Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

  • Thread starter sonphamj
  • Ngày mở chủ đề
S

sonphamj

Author
Chào các bạn!
Hiện tại tôi đang sử dụng công nghệ đúc mẫu chảy và đúc khuôn cát tươi để sản suất đồ đồng mỹ nghệ.
Về đúc mẫu chảy, tôi mới làm đc 1 năm nay, nhưng trong quá trình tạo vỏ gốm, đến công đoạn rút sáp ra khỏi vổ gốm, lại gặp phải vấn đề là vỏ gốm bị nứt (thậm chí gãy rời) do sáp giãn nở. Tôi đã thử rất nhiều cách gia nhiệt cho khuôn để rút sáp (Vd: bằng lò dùng điện trở, bằng hơi nc, bằng gas...) và đã thay đổi nhiều loại sáp nhưng vẫn ko hiệu quả. Hiện tại tôi đang dùng phương pháp gia nhiệt bằng bép gas cầm tay, làm thủ công từng khuôn 1, mục đích để điều chỉnh nhiệt lớn vào những điểm dễ thoát sáp của khuôn, làm cho sáp chảy tức thời, ko kịp giãn nở. tôi đã thử nhiều cách và thấy cách đó là khuôn ít bị nứt nhất nên tạm thời sử dụng.
Vậy mong bạn nào quan tâm và có kinh nghiệm thực tiễn tới công nghệ này chia sẻ với mình!
Cảm ơn!
P/S: Vì mình ko mua công nghệ đúc mẫu chảy này mà chỉ tìm hiểu tài liệu và tự mấy a e lọ mọ gần 3 năm trời, mất khá nhiều công, của rùi mới làm đc cỡ 1 năm nay nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nên rất mong các bạn chia sẻ.
 
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Hiện tại tôi đang sử dụng công nghệ đúc mẫu chảy và đúc khuôn cát tươi để sản suất đồ đồng mỹ nghệ.
Về đúc mẫu chảy, tôi mới làm đc 1 năm nay, nhưng trong quá trình tạo vỏ gốm, đến công đoạn rút sáp ra khỏi vỏ gốm, lại gặp phải vấn đề là vỏ gốm bị nứt (thậm chí gãy rời) do sáp giãn nở.
Chào bạn,
- Bạn đúc mẫu chảy vỏ khuôn thạch cao hả? Về vấn đề nứt khuôn thạch cao, theo kinh nghiệm, tôi nêu ra các nguyên nhân chính sau:
1. Chất lượng thạch cao bạn đang dùng(nên dùng thạch cao tốt hơn, độ tinh khiết cao hơn xem sao).
2. Thường vỏ khuôn thạnh cao đặt trong 1 lồng thép để giữ chắc bên ngoài, và dùng các que thép(phi 3, 4, 5 ... ) làm xương bên trong thành khuôn để chắc thành khuôn(đại loại là betông mà có cốt thép thì sẽ chắc và chịu lực dai hơn bêtông ximăng thường). Nếu những sản phẩm rỗng ruột, thì phần lõi thạch cao cũng được gia cố bằng các que thép.
3. Bạn bảo đến công đoạn rút sáp khỏi vỏ gốm thì khuôn bị nứt gãy!!! Khuôn sau khi để khô, hết hơi nước, đêm nung nhiệt khoảng 60-70độC là sáp đã chảy ra rồi(Trừ khi khuôn còn "ướt" mới hư ở công đoạn này như bạn nói). Đến khi cần rót kim loại lỏng(hợp kim đồng thau), thì bạn gia nhiệt cho khuôn ít nhất cũng 300-400độC, vậy thì nó có nứt khuôn thì nứt khâu này chứ.

Xin hỏi thêm loại sản phẩm bạn thường đúc như thế nào, khoảng mấy Kg?có rỗng ruột hay không...
Bạn làm nghề này 3 năm, chắc kinh nghiệm xương máu quá nhiều rồi.
Rất vui được trao đổi, học hỏi cùng bạn. Thân
 
