làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

  • Thread starter kevin_lee
  • Ngày mở chủ đề
K

kevin_lee

Author
chi tiết gv giao cho em là giá chỉnh có dạng thế này.
[/url][/IMG]

khi NC 1 em gá lên măm cặp 3 chấu tiện thì gv hok chịu bảo là sẽ bị đảo dẫn đến không chính xác. Zậy làm sao hạn chế đảo khi gia công vậy mấy huynh
[/url][/IMG]
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Trục gá đàn hồi bạn nhé, theo mình thì dùng cái này cho tiện và mài tròn ngoài chi tiết dạng đĩa và bạc, sách công nghệ có hết mà.
 
Với NC1 thì chưa thể dùng trục gá được đâu. lỗ chưa gia công. bạn ghi đầy đủ kích thước đi.
 
K

kevin_lee

Author
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

SAo em tìm mà hok thấy nhắc đến cái trục gá đàn hồi bác ạ. Bác có tài liệu thì cho em xin nghiên cứu ạ. VỚi lại chi tiết em dạng càng.
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Bạn bị treo nick vì "hok", "Zậy",...Nhắc mà không sửa, mở nick khác vào chơi nhé
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Nguyên nhân đảo, rung là do chi tiết không đối xứng. Nên tâm lệch so với trục quay. Cách khắc phục là gắn thêm đối trọng nữa đưa tâm chi tiết trùng tâm trục chính.
Thân!

Trục gá đàn hổi vẫn rung như thường. Trục gá đàn hồi làm tăng độ đồng tâm giữa mặt trụ trong và mặt trụ ngoài.

Cái này của bạn là làm gì? Thiết kế đồ gá hay đồ án công nghệ?
 
Last edited:
K

kr_vietnam

Author
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

**Nguyên nhân đảo, rung là do chi tiết không đối xứng. Nên tâm lệch so với trục quay. Cách khắc phục là gắn thêm đối trọng nữa đưa tâm chi tiết trùng tâm trục chính***.
Theo như phương pháp của anh **bocaugai** thì đây là giải pháp tốt để chống rung,lắc cho chi tiết dạng càng.
Mình có thể góp ý thêm: Với chi tiết như bạn đã nêu thì để gia công được trên máy tiện thì lỗ phi 15 và lỗ rãnh 9 mm,và phi 30 (gia công thô trên máy phay phị 25~28).Đã được gia công trước trên máy phay.
Đến bước gia công trên máy tiện .Ta phải tính toán làm đồ gá phụ với mục đích là khắc phục độ đảo và độ rung lắc,như anh bocaugai đã nói. Với đồ gá phụ :bạn định vị chi tiết bằng bế mặt, một trong hai mặt đầu phi 40,sẽ định vị được 3 bậc tự do.Dùng một chốt trụ ngắn định vị phi 25~28.
Với phương pháp kẹp chặt:Dùng 2 con bulong kẹp chặt chi tiết vào đồ gá phụ qua 2 lỗ phi 15 va lỗ 9mm.thế là ok.
p/m:Hãy vận dụng tốt kiến thức và cái dầu sáng tạo....một đồ gá phụ để gia công hoàn thiện hết chi tiết đó.
hiện công ty mình làm nhiều chi tiết phức tạp hơn thế.
Chúc bạn thành công trong học tập và cuộc sống.
 
K

kevin_ck

Author
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Nguyên nhân đảo, rung là do chi tiết không đối xứng. Nên tâm lệch so với trục quay. Cách khắc phục là gắn thêm đối trọng nữa đưa tâm chi tiết trùng tâm trục chính.
Thân!

Trục gá đàn hổi vẫn rung như thường. Trục gá đàn hồi làm tăng độ đồng tâm giữa mặt trụ trong và mặt trụ ngoài.

