Lựa Chọn Dao Phay ?

Author
Chào các anh !
Hiện em đang làm luận văn tốt nghiệp ("Thết kế khuôn đúc: Tay dên máy nén khí" )
Trong phần gia công CNC
Em đang phân vân trong việc chọn dao. Không biết mình chọn vậy có đúng không nữa :)42: em mới học CNC thôi, chưa làm thực tế bao giờ). Mong mấy anh giúp đỡ :63: .

Em xin mô tả:
Phần khuôn cố định:


Link file .prt: http://www.mediafire.com/download.php?yooutnxjjdt
Link file .igs: http://www.mediafire.com/download.php?jqyo2k1jymy


I
. Trong Lòng khuôn, em định Dùng dao phay Phi 4, phá thô.
Dao phay: Hitachi
Lượng ăn dao ngang = 2 mm
Lượng ăn dao xuống = 2mm
Tốc độ trục chính (spindle), Cut_feed. như trong hình sau (phần em khoanh đỏ)

link: http://www.mediafire.com/download.php?zdznz2mnkij
Sẽ còn những phần nằm dưới đáy dao Phi 4 không phay tới.

II. Sau đó em tiếp tục phay thô với dao phi 2.
Dao phay : hitachi
Spindle_speed và cut_feed như trong hình


link: http://www.mediafire.com/download.php?uwdmmez2wvz
Phần lượng ăn dao ở đây cũng làm em phân vân, trong hình trên (Catalog của Hitachi), thì với dao đường kính 2mm, lượng ăn dao ngang xuống depth of cut = 0.8, nhưng lượng ăn dao ngang WOC = 0.07 (quá nhỏ nếu dùng phay thô). nên em định chỉnh lại là khỏang 0.5mm. nhưng không biết chạy vậy có làm gãy dao không (vì những thông số trên là của hãng chế tạo đưa ra, và khuyên dùng :43: )
III. Phay bán tinh
Dao phay: Hitachi (Ball milling)
Lượng ăn dao ngang = 0,42mm
Lượng dao ăn xuống = 0,14mm
Spindle , Cut _ feed như hình chụp

link: http://www.mediafire.com/download.php?2iznzycmzrj
IV. phần phay tinh:
Em định dùng lại dao 2mm ở trên,
Lượng ăn dao khỏang 0.01mm

----------------------------------------------------------------------------------------------
Xin các anh chỉ bảo thêm :106:

Lâu lắm mới thấy một câu hỏi đồ án viết lách đàng hoàng, cẩn thận như thế này, cảm ơn bạn nhiều. Rất đáng hoan nghênh, hãy phát huy nhé - admin
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Chắc hẳn trong đây có nhiều người có kinh nghiệm. Các anh chia sẻ cho em một chút kinh nghiệm với.!:63:
 
H

H.T. NGÔN

Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Trả lời câu hỏi này thì hơi khó đấy . Nó phụ thuộc vào vật liệu làm khuôn . Vật liệu của dao phay .
Một điều quan trọng khác nữa là được sử dụng trên máy nào ( độ cứng chắc của máy ) máy to nặng thì ít bị rung thì dao phay chạy sẻ êm hơn . Nhưng theo kinh nghiệm thực tế thì tất cả thông số mình chỉ dùng 3/4 ...( 75 % )thông số lý thuyết của Catalog .
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Tuấn post file nửa khuôn cái mà em định gia công với định dạng .igs lên thì có thể anh và mọi người giúp được ..có phải ai cũng dùng và cài ProE đâu mà em gửi định dạng .prt lên???!
 
Author
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

@lddung2010: :4: sorry !. em cũng quên mất. em đã up lại đó, Mong anh và mọi người giúp đỡ .

@H.T.NGÔN : Khuôn của em dùng để đúc hợp kim nhôm (ADC12), Khuôn làm từ thép SKD61.