Last edited:
Q

quang79

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Chào các bạn!
Hiện tại tôi đang sử dụng công nghệ đúc mẫu chảy và đúc khuôn cát tươi để sản suất đồ đồng mỹ nghệ.
Về đúc mẫu chảy, tôi mới làm đc 1 năm nay, nhưng trong quá trình tạo vỏ gốm, đến công đoạn rút sáp ra khỏi vổ gốm, lại gặp phải vấn đề là vỏ gốm bị nứt (thậm chí gãy rời) do sáp giãn nở. Tôi đã thử rất nhiều cách gia nhiệt cho khuôn để rút sáp (Vd: bằng lò dùng điện trở, bằng hơi nc, bằng gas...) và đã thay đổi nhiều loại sáp nhưng vẫn ko hiệu quả. Hiện tại tôi đang dùng phương pháp gia nhiệt bằng bép gas cầm tay, làm thủ công từng khuôn 1, mục đích để điều chỉnh nhiệt lớn vào những điểm dễ thoát sáp của khuôn, làm cho sáp chảy tức thời, ko kịp giãn nở. tôi đã thử nhiều cách và thấy cách đó là khuôn ít bị nứt nhất nên tạm thời sử dụng.
Vậy mong bạn nào quan tâm và có kinh nghiệm thực tiễn tới công nghệ này chia sẻ với mình!
Cảm ơn!
P/S: Vì mình ko mua công nghệ đúc mẫu chảy này mà chỉ tìm hiểu tài liệu và tự mấy a e lọ mọ gần 3 năm trời, mất khá nhiều công, của rùi mới làm đc cỡ 1 năm nay nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nên rất mong các bạn chia sẻ.
Bạn cần nói rõ hơn về thành phần khuôn gốm bạn đang sử dụng (bột huyền phù, chất dính...), đặc biệt là quy trình chế tạo khuôn của bạn. Càng chi tiết thì mọi người góp ý càng đúng nguyện vọng của bạn. Còn cách bạn đang làm mình nghĩ đó không phải là một hướng đi cho tương lai.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Rất cám ơn các bạn đã quan tâm.
Tôi xin nói rõ hơn, hiện tại tôi đang sử dụng vỏ gốm là hỗn hợp huyền phù (hỗn hợp silica 830 + bột zircon và 1430 + bột malitte #200M) phủ ngoài bằng cát zircon và cát malitte #25S, #35S nhập khẩu từ đài loan. vỏ gốm dày từ 0.5 đến 1cm tùy khuôn lớn nhỏ. Tôi thấy chất lượng vỏ gốm rất tốt sau khi gia nhiệt ở khoảng 1200-1800 độ.
Mong các bạn chia sẻ!
 
Last edited by a moderator:
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Chào bạn,
- Bạn đúc mẫu chảy vỏ khuôn thạch cao hả? Về vấn đề nứt khuôn thạch cao, theo kinh nghiệm, tôi nêu ra các nguyên nhân chính sau:
1. Chất lượng thạch cao bạn đang dùng(nên dùng thạch cao tốt hơn, độ tinh khiết cao hơn xem sao).
2. Thường vỏ khuôn thạnh cao đặt trong 1 lồng thép để giữ chắc bên ngoài, và dùng các que thép(phi 3, 4, 5 ... ) làm xương bên trong thành khuôn để chắc thành khuôn(đại loại là betông mà có cốt thép thì sẽ chắc và chịu lực dai hơn bêtông ximăng thường). Nếu những sản phẩm rỗng ruột, thì phần lõi thạch cao cũng được gia cố bằng các que thép.
3. Bạn bảo đến công đoạn rút sáp khỏi vỏ gốm thì khuôn bị nứt gãy!!! Khuôn sau khi để khô, hết hơi nước, đêm nung nhiệt khoảng 60-70độC là sáp đã chảy ra rồi(Trừ khi khuôn còn "ướt" mới hư ở công đoạn này như bạn nói). Đến khi cần rót kim loại lỏng(hợp kim đồng thau), thì bạn gia nhiệt cho khuôn ít nhất cũng 300-400độC, vậy thì nó có nứt khuôn thì nứt khâu này chứ.

