Kỹ thuật tôi thép (I)

worm

Well-Known Member
Moderator
Chào các bác, bác nào có biết cách tôi thép làm lưỡi câu cá không? mình mua thép loại 0.8 về ( thép cacbon loại chuyên làm lưỡi câu) mà tôi mãi vẫn không lên mầu vàng như các lưỡi bán ngoài hàng. không hiểu họ có nhộm thép không.
bác nào biết xin chỉ giáo.
Chân thành cám ơn.
Nung lên nhiệt độ khoảng 180 - 250, để nguội ngoài không khí thì sẽ được màu vàng rơm. Cái này gọi là ram, không phải tôi (tôi thì chỉ có màu xám của oxide thôi). Cái lưỡi câu đâu có cần độ cứng cao, vì bản thân cái dây 0.8 khi được kéo từ đường kính lớn hơn xuống đã bị biến cứng bề mặt rồi, họ chỉ ram để giảm bớt ứng suất dư (chống gãy). Ngoài ra, cũng có thể là họ mạ màu vàng.
 
D

doluco

Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Bác Worm cho em hỏi những loại thép nào thích hợp cho tôi cao tần vậy . Em muốn tôi cao tần thép hợp kim SCM430 thì có đạt được độ cứng 61HRC thì có khả thi không vậy. Cảm ơn bác nhiều
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

1. Tất cả các loại thép đều có thể tôi cao tần. Nhưng việc chọn phương pháp tôi không phụ thuộc vào thép, mà phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của chi tiết về độ cứng và độ thấm tôi ...

2. Mác thép SCM430 tương đương mác thép 30X của Nga, thành phần %C ~ 0.3. Và với mác thép này nếu chỉ tôi thì ... không bao giờ đạt độ cứng 61HRC (trừ trường hợp tôi nước xong rồi vứt đi vì vỡ bề mặt).
 
Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

1. Thép làm lưỡi câu là thép lò xo cuốn nguội. Đúng như Worn nêu, thép này không tôi. Tại sao? Thép này hàm lượng cacbon koảng 0,7%, được cán kéo nguội theo 1 chế độ đặc biệt, công đoạn cuối cùng là: tôi đẳng nhiệt trong bể chì nóng, sau đó chuốt nguội với lượng biến dạng 80~90%.
Dây thường dó đường kính < 2mm, được cung cấp làm lò xo cuốn ngội, do đã được tôi rồi nên người dùng mua về tạo hình dáng kích thước sản phẩm, sau đó ram ở nhiệt độ 220-230 độ để ổn định hình dáng và khử ứng suất dư.
2. Tôi cao tần là công nghệ nung nhanh phần bề mặt, sau đó nguội nhanh đẻ có độ cứng bề mặt cao. Tôi cao tần thường dùng cho các phần lắp ổ bi chi tiết như trục, cần độ cứng bề mặt cao, phần lõi vẫn bảo đảm độ bền và độ dẻo tốt. Thép thường dùng là các mác thép gọi là hóa tốt....
 
L

Lovestory729

Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Đọc bài của các bác cho em thêm hiểu biết về nhiệt luyện. Các bác nói đến nhiệt độ nung nóng trong khi tôi rất nhiều. Em thấy thời gian giữ nhiệt cũng khá quan trọng trong khi tôi đấy chứ. Chưa thấy bac nào nói về vấn đề này. Bác nào cho em biết về thời gian giữ nhiệt khi tôi một số loại thép như C40, C45... Đặc biệt loại thép này em thấy được sử dụng làm bánh răng, bánh xích rất nhiều. Nếu như yêu cầu độ cứng của bề mặt răng là khoảng từ HRC 42- 45 khi tôi cần giữ nhiệt trong thời gian bao lâu? Thời gian giữ nhiệt khi tôi phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bác Nova tiếp phần 2 đi.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Đọc bài của các bác cho em thêm hiểu biết về nhiệt luyện. Các bác nói đến nhiệt độ nung nóng trong khi tôi rất nhiều. Em thấy thời gian giữ nhiệt cũng khá quan trọng trong khi tôi đấy chứ. Chưa thấy bac nào nói về vấn đề này. Bác nào cho em biết về thời gian giữ nhiệt khi tôi một số loại thép như C40, C45... Đặc biệt loại thép này em thấy được sử dụng làm bánh răng, bánh xích rất nhiều. Nếu như yêu cầu độ cứng của bề mặt răng là khoảng từ HRC 42- 45 khi tôi cần giữ nhiệt trong thời gian bao lâu? Thời gian giữ nhiệt khi tôi phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bác Nova tiếp phần 2 đi.
Thời gian giữ nhiệt nhằm mục đích chính là đảm bảo cho toàn bộ chi tiết đồng đều về nhiệt độ --> hạn chế nứt vỡ do ứng suất dư gây ra khi tôi. Tuy nhiên, thời gian giữ nhiệt đó phụ thuộc chủ yếu vào hình dạng, kích thước của chi tiết cũng như yêu cầu về độ thấm tôi, việc biết các thông số về thành phần hóa học của mác thép chỉ cung cấp 1 thông số là tốc độ truyền nhiệt hoặc nhiệt dung riêng cho những tính toán đó. Vì vậy, sẽ không có thời gian giữ nhiệt cố định cho 1 mác thép (nhưng có thể có thời gian giữ nhiệt cố định đối với 1 chi tiết cụ thể theo lý thuyết và thực tế)
 
