Lắp chặt bằng phương pháp nung nóng vật bao

  • Thread starter CTM.MTA
  • Ngày mở chủ đề
C

CTM.MTA

Author
mình biết là phương pháp này có trong thực tế,chứng tỏ phương pháp này đúng.Nhưng tôi không hiểu một điều rằng:"trước khi lắp trục vào lỗ thì đường kính của trục đã lớn hơn đường kính của lỗ rồi(lắp chặt),nhưng khi ta tiến hành nung nóng vật bao(lỗ)thì đường kính ngoài của lỗ to ra còn đường kính trong nhỏ lại(kiến thức này học cấp 2 nói về sự giãn nở nung hình vành khăn).Thế thì sau khi nung vật bao thì đường kính của lỗ lại nhỏ hơn lúc chưa nung.vậy thì càng khó lắp hơn đúng không ạ!"theo các bác nguyên lý trên đúng không?nếu mà đúng thì người ta lắp như thế nào?
MONG SỰ GIÚP ĐỠ TẬN TÌNH CỦA CÁC BÁC!
 
Ðề: Lắp chặt bằng phương pháp nung nóng vật bao

Thực hiện mối lắp ghép chặt
- Lắp bằng máy ép nhờ lực chiều trục của nó ở nhiệt độ thường, gọi là lắp ép dọc.
- Lắp bằng cách nung nóng trước chi tiết bao (lỗ) hoặc làm lạnh chi tiết bị bao (trục) đến nhiệt độ xác định rồi tiến hành lắp, đây là phương pháp biến dạng nhiệt hay phương pháp ép ngang.
trong trường hợp đặc biệt hoặc trong chế tạo máy lớn thì khi tính nhiệt độ nung nóng (làm lạnh) cần phải tính đến sự giảm nhiệt độ (tăng nhiệt độ) do vận chuyển từ chỗ nung đến chỗ lắp.
 
C

CTM.MTA

Author
Ðề: Lắp chặt bằng phương pháp nung nóng vật bao

trước hết,cám ơn ban!
ý mình hỏi không phải vậy.
khi nung nóng vật bao thì đường kính của vật bao càng nhỏ hơn lúc chưa nung.Khi đó thì lắp khó khăn hơn.Nhưng thức tế lại lắp được,vậy thi họ lắp như thế nào?
mong được sự giúp đỡ của moi người
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Lắp chặt bằng phương pháp nung nóng vật bao

trước hết,cám ơn ban!
ý mình hỏi không phải vậy.
khi nung nóng vật bao thì đường kính của vật bao càng nhỏ hơn lúc chưa nung.Khi đó thì lắp khó khăn hơn.Nhưng thức tế lại lắp được,vậy thi họ lắp như thế nào?
mong được sự giúp đỡ của moi người
Ta biết là đối với vật liệu đẳng hướng (mọi hướng đều như nhau, kiểu như kim loại - phân biệt với vật liệu dị hướng kiểu thanh tre...) đều giãn nở khi tăng nhiệt độ với cùng một tỷ lệ theo mọi kích thước. Ví dụ, nếu nung nóng một vật hình khối hộp thì cả 3 chiều (dài, rộng và cao) đều tăng kích thước với cùng tỷ lệ, điều đó là đúng về lý thuyết và trên thực tế cũng hoàn toàn đúng như vậy.

Ví dụ, nếu ta có khối hộp với 3 kích thước dài x rộng x cao là 120 x 80 x 40 và sau khi nung nóng đến nhiệt độ xác định thì các kích thước sẽ tăng thêm 1%, nghĩa là ta sẽ có khối hộp 121.2 x 80.8 x 40.4.

Do đó, nhiều người hình dung là một hình vòng xuyến (hoặc hình vành khăn - tức là giống cái khăn quấn tròn đội trên đầu nam giới ngày xưa) khi bị nung nóng thì đường kính ngoài và chiều dày tăng lên, trong khi đường kính trong thì co lại. Thực tế không như vậy, và cả lý thuyết cũng cho thấy không như vậy, cả 3 kích thước này đều tăng với cùng tỷ lệ y chang như khối hộp.

Nếu ta có khối vòng xuyến với đường kính lớn x đường kính nhỏ x chiều dày bằng 120 x 80 x 40 thì sau khi nung nóng đến nhiệt độ xác định để các kích thước sẽ tăng thêm 1%, chắc chắn là ta sẽ có khối vòng xuyến 121.2 x 80.8 x 40.4. Ta kiểm tra xem các kích thước khác của vòng xuyến này sẽ tăng theo tỷ lệ bao nhiêu, ví dụ chênh lệch đường kính ban đầu là 120 - 80 = 40 mm; sau khi nung thì chênh lệch này bằng 121.2 - 80.8 = 40.4 mm, có nghĩa là chênh lệch đường kính cũng tăng thêm 1%. Giả sử đường kính lỗ mà thu nhỏ lại hoặc có giá trị khác 80.8 thì chắc chắn là tỷ lệ này sẽ khác tỷ lệ chung 1% và như vậy là trái với tính chất giãn nở nêu trên.

Do vậy, cậu hãy yên tâm nung nóng vật bao cho các mối ghép theo chế độ lắp chặt, tất nhiên cần tính toán để có được nhiệt độ nung cần thiết đủ để lắp, tránh nung tới nhiệt độ quá cao, có thể ảnh hưởng tới cơ lý tính của vật liệu.
 
Top