Xin hỏi thêm loại sản phẩm bạn thường đúc như thế nào, khoảng mấy Kg?có rỗng ruột hay không...
Bạn làm nghề này 3 năm, chắc kinh nghiệm xương máu quá nhiều rồi.
Rất vui được trao đổi, học hỏi cùng bạn. Thân
Cám ơn hoc3D đã quan tâm, tôi làm sản phảm chủ yếu là tượng phật, phù điêu... dày khoảng 2-4mm, trọng lượng từ vài trăm gram đến vài chục kg. Hiện tôi ko bít về công nghệ khuôn thạch cao nên chưa làm. Mong bạn chia sẻ kinh nghiệm. Tôi nghe nói khuôn vỏ mỏng hiện đang có công ngệ mới, cụ thể về vật liệu tạo vỏ gốm rẻ tiền hơn. Hj, nghe rẻ tiền là khoái rùi :38:. Tôi đang tìm hiểu mà chưa thấy đâu nói đến.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Bạn cần nói rõ hơn về thành phần khuôn gốm bạn đang sử dụng (bột huyền phù, chất dính...), đặc biệt là quy trình chế tạo khuôn của bạn. Càng chi tiết thì mọi người góp ý càng đúng nguyện vọng của bạn. Còn cách bạn đang làm mình nghĩ đó không phải là một hướng đi cho tương lai.
Xin nói rõ hơn về quy trình tạo vỏ gốm
B1. làm sạch khuôn sáp rồi nhúng huyền phù (Silica830 + Bột Zircon #200M), phủ cát Zircon #100M, rồi để khô tự nhiên 3-4h trong môi trường 22-24 độ C, độ ẩm 60-70%, có quạt gió.
Bước này làm 1 lần đầu tiên ( theo tôi hiểu là để tạo bề mặt vật đúc đc mịn, thể hiện tốt chi tiết, hoa văn nhỏ, và dẫn chảy kim loại tốt, vì trong thành phần Zỉccon có Mn).
B2. nhúng huyền phù (Silica 1430 + Bột Malitte #200M), phủ cát Malitte #25S, 35S. Rồi cũng để khô trong môi trường như của B1
Bước này làm nhiều lần đến khi đủ độ dày khuôn gốm ( tùy theo kích thước và trọng lượng vật đúc)
B3,4,5... Để khô rồi tách sáp, sửa lại vỏ gốm, gia nhiệt, đổ kim loại, phá vỏ gốm, làm nguội...
Cám ơn bạn đã quan tâm! Mong chia sẻ kinh nghiệm!
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Chào các bạn!
Hiện tại tôi đang sử dụng công nghệ đúc mẫu chảy và đúc khuôn cát tươi để sản suất đồ đồng mỹ nghệ.
Về đúc mẫu chảy, tôi mới làm đc 1 năm nay, nhưng trong quá trình tạo vỏ gốm, đến công đoạn rút sáp ra khỏi vổ gốm, lại gặp phải vấn đề là vỏ gốm bị nứt (thậm chí gãy rời) do sáp giãn nở. Tôi đã thử rất nhiều cách gia nhiệt cho khuôn để rút sáp (Vd: bằng lò dùng điện trở, bằng hơi nc, bằng gas...) và đã thay đổi nhiều loại sáp nhưng vẫn ko hiệu quả. Hiện tại tôi đang dùng phương pháp gia nhiệt bằng bép gas cầm tay, làm thủ công từng khuôn 1, mục đích để điều chỉnh nhiệt lớn vào những điểm dễ thoát sáp của khuôn, làm cho sáp chảy tức thời, ko kịp giãn nở. tôi đã thử nhiều cách và thấy cách đó là khuôn ít bị nứt nhất nên tạm thời sử dụng.
Vậy mong bạn nào quan tâm và có kinh nghiệm thực tiễn tới công nghệ này chia sẻ với mình!
Cảm ơn!
P/S: Vì mình ko mua công nghệ đúc mẫu chảy này mà chỉ tìm hiểu tài liệu và tự mấy a e lọ mọ gần 3 năm trời, mất khá nhiều công, của rùi mới làm đc cỡ 1 năm nay nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nên rất mong các bạn chia sẻ.
Bạn đã làm thử một tượng đặc xem có bị nứt vỡ sau khi tách sáp chưa? Nứt bên ngoài vỏ hay chỉ bên trong lòng tượng? Tôi cũng có lần làm thử tượng rồi (tôi nói làm thử vì chuyên làm các chi tiết máy), do yêu cầu của tượng là phải tạo thành mỏng 3 - 4 mm để khỏi tốn vật tư nên bên trong lòng tượng là các ụ cát lơ lửng dạng công xôn không cứng vững khi tách sáp sẽ bị gãy rời bên trong lòng. Sau phải dùng cách cắm que xuyên ngang qua mới giữ được các ụ này. Bạn có thể chụp và cho vài kiểu ảnh lên để mọi người dễ hình dung???
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Bạn đã làm thử một tượng đặc xem có bị nứt vỡ sau khi tách sáp chưa? Nứt bên ngoài vỏ hay chỉ bên trong lòng tượng? Tôi cũng có lần làm thử tượng rồi (tôi nói làm thử vì chuyên làm các chi tiết máy), do yêu cầu của tượng là phải tạo thành mỏng 3 - 4 mm để khỏi tốn vật tư nên bên trong lòng tượng là các ụ cát lơ lửng dạng công xôn không cứng vững khi tách sáp sẽ bị gãy rời bên trong lòng. Sau phải dùng cách cắm que xuyên ngang qua mới giữ được các ụ này. Bạn có thể chụp và cho vài kiểu ảnh lên để mọi người dễ hình dung???
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Khuôn tôi làm thường bị nứt vỏ ngoài, vỏ trong thường rất ít bị nứt. Trước tôi cũng đã thử làm bằng nc thủy tinh lỏng và cát thạch anh, đóng rắn bằng NH4Cl nhưng bề mặt chi tiết ko đc đẹp. vì tôi làm sản phẩm bằng đồng (giá vật liệu cao) yêu cầu chi tiết, hoa văn của sản phẩm (Vd; tượng Quan công, trống đồng, tượng phật, đỉnh và lư...), và mỏng (1-4mm) thì mới tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sp, cạnh tranh với hàng TQ. Ưu điểm của quy trình khuôn tôi đang làm là sp sau đúc bề mặt đẹp (gần như nguyên mẫu) và mỏng.
P/S : Tôi ko đc học chuyên ngành về đúc kim loại mà chỉ làm nghề và tìm hiểu tài liệu, tôi đã đọc rất nhiều bài viết của bạn từ hơn 1 năm nay, thấy bạn rất quan tâm và có nhiều kinh nghiệm thực tế về đúc kim loại. Rất mong đc học hỏi! Thân!
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Cảm ơn Nhi đã quan tâm! Vì sp sau đúc của tôi yêu cầu phải mỏng nên toi gia nhiệt lớn tương đương với nhiệt độ nóng chảy của kim loại (cụ thể là Cu) để kl dễ chảy vầ điền đầy các chi tiết nhỏ. nếu nhiệt độ khoảng 1000, sp vẩn bị thiếu sau đúc.
 