L

Lovestory729

Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Cảm ơn bác Worm. Như vậy việc tôi thể tích mới cần có thời gian giữ nhiệt?
Cụ thể như chi tiết bánh xích chẳng hạn. với chi tiêt này yêu cầu độ cứng cao ở phấn răng xích. Do vậy ở đây sẽ tôi cao tần phần răng xích. Như vậy không cần thời gian giữ nhiệt? nếu như giữ nhiệt thì nhiệt sẽ ảnh hưởng tới phần khác không chỉ phần răng xích nữa lại trở thành tôi thể tích mất.
Trường hợp cần giữ nhiệt thì khoảng thời gian giữ nhiệt là bao nhiêu? ( VL:C40, HRC 42-45, KL khoảng 3kg.)
Sau tôi là Ram, Cũng với chi tiết như trên chế độ ram nhu thế nào là hợp lý? Bác giúp em với. Em cảm ơn!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Cảm ơn bác Worm. Như vậy việc tôi thể tích mới cần có thời gian giữ nhiệt?
Cụ thể như chi tiết bánh xích chẳng hạn. với chi tiêt này yêu cầu độ cứng cao ở phấn răng xích. Do vậy ở đây sẽ tôi cao tần phần răng xích. Như vậy không cần thời gian giữ nhiệt? nếu như giữ nhiệt thì nhiệt sẽ ảnh hưởng tới phần khác không chỉ phần răng xích nữa lại trở thành tôi thể tích mất.
Trường hợp cần giữ nhiệt thì khoảng thời gian giữ nhiệt là bao nhiêu? ( VL:C40, HRC 42-45, KL khoảng 3kg.)
Sau tôi là Ram, Cũng với chi tiết như trên chế độ ram nhu thế nào là hợp lý? Bác giúp em với. Em cảm ơn!
Như đã nói ở trên, không có thời gian giữ nhiệt cụ thể cho từng mác thép, nhưng tớ không hề nói là ... không cần giữ nhiệt đối với nung bằng tần số cao (nó phụ thuộc vào chi tiết, sản phẩm cụ thể). Ngoài ra, thời gian giữ nhiệt cũng không quyết định độ cứng của chi tiết (mặc dù khi kéo dài thời gian ram thì có thể có ảnh hưởng do chuyển pha M). Còn để tính toán cụ thể cho chi tiết, mời tham khảo các cuốn sách sau: Lò công nghiệp, Công nghệ nhiệt luyện, Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện ...
 
L

Lovestory729

Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

Cảm ơn bác Worm. 1 sv mới vào ngành cơ khí nên hiểu biết về nhiệt luyện của em rất hạn chế, đọc bài của các bác đã cho em thêm kiến thức vê phần này. Em sẽ tìm hiểu thêm để có thêm kiến thức về phần này.
 
J

jangnam3

Ðề: Kỹ thuật tôi thép (I)

theo tôi biết thì thời gian tôi thép trước cùng tích là Tt = Ac3 + (30-50)oC chứ không phải là Tt = Ac1... Xin mọi người coi lại mấy bài tham khảo trên xem như thế nào. chứ em đọc chả hiểu j cả.:66:
 
Top