xuất số lượng lớn cũng là đáng quý. Một chi tiết giảm được 100 đồng, một ngày nhập 1000 chi tiết, một tháng nhập 22 ngày > Tiết kiệm được 2tr2 / chi tiết / tháng. Một con số đáng kể phải không các bạn.
- Vì vậy, việc cắt giảm chi phí mua hàng của bộ phận mua hàng là rất quan trọng.

3. Quản lý yếu tố vận chuyển của chi tiết nhập từ bên ngoài.
- Việc quản lý vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành công việc.
- Một sản phẩm được sản xuất từ 1000 chi tiết mà có một chi tiết không được giao đúng hạn thì sản phẩm đó cũng không thể hoàn thành.
- Trong sản xuất, đôi khi cũng cần thay đổi, đẩy / lùi kỳ hạn nhập hàng khi cần thiết.
- Tóm lại, việc quản lý kỳ hạn nhập hàng là rất quan trọng. Muốn làm được tốt việc này, công ty cần chia sẻ kế hoạch sản xuất của mình đến các bên cung ứng để nâng cao sự linh hoạt, thích ứng với mọi sự thay đổi.
 
Author
Quản lý hiện vật tại công xưởng
Trong ngành sản xuất thì phương thức quản lý hiện vật là rất quan trọng. Đồ vật không có chân để di chuyển lung tung, nhưng nếu không có công việc quản lý này thì tình trạng hết nguyên vật liệu giữa chừng, không tìm thấy công cụ cần thiết khi cần, ... sẽ xảy ra thường xuyên.

Nguyên tắc của quản lý hiện vật là: "Đồ vật cần thiết được đặt đúng nơi cần thiết".

Nguyên tắc này giống với S2 - Sắp xếp trong quy tắc 5S nổi tiếng.

Ví dụ như khi chúng ta quyết định sẵn chủng loại, số lượng bán thành phẩm A lưu trữ tại vị trí A1 và lưu nó lại trong sổ quản lý. Khi một người khác cần dùng để bán thành phẩm A, anh ta có thể dễ dàng check xem số lượng A còn lại là bao nhiêu, có đủ sử dụng hay không, nếu không đủ thì cần nhập thêm bao nhiêu, rồi vị trí để A ở đâu. Từ đó rút ngắn thời gian tìm kiếm, hạn chế việc hết nguyên liệu giữa chừng, thậm chí là không để việc lẫn các sản phẩm lỗi vào các sản phẩm đạt chất lượng, ...
Cần có sự đồng bộ giữa hiện vật và thông tin
Hiện vật là chi tiết, bán thành phẩm hay sản phẩm. Thông tin là trạng thái, số lượng, vị trí, ... của hiện vật được lưu lại trong sổ sách.
VD: 50 lõi lọc RO được để tại vị trí A1, ...

Số lượng trong kho cần khớp với thực tế. Nhà quản lý sản xuất dựa vào các số liệu trong sổ sách để lập các kế hoạch sản xuất. Nếu số liệu này không khớp với thực tế sẽ dẫn đến những lãng phí không đáng có.
VD: Số lượng trong kho ít hơn thực tế > Thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Số lượng trong kho nhiều hơn thực tế > Nhập thừa, lãng phí không gian diện tích lưu trữ.
Vì vậy, việc đảm bảo số lượng và thông tin trong sổ sách ăn khớp là rất quan trọng, và phải được duy trì liên tục.
 
Chào bạn.
Các nội dung bạn đưa tương đối hợp lý.
Bạn có thể đưa 1 số cách làm cụ thể đã nâng cao năng suất sản xuất và các cách sắp xếp, 5S tại doanh nghiệp không bạn.
Thanks.
 
Top