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Tôi xin nói rõ hơn, hiện tại tôi đang sử dụng vỏ gốm là hỗn hợp huyền phù (hỗn hợp silica 830 + bột zircon và 830 + bột malitte #200M) phủ ngoài bằng cát zircon và cát malitte #25S, #35S nhập khẩu từ đài loan. vỏ gốm dày từ 0.5 đến 1cm tùy khuôn lớn nhỏ. Tôi thấy chất lượng vỏ gốm rất tốt sau khi gia nhiệt ở khoảng 1200-1800 độ.
Mong các bạn chia sẻ!
Công nghệ anh đang làm phù hợp với công nghệ đúc mẫu chảy hiện nay. Vấn đề anh đang gặp phải là hiện tượng nứt khuôn khi tách sáp. Hiện tượng nứt này k phải nguyên nhân do sáp giãn nở như anh đã đề cập đâu. Nguyên nhân nứt khuôn thường xảy ra do pha tương chưa đúng. Tương không đúng độ chảy loãng. Do đó, quá trình khuôn khô bị nứt tế vi và khi gia nhiệt vết nứt sẽ xuất hiện, nứt rộng ra.

Để kiểm tra tương có đạt độ chảy loãng k. Mình xin góp cho anh 1 phương pháp để kiểm tra. Anh cho làm 1 cái ly inox giống như hình bên dưới, trên có hàn 1 sợi inox để cầm múc. Anh xem hình bên dưới.

Dùng ly thử này múc đầy tương. Cầm đồng hồ bấm thời gian. Từ lúc chảy cho đến lúc chảy hết tương, thời gian trong khoảng 22 - 24 giây là đạt. Nếu thời gian vượt hơn 24 giây thì bổ sung thêm keo. Nếu thời gian nhỏ hơn 22 giây thì bổ sung thêm bột Zircon.

Đối với bột Malite thì thời gian chảy là 18 - 20 giây. Tuần tự bổ sung nguyên liệu như trên.