Cái này của bạn là làm gì? Thiết kế đồ gá hay đồ án công nghệ?
Em đang làm đồ án công nghệ tại vì GV hướng dẫn hỏi nhưng mà em chưa biết cách trả lời.
Vâng! cho em hỏi một câu nữa ạ. Nguyên công này em thiết kế đồ gá

[/URL][/IMG]




Em dùng dao phay đĩa trên trường hợp này được không ạ. Máy em chọn là máy phay đứng.
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Mình sinh viên nên không biết bạn dùng phay đứng có được không. Sao ko dùng máy phay ngang nhỉ(6H82) mình thấy thường dùng máy phay ngang
Bạn cho mọi người xem bản vẽ thì tốt qua.
 
Last edited:

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!


Hình này cho thấy phương án định vị chưa đúng, bậc tịnh tiến dọc trục bị khống chế quá 1 lần do áp mặt phẳng bên trái mà còn áp gân càng tiếp xúc với chấu mâm cặp.
Nhận thấy đây là NC1 chi tiết đúc còn thô nên việc đảo và rung là không thể tránh khỏi, khó đảm bảo trùng tâm quay và việc tính toán gắn thêm đối trọng khá khó do chi tiết đúc còn thô khó có thể đồng đều nhau . Nên nguyên công dùng tiện là chưa hợp lý.


Gia công bằng dao phay đĩa nên thực hiện trên máy phay ngang dễ lắp đặt dao, thay vì lắp trên máy phay đứng thì trục dao phải chế và với lực cắt như thế sẽ dễ làm chuyển vị trục dao giảm độ chính xác gia công , sai lệch về vị trí hình học .
Mặt khác về kết cấu thì đáy của thân đế nên có khoảng tiếp túc vừa phải trên bàn máy, nên có rãnh dẫn hướng lắp then dẫn hướng trên bàn máy ở mặt đáy , ti chống xoay nên có phần phay phằng để dễ tháo lắp điều chỉnh .
Phần chốt trụ nhỏ lắp trên thân đồ gá vẽ bị thiếu nét nhé !
 
Last edited:
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Gắn đối trọng thường gắn lên đồ gá phụ và chi tiết định vị trên đồ gá phụ.
Nếu tiện với chi tiết này không có đối trọng là không thể. Chi tiết khá lệch.
Chấu cặp định vị 5 bặc, 3 bậc lên gân và 2 bậc mặt trụ mà bác Hiro
Nếu có bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh thì dể thảo luận hơn nhiều
Thông thường chi tiết dàng càng thì bề mặt làm việc và định vị chỉ là bề mặt lỗ và 2 mặt đâu. Còn trụ ngoài thấy toàn đúc và không gia công.( Đọc tham khảo các đồ án thấy thế:D)
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

@bocaugai

Hình chuẩn y

Theo phương án định vị của bạn

Bạn thấy có vấn đề gì không ?

@Kenvin : có thể giải thích cái khối tiếp xúc mặt bên trái của mặt trụ càng là gì vậy ?
 
Last edited:
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

@bocaugai

Hình chuẩn y

Theo phương án định vị của bạn

Bạn thấy có vấn đề gì không ?

@Kenvin : có thể giải thích cái khối tiếp xúc mặt bên trái của mặt trụ càng là gì vậy ?
hi, Em chào Anh Tuấn.
theo như em nghĩ có lẽ hình này tác giả vẽ không được chính xác lắm. Em nghĩ là định vị 3 bậc lên gân và 2 bậc lên trụ ah, còn mặt đầu bên trái chắc là bạn ấy vẽ không được chuẩn, đó chỉ là đường nét của chi tiết chứ không phải là khối tiếp xúc nào.hi
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

sao em dùng chức năng kia không có được, đành phải trả lời bài viết vậy.
vâng ah, theo em là dư đường ngang bên dưới ah!
 
K

kevin_ck

Author
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

@bocaugai

Hình chuẩn y

Theo phương án định vị của bạn

Bạn thấy có vấn đề gì không ?

