Làm khuôn đúc mẫu chảy - hỗn hợp cát + nước thủy tinh

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Làm khuôn đúc mẫu chảy - hỗn hợp cát + nước thủy tinh

Theo tôi khi lập phương án công nghệ chế tạo một chi tiết đúc cần lưu ý nhiều vấn đề có tính tổng thể của đơn vị và nhất là phản hồi của thị trường chứ không đơn thuần chỉ xét đến yếu tố công nghệ đúc. Một vài ý kiến về công nghệ đúc các chi tiết cụ thể mà các bạn vừa nêu:
1/ Mác vật liệu
Các chi tiết càng gạt...nói chung nằm bên trong lòng hộp số, yêu cầu có độ bền dẻo, độ bền mỏi cao, các bề mặt làm việc (các má càng) phải có độ cứng cao, chịu mài mòn. Thực tế đã kiểm nghiệm là thép 45 đáp ứng tốt các yêu cầu đó. Như đã trình bày tôi cũng đã thử nghiệm mác gang cầu nhưng khi nắn bị gãy đầu càng do vậy không thể tiếp tục thử nghiệm (thử hình dung nếu càng gạt nằm bên trong hộp số máy bị gãy...). Có chi tiết cần phân ly (tôi đã post hình trong Box Giảng đường Mes/ từ 2D đến 3D), chi tiết này nằm bên ngoài hộp số có găỵ cũng không sợ phá hỏng máy, Trung quốc cũng đã thay đổi dùng gang cầu nhưng thị trường không chấp nhận do bề mặt làm việc chóng bị mòn, khi tháo lắp do bùn đất bám (máy cày mà) phải dùng búa gõ thì bị gãy. Một thực tế nữa thường nông dân thích vật liệu thép hơn gang lý do là khi hỏng hóc có thể đễ dàng tự hàn sửa chữa không phải mang đi thay.

2/ Tổ chức sản xuất
Thường các xưởng đúc cũ được xây dựng phục vụ chính cho đơn vị mình, thiết bị, công nghệ dùng làm tất cả các chi tiết, lò nấu rót cho cả chi tiết mẫu chảy, cả khuôn cát (lò 500kg không thể đợi đủ khuôn mẫu chảy mới nấu)
Tổng số có khoảng 25 chi tiết cho các loại máy dùng đúc mẫu chảy, nếu cố gắng ta có thể lựa chọn một số chi tiết để làm khuôn cát trên máy, đúc gang cầu (giả thiết là 1/4 khoảng 350 - 500 kg phôi/tháng) việc tổ chức sản xuất sẽ rất phức tạp

3/ Thịnh ở SG có thể tham khảo Vikino một đơn vị cùng Tổng với tôi cũng có nhiều loại hàng càng gạt, càng điều tốc... dùng đúc mẫu chảy. Nói chung tất cả các loại càng gạt hiện nay đều làm bằng thép, cả Trung Quốc, Nhật Bản... cũng vậy, ngày xa xưa thì có dùng gang dẻo nhưng do công nghệ phức tạp nên thôi.
 
Ðề: Làm khuôn đúc mẫu chảy - hỗn hợp cát + nước thủy tinh

I/ Vật liệu làm mẫu, vật liệu chịu lửa, chất dính
1/ Vật liệu làm mẫu
1.1/ Parafin
Còn gọi là nến mềm là các ankan (cacbua hydro no - CnH2n+2 với n>10)
Trọng lượng riêng khoảng 0,9 - 0,92 kg/dm3
Nhiệt độ nóng chảy khoảng 65 độ C, nhiệt độ biến mềm ở khoảng 45 độ C (đây là điều cần hết sức lưu ý vào mùa hè)
Có màu trắng đục, khi bị cắt, gọt dễ bị vỡ vụn

1.2/ Axit Stearic
Còn gọi là nến cứng (cũng là một ankan) thường thêm vào hỗn hợp làm mãu để tăng khả năng in hình khi ép khuôn tạo mẫu, chống biến dạng sau khi ép khuôn, giảm sự co ngót của hỗn hợp đảm bảo đúng kích thước mẫu sáp theo yêu cầu.
Tồn tại ở dạng hạt nhỏ, màu trắng ngà. (đóng bao 20 - 25 kg của Indonexia)