Phương pháp tách sáp tốt nhất là dùng hơi nước. Anh nên đặt làm 1 nồi hơi để tách sáp là tốt nhất.
Khuôn không nên nung ở nhiệt độ quá cao vì nhiệt độ cao sẽ gây hiện tượng nứt khuôn và sinh khí nhiều trong quá trình rót. Nhiệt độ nung khoảng 1050 - 1150 độ, nung trong 40 - 45 phút.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Công nghệ anh đang làm phù hợp với công nghệ đúc mẫu chảy hiện nay. Vấn đề anh đang gặp phải là hiện tượng nứt khuôn khi tách sáp. Hiện tượng nứt này k phải nguyên nhân do sáp giãn nở như anh đã đề cập đâu. Nguyên nhân nứt khuôn thường xảy ra do pha tương chưa đúng. Tương không đúng độ chảy loãng. Do đó, quá trình khuôn khô bị nứt tế vi và khi gia nhiệt vết nứt sẽ xuất hiện, nứt rộng ra.

Để kiểm tra tương có đạt độ chảy loãng k. Mình xin góp cho anh 1 phương pháp để kiểm tra. Anh cho làm 1 cái ly inox giống như hình bên dưới, trên có hàn 1 sợi inox để cầm múc. Anh xem hình bên dưới.

Dùng ly thử này múc đầy tương. Cầm đồng hồ bấm thời gian. Từ lúc chảy cho đến lúc chảy hết tương, thời gian trong khoảng 22 - 24 giây là đạt. Nếu thời gian vượt hơn 24 giây thì bổ sung thêm keo. Nếu thời gian nhỏ hơn 22 giây thì bổ sung thêm bột Zircon.

Đối với bột Malite thì thời gian chảy là 18 - 20 giây. Tuần tự bổ sung nguyên liệu như trên.

Phương pháp tách sáp tốt nhất là dùng hơi nước. Anh nên đặt làm 1 nồi hơi để tách sáp là tốt nhất.
Khuôn không nên nung ở nhiệt độ quá cao vì nhiệt độ cao sẽ gây hiện tượng nứt khuôn và sinh khí nhiều trong quá trình rót. Nhiệt độ nung khoảng 1050 - 1150 độ, nung trong 40 - 45 phút.
Rất cảm ơn Nhi đã quan tâm và chia sẻ!
Tôi sẽ làm ngay gáo thử. Hiện tại tôi đang pha huyền phù với tỉ lệ keo/bột Zircon là 1/4 và keo/bột Malitte là 1/2. (trong huyền phù có thêm phụ gia để làm nhuần và tẩy rửa sáp, hình như là Si2 và cái gì đó tôi cũng chưa biết, chỉ thấy tên thương mại gọi là chất làm nhuần).
Hiện tại tôi đang gia nhiệt bằng lò đốt dầu HO, khi thấy khuôn sáng hồng đều (như than đá đang cháy vậy) thì lấy ra rót kl. Tất cả quá trình đốt đến khi lấy khuôn ra rót kl chỉ khoảng 20', thậm chí ít hơn. và thấy sp đúc cũng ok,ko vấn đề gì. Mấy lần thử đo nhiệt thì thấy khuôn lúc đó khoảng 1200 độ.
P/S : Vì tôi ko đc học chuyên ngành đúc kl, chỉ là có duyên với nghề và yêu nghề nên tự tìm hiểu tài liệu và kinh nghiệm của a e rùi về tự lọ mọ làm thử, thấy j ok thì tiến hành sx diện rông. Trong bài viết, có gì ko đúng lý thuyết, mong a đừng chê cười và chỉ giáo thêm! Thân!
 
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Anh tự lọ dọ học nghề thế mà lại rất hay và em thấy anh am hiểu cũng khá nhiều.

Theo như cách pha chế của anh thì tương sẽ không đạt độ chảy loãng. Em đưa công thức cho anh luôn nè.

Bột Zircon : keo 830 = 1 : (3.0 - 3.2). Lớp tương đầu, anh để khô tự nhiên khoảng 1 tiếng, sau đó dùng quạt gió thổi, thời gian khô lớp 1 là 5 - 7 giờ tùy thuộc vào sản phẩm.

Bột Maltite : keo 1430 = 1 : (2.5 - 2.8), những lớp sau thì anh pha Bột Maltite : keo 1430 = 1 : 1.8, thời gian chảy là 8 đến 10 giây. Lớp sau để khô tự nhiên 30 phút, bật quạt gió thổi 3 - 4 giờ.

Dung dịch làm nhuần thực ra là chất dính bám. Anh pha 160ml/100kg bột Zircon đưa vào. Đối với những lớp sau thì không cần pha, vì lớp đầu là lớp quan trọng nhất cần phải sử dụng chất dính bám này.