 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Em chọn vật liệu làm khuôn được rồi. Với khuôn dập nguội thường là SKD11 còn ép nóng thì SKD61 . nếu đã nhiệt luyện rồi mới phay thì Hrc lên 55 60..không phải đơn giản đâu em ạ! Em dùng dao 4 và dao 2 cũng được nhưng với dao 2 muốn đạt độ bóng và đẹp thì tốc độ phải trên 10 đến 15 000rpm thô z-0.1 f2000/ Dao 4 S8000 F3000 z-0.1(nếu dao tốt) . gia công tinh dao 2 s16000 F1200 z-0.05 dao 4 tương tự .Mặt khác với khe hẹp và sâu như thế nên kết hợp cả phương pháp xung điện sẽ tốt hơn.
*Còn điều này nữa,dao cầu "ball cuter" loại em định dùng là D2R1 và D4R2 chỉ hiệu quả khi gia công tinh hoặc bán tinh thôi còn gia công thô không hiệu quả,rất tốn thời gian..Em chọn dao corner radius hoặc không tìm được thì tìm dao phẳng D2R0 và D4R0 kết hợp dao D2R1 và D4R2 phay đáy dưới còn lại. Cuối cùng phay tinh dùng dao cầu .Ngoài ra khi cắt không được dùng làm mát chất lỏng mà chỉ dùng khí nén.Như vậy mới hiệu quả, năng suất và độ bóng cao!..tuy vậy muốn như ý thì yêu cầu người đứng máy có nhiều kinh nghiệm để điều chỉnh chế độ căt cho hợp lý.Chúc em thành công!
 
Last edited:
Lượt thích: Done
Author
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Em chọn vật liệu làm khuôn chưa ổn lắm. Với khuôn dập nguội thường là SKD61 còn ép nóng thì SKD11 . nếu đã nhiệt luyện rồi mới phay thì Hrc lên 55 60..không phải đơn giản đâu em ạ! Em dùng dao 4 và dao 2 cũng được nhưng với dao 2 muốn đạt độ bóng và đẹp thì tốc độ phải trên 10 đến 15 000rpm thô z-0.1 f2000/ Dao 4 S8000 F3000 z-0.1(nếu dao tốt) . gia công tinh dao 2 s16000 F1200 z-0.05 dao 4 tương tự .Mặt khác với khe hẹp và sâu như thế nên kết hợp cả phương pháp xung điện sẽ tốt hơn.
*Còn điều này nữa,dao cầu "ball cuter" loại em định dùng là D2R1 và D4R2 chỉ hiệu quả khi gia công tinh hoặc bán tinh thôi còn gia công thô không hiệu quả,rất tốn thời gian..Em chọn dao corner radius hoặc không tìm được thì tìm dao phẳng D2R0 và D4R0 kết hợp dao D2R1 và D4R2 phay đáy dưới còn lại. Cuối cùng phay tinh dùng dao cầu .Ngoài ra khi cắt không được dùng làm mát chất lỏng mà chỉ dùng khí nén.Như vậy mới hiệu quả, năng suất và độ bóng cao!..tuy vậy muốn như ý thì yêu cầu người đứng máy có nhiều kinh nghiệm để điều chỉnh chế độ căt cho hợp lý.Chúc em thành công!
Em cảm ơn anh lddung2010 nhiều (bấm thanks luôn rồi đó... :4:)
nhưng em còn một câu hỏi nữa là:
Nếu mình chỉ dùng phương pháp phay thôi (không kết hợp với xung điện) thì khuôn có đảm bảo độ bóng không ạh?
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Em cảm ơn anh lddung2010 nhiều (bấm thanks luôn rồi đó... :4:)
nhưng em còn một câu hỏi nữa là:
Nếu mình chỉ dùng phương pháp phay thôi (không kết hợp với xung điện) thì khuôn có đảm bảo độ bóng không ạh?

Phay tinh sẽ cho ta cảm giác là độ bóng cao hơn xung điện EDM.