@Kenvin : có thể giải thích cái khối tiếp xúc mặt bên trái của mặt trụ càng là gì vậy ?
Vâng có thể là em vẽ sai.Do đây là lần đầu làm cộng với kiến thức cũng chưa được vững lắm. Nên sai sót ạ

Đường vuông góc với đường màu đỏ thì em định vẽ là cái chấu kẹp nhưng mà bị khuất chi tiết nên không thấy rõ.

Do tiện chi tiết này ở nguyên công 1 có quá nhiều điều chưa hợp lý nên em định làm lại NC1 thay tiện bằng phay nhưng chưa biết phải định vị như thế nào.
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

sặc! Nguyên công 1 ah? giờ em mới để ý
Bạn nên xem lại bản vẽ chi tiết
Chọn chuẩn tinh chính, chuẩn thô lại rồi sắp xếp thứ tự nguyên công.
NC1 chắc phải tiện mặt đầu định vị phiến tỳ khía nhám lên gân(Vì gân không gia công nên chọn chuẩn thô) và khối V
Chuẩn tinh chính phải là lỗ fi 40 và mặt đầu
 
K

kevin_ck

Author
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

sặc! Nguyên công 1 ah? giờ em mới để ý
Bạn nên xem lại bản vẽ chi tiết
Chọn chuẩn tinh chính, chuẩn thô lại rồi sắp xếp thứ tự nguyên công.
NC1 chắc phải tiện mặt đầu định vị phiến tỳ khía nhám lên gân(Vì gân không gia công nên chọn chuẩn thô) và khối V
Chuẩn tinh chính phải là lỗ fi 40 và mặt đầu
Ban đầu em chọn gia công mặt đầu làm chuẩn xong rồi khoét và doa lỗ phi 40 trên máy tiện luôn. Nhưng kẹt nỗi là nó lại bị đảo giờ thì trong đầu rối hết lên cả. Không biết là nên chọn phay hay tiện nữa.
 
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Mấy bác cứ lo suy nghĩ đồ gá không á. mà cái quan trọng nhất của tiện lệch tâm là nằm ở tốc độ cắt gọt. đối với chi tiết của bạn nếu chọn phương án phay trên máy phay đứng là tốt nhất.<br>
Còn nếu quyết định tiện thì với lỗ pi 30 không cần đối trọng gì hết cứ bỏ lên tiện thôi. còn lỗ pi 22 thì có cái này mấy bác xem đuọc không. sao mình dính kèm không tải lên đươc vậy kìa.

https://lh3.googleusercontent.c
-69E_wVY/TvNC_LR_GNI/AAAAAAAAHfI/zR-6WG-L2R0/s1600/Aloxovn.com-Untitled.jpg



 
Last edited by a moderator:
Ðề: làm sao hạn chế đảo, rung, lắc, chi tiết khi tiện!

Mình không làm đồ án máy, đi thảo luận nghe thầy hướng dẫn thì chi tiết loại này dùng máy phay đứng cho gia công thô 2 mặt đầu + khoan khoét nếu cần tùy theo dạng phôi, máy doa cho gia công tinh theo pp chỉnh sẵn dao. phương án thì trình bày rất cụ thể trong sách công nghệ 1. Của bạn thêm cái pi 40 trụ ngoài gia công tiện cuối cùng. Nếu bạn không làm theo sách hướng dẫn thì chắc chắn sai, vì còn liên qua đến điều kiện làm việc của chi tiết dạng càng rất khắc nghiệt. ở đây gia công lỗ to trước, lỗ bé sau, tại sao thì trong sách cũng không có, phải làm thật, chi tiết làm việc bị hỏng ở lỗ to trước thì mới nhận thấy tại sao lại có thứ tự gia công như vậy. Cái thanh truyền động cơ bé tí với 2 cái lỗ nhưng chứa ẩn những phương án công nghệ thật tuyệt vời.
 
Top