Phương pháp nung khuôn của anh như thế cũng khá mất nhiều năng lượng, và nhiệt độ khuôn không đồng đều. Tuy nhiên, anh đang làm theo phương án tiết kiệm. Em thấy cũng khá ổn. Phần còn lại chỉ là tương của anh nữa thôi.

Đối với mẫu sáp, trước khi đem nhúng qua tương anh phải nhúng vào dung dịch tẩy sáp. Hiện nay, trên thị trường có dung dịch tẩy MEK, và bột xút. Tuy nhiên, MEK tẩy sạch và nhanh nhất nhưng rất độc hại cho môi trường. Bột xút thì tẩy lâu hơn, không sạch bằng nhưng có thể trung hòa bằng nước và không gây hại môi trường.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Anh tự lọ dọ học nghề thế mà lại rất hay và em thấy anh am hiểu cũng khá nhiều.

Theo như cách pha chế của anh thì tương sẽ không đạt độ chảy loãng. Em đưa công thức cho anh luôn nè.

Bột Zircon : keo 830 = 1 : (3.0 - 3.2). Lớp tương đầu, anh để khô tự nhiên khoảng 1 tiếng, sau đó dùng quạt gió thổi, thời gian khô lớp 1 là 5 - 7 giờ tùy thuộc vào sản phẩm.

Bột Maltite : keo 1430 = 1 : (2.5 - 2.8), những lớp sau thì anh pha Bột Maltite : keo 1430 = 1 : 1.8, thời gian chảy là 8 đến 10 giây. Lớp sau để khô tự nhiên 30 phút, bật quạt gió thổi 3 - 4 giờ.

Dung dịch làm nhuần thực ra là chất dính bám. Anh pha 160ml/100kg bột Zircon đưa vào. Đối với những lớp sau thì không cần pha, vì lớp đầu là lớp quan trọng nhất cần phải sử dụng chất dính bám này.

Phương pháp nung khuôn của anh như thế cũng khá mất nhiều năng lượng, và nhiệt độ khuôn không đồng đều. Tuy nhiên, anh đang làm theo phương án tiết kiệm. Em thấy cũng khá ổn. Phần còn lại chỉ là tương của anh nữa thôi.

Đối với mẫu sáp, trước khi đem nhúng qua tương anh phải nhúng vào dung dịch tẩy sáp. Hiện nay, trên thị trường có dung dịch tẩy MEK, và bột xút. Tuy nhiên, MEK tẩy sạch và nhanh nhất nhưng rất độc hại cho môi trường. Bột xút thì tẩy lâu hơn, không sạch bằng nhưng có thể trung hòa bằng nước và không gây hại môi trường.
Rất cám ơn a! Tôi sẽ làm thử lại.

Tôi cũng biết những nhược điểm của phương pháp gia nhiệt khuôn tôi đang dùng, nhưng xét về mặt kinh tế thì tiết kiệm hơn lò dùng điện trở và gas rất nhiều. Nên tôi tạm thời sử dụng pp này.

Tiện đây xin a Nhi nói rõ hơn về công đoạn tẩy rửa sáp (tên thương mại của hóa chất , tỉ lệ pha trộn như nào), và tác dụng của nó, chất bám dính, tên hóa học và tên thương mại là gì? 2 phụ gia tôi nói ở bài viết trên tôi đang mua cùng với keo và bột ở nơi cung cấp vật liệu ngành đúc với giá khoảng 300k/kg.

Tôi đang nghĩ sẽ kết hợp pp đang làm với pp dùng nc thủy tinh lỏng và cát thạch anh, để giảm chi phí.

P/s : Xin hỏi a Nhi đang công tác ở đâu? Có làm nghề đúc kl ko?
Hiện tôi đang ở TpHCM, rất mong đc giao lưu, chia sẻ kn với những a chị e cùng làm nghề! Thân!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Hiện nay, em đang công tác và làm việc trong lĩnh vực đúc. Em xin đính chính lại với anh, em là phái nữ :4:. Em hiện cũng đang ở Tp.HCM. Em đang kinh doanh nguyên vật liệu đúc nhưng không kinh doanh về nguyên vật liệu đúc mẫu chảy. Em có một quá trình làm việc và nghiên cứu về đúc mẫu chảy nên cũng học hỏi được chút công nghệ từ các công ty Việt Nam, Đài Loan và Nhật Bản.