Tuy nhiên về lí thuyết thì cả 2 đều đạt được tam giác 7 (3 tam giác ngược).
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Thực ra chi tiết tay biên đại đa số người ta dùng vật liệu thép có khả năng chịu uốn, nén với cường độ cao, tải trọng thay đổi đột ngột , nếu làm hợp kim nhôm sẽ đắt hơn nhiều! xét về tính công nghệ , thân tay biên không cần độ bóng hay chính xác cao lắm mà cái cần chính xác là 2 cái lỗ kìa! còn bình thường người ta dùng rèn dập để tao ra phôi tay biên , khiến nó vừa có cơ tính cao vừa rẻ tiền !
*Về vấn đề độ bóng của Xung điện thì hoàn toàn có thể đạt độ bóng cao hơn phay nhiều! Đừng cho là nó thô ráp (vì hầu hết các máy xung và điều kiện ở Việt nam không được cao, phóng được ra biên dạng là may lắm rồi...sau đó là "đánh tay"..) . thưc ra với trình độ gia công điện cực cao và máy tốt + tay nghề người điều khiển máy xung đẳng cấp thì hoàn hoàn có thể phóng ra những mặt gương! theo đúng nghĩa đen! có điều như vậy giá thành rất cao và ở các xưởng khuôn VN rất khó để đạt được.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Nhìn cách bạn chọn dao như vậy, có thể nói bạn đã chọn khá chính xác, tuy nhiên theo như anh Mr.Giang có nói bạn phải quan tâm đến vật liệu là gì, máy cứng vửng như thể nào - cái này rất quan trọng. Bạn dùng phần mềm tính chế độ cắt của Sandvik hay Seco hoặc Sumitomo thì cách thức và các yêu cầu khá chính xác - nó yêu cầu bạn nhập các thông số yêu cầu, nếu là dân Cơ Khí Chế Tạo nên thủ sẳn cho mìmh một cuốn catalog dao cắt và phần mềm tính chế độ cắt - theo mình Sandvik tuyệt nhất, bạn search trong room mình có post đấy. Ngoài ra dao thô và dao tinh khác nhau, tinh nhiều lưởi cắt hơn, không ai dùng cùng một con gia công cho cả thô và tinh. - HIện tại người ta dùng dao dùng Insert nhiều nên khi tính chế độ cắt còn tình cho cả loại Insert nào thì đạt được độ bóng tốt hơn.

Thông thường để gia công khuôn, phải dùng Draft Analysis và Slope Analysis trước, khi đó tính được các góc slope của khuôn, dùng dao gì cho chính xác, để gia công hết các góc round nhỏ và chổ nào gia công không được sẽ bắn điện EDM. thông thường phay cho độ chính xác cao hơn bắn điện EDM.

Bạn phay phá bằng con dao phi 2 và 4, chắc chắn một điều sẽ rất dể gảy dao, nên chọn feed, depth cut =60% feed trung bình tra từ bảng, bạn nên chọn overfeed là 30-40%, khi dao chạy thẳng (feed nhanh lên 130%) hay cong (feed cần chậm lại 70%).
 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

thông thường phay cho độ chính xác cao hơn bắn điện EDM.
Híc! Độ chính xác gia công EDM cao hơn hẳn phay Pkjp80 ạ!

Ta thường hay thấy mấy cái sản phẩm bắn điện nhám xì là do người ta dùng máy TQ làm hoặc máy để ở chế độ bắn thô!

Gia công EDM tinh có thể đạt độ nhám Rmax khoảng 2.5micron

Cò gia công microEDM có thể đạt tới Rmax = 1 micron


Tuy nhiên gia công tinh thì thời gian EDM rất lâu!
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Híc! Độ chính xác gia công EDM cao hơn hẳn phay Pkjp80 ạ!

Ta thường hay thấy mấy cái sản phẩm bắn điện nhám xì là do người ta dùng máy TQ làm hoặc máy để ở chế độ bắn thô!