1.3/ Nến cũ (hồi liệu)
Là mẫu đã làm khuôn được tách ra khi luộc chùm mẫu trong nước

1.4/ Phối liệu thành hỗn hợp ép mẫu
Nến cũ sau khi tách sáp đóng thành tảng phải đập nhỏ, loại bỏ tạp chất lẫn, cho vào nồi đun nhỏ lửa. Nước, cát lẫn trong nến cũ khi luộc sẽ chìm xuống dưới đáy nồi do nặng hơn nến, hớt bỏ các tạp chất nổi phía trên mặt nồi, chắt nến lỏng sang nồi khác không để nước, cát trôi theo. Bổ xung từ từ thêm nến mềm, nến cứng theo kinh nghiệm vào nồi này và tiếp tục đun nhỏ lửa, khuấy đều đến tan chảy hoàn toàn các loại nến

Chú ý không đun to lửa quá nến sẽ bị sôi trào hoặc bốc cháy cả nồi nến. Việc tăng thêm nến mềm hay nến cứng cũng còn tùy thuộc nhiệt độ ngày ép (theo mùa), mùa hè thì phải tăng nến cứng (tránh mẫu bị biến mềm) nhiều hơn, mùa đông thì lại tăng nến mềm (tránh mẫu bị dòn, gãy). Phải đảm bảo được tính in hình tốt khi ép mẫu, dễ điền đầy khuôn, dễ lấy mẫu ra khỏi khuôn ép, không bị ngót, rỗ khí trên bề mặt mẫu, mẫu không bị dòn, sứt, gãy...
Cháu có vài lời về khâu đầu tiên về nguyên liệu sáp của Chú Hải:
Truớc đây trên thế giới đúng là người ta có sử dụng hỗn hợp parafin và stearin như chú Hải nói. và thông thuờng khi làm mới thì tỉ lệ này thường là 50:50 hoặc là 30:70 ( cái này nếu là sáp mới hoàn toàn, còn có sáp cũ như của Chú Hải chắc hợp lí hơn).
giả sử hỗn hợp trộn là 50:50 thì có độ bền uốn là 20-22 kG/cm2. Hỗn hợp này có ưu điểm sau:
+ thấm ứơt huyền phù tốt
+ nhiệt độ nỏng chảy ko cao 40-56 độ
+ độ chảy loãng tốt
+ sử dụng nhiều lần
tuy nhiên dưới nhược điểm của nó là độ co rất lớn. Nên hiện nay lúc ép sáp người ta đưa vào hh PS khoảng 8-10% không khí tính theo thể tích. Người ta làm điều này vì lí do là khi ép thì bọt khí bị ép lại, nhưng khi ngưng ép thì các bọt khí này lại nở ra bù co đuợc cho mẫu. Nhưng nếu làm cách này thì độ bền ngược lại độ bền lại giảm 1,3 - 1,5 lần độ bóng bề mặt lại ko cao.

Theo nguyên cứu người ta cải thiện hệ sáp trên thêm một bước tiến hơn đó là ngoài PS người ta còn thêm etylxenluloza và đặt tên hệ này là PSE có khắc phục được hệ PS là có độ co dài giảm 40-60% nhưng độ bền tăng lên 1,5-2 lần, nhiệt độ biến mềm cao. rất thích hợp cho việc đúc các vật đúc có khổí lượng lớn hơn so với PS

Tỉ lệ hệ sáp này là etylxenluloza từ 5-15% còn lại là PS tỉ lệ 50:50 như đề cập ở trên.

Tài liệu tham khảo:
Các phương pháp và công nghệ đúc đặc biệt - Nguyễn Ngọc Hà
www.shawprocess.co.uk
 
Last edited:
C

cường bkHn

A cho em hỏi về làm sạch sản phẩm được không ạ
Máy moc thiết bị hay hóa chất để phá vỡ liên kết trong khuôn cát nước thủy tinh
 
Top