Chất làm nhuần hay chất dính bám, anh nên mua ở cty Diệu Long. Giá 300ngàn/kg là đúng giá rồi anh. Tuy nhiên, lượng dùng rất ít và chỉ sử dụng cho lớp tương đầu.

Đối với chất tẩy rửa sáp MEK, hiện nay trên thị trường có bán đã pha chế sẵn 200lít/1 thùng. Anh chỉ đem về sử dụng. Mẫu sáp sau khi nhúng MEK ( 2phút) sạch bóng. Tuy nhiên, chất này có mùi hăng rất khó chịu và ăn da tay. Anh phải để nơi thoáng gió.

Đối với chất tẩy rửa là xút (dạng bột, màu trắng), anh pha 20 - 22kg/100 lít nước. Anh phải làm bể, có gia nhiệt 35 - 40 độ C và có sụt khí. Mẫu sáp ngâm trong bể thời gian 20 - 30 phút và rửa sạch lại bằng nước. Mẫu sáp không sạch bóng như dùng MEK nhưng không độc hại. Anh chỉ cần trung hòa bằng nước.

Nếu được, anh liên hệ với em. Em sẽ đến tham quan cơ sở của anh và sẽ trao đổi với anh nhiều hơn. Số điện thoại của em là : 0909 656 090. Email : bkmetalmaterials@gmail.com

Thân chào anh.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Xin hỏi Nhi kinh doanh về lĩnh vực nào?
Hiện tại tôi cũng đang mua Vl bên a Long.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Em đang kinh doanh các nguyên vật liệu đúc và luyện kim : chất sơn khuôn, chất biến tính, chất biến tính cầu hoá, bột phát nhiệt, sạn đầm lò, crucibles, chất gom xỉ.... nhưng em không kinh doanh về bột zircon, keo 830, keo 30S, keo 1430, bột Mã Lai, cát .... (nguyên vật liệu cho đúc mẫu chảy). Tuy nhiên, em có kinh doanh về thiết bị đúc mẫu chảy. Do đó, nếu quan tâm, anh có thể điện thoại cho em và em sẽ sắp xếp gặp anh tại xưởng. Tuy nhiên, nếu để trao đổi nhiều hơn về kinh nghiệm và công nghệ, em rất sẵn lòng được trao đổi với anh. Hình như, xưởng anh ở Bình Dương?
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Em đang kinh doanh các nguyên vật liệu đúc và luyện kim : chất sơn khuôn, chất biến tính, chất biến tính cầu hoá, bột phát nhiệt, sạn đầm lò, crucibles, chất gom xỉ.... nhưng em không kinh doanh về bột zircon, keo 830, keo 30S, keo 1430, bột Mã Lai, cát .... (nguyên vật liệu cho đúc mẫu chảy). Tuy nhiên, em có kinh doanh về thiết bị đúc mẫu chảy. Do đó, nếu quan tâm, anh có thể điện thoại cho em và em sẽ sắp xếp gặp anh tại xưởng. Tuy nhiên, nếu để trao đổi nhiều hơn về kinh nghiệm và công nghệ, em rất sẵn lòng được trao đổi với anh. Hình như, xưởng anh ở Bình Dương?
Cảm ơn chị Nhi. Chị Sn 81, hơn e 3t, mình xưng hô chị e cho thân mật!:71:



Xin hỏi chị, thiết bị đúc mẫu chảy cụ thể là gì ạ? Vì e thấy máy móc để làm cái này cũng ko có gì. E cũng biết đến mấy cái máy cát rơi, nhưng có vẻ cũng ko hiệu quả lắm nên e ko tìm hiểu thêm nữa. E cũng ko biết có thiết bị gì hỗ trợ nữa, mong chị chỉ giáo thêm!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Mình không biết ở xưởng của Sơn đang dùng thiết bị gì. Đối với máy rơi cát chỉ dùng cho lớp đầu, nhưng nếu được Sơn nên đầu tư máy thổi cát hơn là máy rơi cát. Máy này sụt khí vào thì cát sẽ bay lên. Đối với thùng trộn tương thì thiết bị tự chế của Sơn có giống như hình bên dưới không? Cánh gạt nằm yên và thùng quay. Cánh gạt có thể dịch chuyển lên xuống, và được hàn nghiêng góc 45 độ, làm bằng inox 304. Tốt nhất là Sơn nên cho mình biết kích cỡ lớn nhất sản phẩm của Sơn là bao nhiêu, sản phẩm chủ yếu là gì và sản lượng hàng tháng bao nhiêu thì mới có thể trả lời Sơn được.
 