Gia công EDM tinh có thể đạt độ nhám Rmax khoảng 2.5micron

Cò gia công microEDM có thể đạt tới Rmax = 1 micron


Tuy nhiên gia công tinh thì thời gian EDM rất lâu!
Anh Giang nói đúng đấy, có điều độ chính xác hơn hẳn thì chưa đúng lắm..Xét về chính xác thì xung điện đạt dưới 0.01 là rất khó rồi..trong khi phay thì không khó như vậy.Độ bóng đúng là hơn hẳn phay! để gia công đạt độ bóng cao (mặt gương ) đối với các "cao thủ" trong ngành xung điện thì chỉ dưới 15' hoặc thậm chí 5' thôi !:3:
 
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Em thấy mấy anh so sánh không thống nhất giữa mấy khái niệm "độ bóng", "độ nhám" , "độ chính xác".(thực ra không nên dùng khái niệm "độ bóng" thì phải, em thấy "nhám bề mặt" và "cấp độ nhám" hay được dùng hơn)
Về độ chính xác (đánh giá qua IT grades) thì em chưa có cơ sở với EDM hay microEDM.
Nhưng nhám bề mặt mà EDM và phay(milling) đạt được thì em thấy như thế này(milling đạt Ra nhỏ hơn EDM):


Em chọn vật liệu làm khuôn được rồi. Với khuôn dập nguội thường là SKD11 còn ép nóng thì SKD61 . nếu đã nhiệt luyện rồi mới phay thì Hrc lên 55 60..không phải đơn giản đâu em ạ
@lddung2010: Quả thực không đơn giản, nhưng cũng không quá khó để có thể "soi gương" sau phay SKD đạt HRC50-60:(xin mạn phép trao đổ mặc dù đề tài này đã cũ)
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

đây chỉ cho ra "độ bóng" như inox ống pô xe máy thôi, vẫn còn nhìn thấy vết dao và ảnh bị méo chưa dùng để soi gương cạo râu được.SKD 11 và 61 sau nhiệt luyện là bình thường với các khuôn cỡ trung bình và nhỏ...khi khuôn siêu chính xác, giá rất cao ,sẽ nhiệt luyện trước gia công. Còn về "độ bóng" cao nhất có thể đạt thì nó chỉ đứng sau công đoạn đánh bóng của mấy chú lắp ráp thôi .Có thể dùng để làm mặt gương theo đúng nghĩa đen mà không gây ra vết gì .1VD điển hình là các khuôn màn hình của các loại điện thoại , đồ chơi cao cấp như Iphone, nintendo, ipod là do xung điện phóng lần cuối cùng đấy, không hề có tác động cơ học nào.SP nhựa còn soi gương được mà hình ảnh ổn định không bị méo...
 
Last edited:
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Khuôn hoặc chi tiết cần độ bóng cao mình toàn thấy đi mạ chrome, ít ai dùng mặt gia công trực tiếp. Nói chung đánh bóng để soi gương được thì khó hơn mạ nhiều. Còn việc nói EDM chính xác hơn phay thì mình nghĩ không chính xác, trong khi EDM độ chính xác và độ bóng phụ thuộc rất nhiều vào việc chế tạo điện cực, mà điện cực thường chế tạo bằng phay/ tiện.
Best regards.
 
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

ko biết bác lddung lấy thông tin các khuôn ép ra sp nhựa soi gương được là do EDM tạo ra ở đâu thế? mình đang sài máy bắn SODICK đời 2010 nhưng ko thể bắn được như vậy. bác lldung có thể hỗ trợ phần này ko?
mình cũng từng làm khuôn như thế bề mặt bóng ko xi do tạo gợn sóng trên sản phẩm mà phải chà nhám 400->600->800->1200->1600->2000 cũng khá vất vả nhưng bóng như gương.
 
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

đây chỉ cho ra "độ bóng" như inox ống pô xe máy thôi, vẫn còn nhìn thấy vết dao và ảnh bị méo chưa dùng để soi gương cạo râu được.SKD 11 và 61 sau nhiệt luyện là bình thường với các khuôn cỡ trung bình và nhỏ...khi khuôn siêu chính xác, giá rất cao ,sẽ nhiệt luyện trước gia công. Còn về "độ bóng" cao nhất có thể đạt thì nó chỉ đứng sau công đoạn đánh bóng của mấy chú lắp ráp thôi .Có thể dùng để làm mặt gương theo đúng nghĩa đen mà không gây ra vết gì .1VD điển hình là các khuôn màn hình của các loại điện thoại , đồ chơi cao cấp như Iphone, nintendo, ipod là do xung điện phóng lần cuối cùng đấy, không hề có tác động cơ học nào.SP nhựa còn soi gương được mà hình ảnh ổn định không bị méo...
Em cũng có thắc mắc giống tct9090 là làm thế nào dùng EDM lại đạt độ bóng như anh Dũng nói. Em mới chỉ được chứng kiến qua mài bằng tay để đạt độ bóng như soi gương mà thôi. Em cũng chứng kiến khi bắn EDM, thường thấy vét xém và có chút sần sùi như bề mặt gang ấy.
 
L

longho974

Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

kinh nghiệm thực tế khi khai báo cho dao nè:
D4 : 0.2 - 1.7 (dao dộng 1 or 2 dem tùy)
BM-D4 : 0.2 - 0.2 or 0.16 -0.16
D2 : 0.11 - 0.7
BM-D2 : 0.11 - 0.11
đó là lượng ăn dao: sâu và bước dao ngang
* khuôn dập xén thường dùng vật liệu C55 hiếm cty nào dùng tới SKD vì làm tăng giá thành sp
* Ăn điện thực tế ko có đạt độ bóng như bạn nói đâu, ăn điện để lại độ nhám cao, và vùng sp được ăn điện rất khó làm bóng vì vật liệu bị biến cứng. nên ăn điện chỉ dùng bắn gân, hay vét sắc những góc mà cnc ko làm được.
* thép SKD đi nung rồi gia công à? lúc này chắc dùng dao cứng như kim cương để gia công nó ấy nhỉ. SKD mà nung lên nó đạt độ cứng nhiêu ko? lúc đó bạn đưa con dao nào nó rụng răn hết con đó...
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

- Theo mình bắn điện không đạt độ bóng cao soi gương (vì chưa thấy bao giờ). Nhưng việc bạn nói bắn điện bị biến cứng thì nên xem lại, bắn điện là phương pháp gia công không tạo áp lực, không tạo ứng suất, không tạo nhiệt độ cao nên không có chuyện biến cứng ở đây. Đồng ý với bạn các chi tiết dạng hốc có góc cạnh thì phải gia công bằng EDM, và các dạng như ren vặn nắp chai, gân... đa số gia công bằng EDM.
- SKD11 hay SKD61 nhiệt luyện đạt trên 62HRC rồi gia công lại là chuyện bình thường, mình vẫn dùng làm dao lắp miệng khuôn thổi. Đa số tiện, phay thì ít hơn nhưng vẫn làm nhiều. Dao hợp kim đủ sức gia công, không cần đến kim cương, dĩ nhiên kim cương là tốt hơn. Các khuôn cao cấp độ chính xác cao, kích thước không lớn đại đa số gia công tên thép pre-heat treatment đạt khoảng trên dưới 40HRC, cao hơn 50HRC tương đối hiếm.
Thanks.
 
Last edited by a moderator:
L

longho974

Ðề: Lựa Chọn Dao Phay ?

Bắn điện sao ko biến cứng, bạn thấy thực tế chưa. chứ tui gặp hàng ngày ở công ty, vùng nào ăn điện rồi thì làm bóng rất khó vì nó cứng hơn các vùng khác (EX: thép c45 - c55). Mình chưa biết công ty nào dám nhiệt luyện SKD11 lên rồi gia công Phay CNC lại (tiện thì chắc được vì tiện có dao gia công được độ cứng đó và định hình sản phẩm đơn giản giá thành dao cũng không cao). Công ty tui tầm cỡ quốc tế mà chưa dám gia công thế, chỉ dám gia công xong thử sản phẩm đạt mới cho tôi.:37:
 
Top