S

sonphamj

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Mình không biết ở xưởng của Sơn đang dùng thiết bị gì. Đối với máy rơi cát chỉ dùng cho lớp đầu, nhưng nếu được Sơn nên đầu tư máy thổi cát hơn là máy rơi cát. Máy này sụt khí vào thì cát sẽ bay lên. Đối với thùng trộn tương thì thiết bị tự chế của Sơn có giống như hình bên dưới không? Cánh gạt nằm yên và thùng quay. Cánh gạt có thể dịch chuyển lên xuống, và được hàn nghiêng góc 45 độ, làm bằng inox 304. Tốt nhất là Sơn nên cho mình biết kích cỡ lớn nhất sản phẩm của Sơn là bao nhiêu, sản phẩm chủ yếu là gì và sản lượng hàng tháng bao nhiêu thì mới có thể trả lời Sơn được.
Cám ơn chị!

Thùng quay e tự chế cũng giống như hình chị đính kèm.
 
Last edited by a moderator:
Q

quang79

Author
Ðề: Kinh nghiệm thực tiễn trong quy trình khuôn mẫu chảy

Công nghệ anh đang làm phù hợp với công nghệ đúc mẫu chảy hiện nay. Vấn đề anh đang gặp phải là hiện tượng nứt khuôn khi tách sáp. Hiện tượng nứt này k phải nguyên nhân do sáp giãn nở như anh đã đề cập đâu. Nguyên nhân nứt khuôn thường xảy ra do pha tương chưa đúng. Tương không đúng độ chảy loãng. Do đó, quá trình khuôn khô bị nứt tế vi và khi gia nhiệt vết nứt sẽ xuất hiện, nứt rộng ra.

Để kiểm tra tương có đạt độ chảy loãng k. Mình xin góp cho anh 1 phương pháp để kiểm tra. Anh cho làm 1 cái ly inox giống như hình bên dưới, trên có hàn 1 sợi inox để cầm múc. Anh xem hình bên dưới.

Dùng ly thử này múc đầy tương. Cầm đồng hồ bấm thời gian. Từ lúc chảy cho đến lúc chảy hết tương, thời gian trong khoảng 22 - 24 giây là đạt. Nếu thời gian vượt hơn 24 giây thì bổ sung thêm keo. Nếu thời gian nhỏ hơn 22 giây thì bổ sung thêm bột Zircon.

Đối với bột Malite thì thời gian chảy là 18 - 20 giây. Tuần tự bổ sung nguyên liệu như trên.

Phương pháp tách sáp tốt nhất là dùng hơi nước. Anh nên đặt làm 1 nồi hơi để tách sáp là tốt nhất.
Khuôn không nên nung ở nhiệt độ quá cao vì nhiệt độ cao sẽ gây hiện tượng nứt khuôn và sinh khí nhiều trong quá trình rót. Nhiệt độ nung khoảng 1050 - 1150 độ, nung trong 40 - 45 phút.
Bạn Nhi có cách kiểm tra rất hay, nhưng mình có băn khoăn về độ tin cậy, bạn có thể nói cụ thể hơn về xuất sứ của phương pháp này được không?
Về vấn đề bạn sonphamj đang gặp phải thì mình thấy như thế này:
- Nứt sau thoát sáp thì cách tốt nhất dùng nồi hơi tách sáp
- Nung khuôn: vì bạn sử dụng kết hợp cát silica và zirconia nên nhiệt độ nung phải nghiên cứu kỹ, vì nếu bạn chỉ sử dụng cát silica thì nhiệt độ nung khuôn khoảng 1000-1100 là đủ rồi, vì nếu nung cao hơn các hạt silica se phát triển to lên làm tăng khả năng nứt khuôn. Với bột Zirconia, nhiệt độ nung khuôn cao nhất nên ở 1600, nếu cao hơn thì cũng tương tự như cát silica tăng khả năng nứt khuôn. Vì vật liệu đúc của bạn là Cu có nhiệt độ rót chỉ vào khoảng 1100-1150 là cao rồi.
- Cách làm khuôn của bạn mình cũng thấy có vấn đề, lớp thứ nhất không nên dùng cát thô (cát 100mesh). Bạn nên làm thí nghiệm sử dụng cát thô (giảm dần đến không sử dụng) ở lớp thứ nhất để thấy sự khác biệt
 
Top