LÝ LUẬN VỀ ĐƯỜNG CONG PARAMETRIC

ME

Active Member
Author
Bài viết này là của Quế Thanh ở diễn đàn Thư viện cộng đồng. ME xin phép chép sang bên này cho bà con theo dõi. QT cũng là thành viên của Meslab.
......................................................

1. Đường cong Parametric
Khái niệm đường cong Parametric được đưa vào Granite Kernel của Pro-E đầu tiên và hiện tại được các phần mềm CAD ứng dụng , rất tiện lợi cho việc thiết kế cơ khí khi mà nhà thiết kế cần phải thay đổi các thông số trong bản vẻ hay trong quá trình thay đổi thiết kế. Trong bài viết này sẽ giả thích cho các bạn hiểu về khái niệm cũng như lý luận toán của đường cong Parametric.
Đường cong Parametric là một tập hợp điểm (x,y,z) thay đổi đối ứng với giá trị biến số mặc định t của hàm số.
P(t) = [x(t) y(t) z(t)]
Nếu tọa độ một điểm được biểu thị trong không gian 3 chiều là (x,y,z) thì khi giá trị của biến số t thay đổi nhiệm ý trong một khoảng nào đó thì ta sẽ được một tập hợp các điểm liên tục trong khoảng không gian mà giá trị t thay đổi . Tập hợp điểm này sẽ vẻ trong không gian 3D một đường cong không gian . Như vậy có thể định nghĩa
"Đường cong Parametric là một đường cong trong không gian 3D được tạo từ quỹ tích của một tập hợp "điểm" (Vị trí véc tơ) thay đổi đối ứng với giá trị biến thiên nhiệm ý của biến số t". Thí dụ biến số t thay đổi nhiệm ý trong khoảng 0 đến 1 thì sẽ được hình dưới đây .



2. Vi phân bậc 1 của đường cong Parametric
Để tính độ sai lệch giửa 2 vị trí vector khi biến số t thay đổi một khoảng là Δt. Khi giá trị Δt tiến gần đến zero thì ta sẽ có vi phân bậc 1 của hàm P(t) với công thức sau .



P'(t) = (d(P(t)/dt)=lim((P(t+Δt)-P(t))/(Δt)) ( với Δt--->0)
Công thức này sẽ giúp ta tìm ra lượng biến thiên của vị trí vector ứng với một đơn vị biến số t . Còn có thể gọi là Vector tiếp tuyến . Nếu giá trị biến số t là giá trị của thời gian thì ta có thể gọi là Vector Tốc độ .



3. Vi phân bậc 2 của đường cong Parametric
Bây giờ chúng ta cùng suy nghĩ về sự biến thiên của vector tiếp tuyến của đường cong Parametric .
Khi mà giá trị Δt biến thiên gần bằng zero thì tỷ số biến thiên của vector tiếp tuyến sẽ là một hàm vi phân bậc 2 của hàm P(t)



P''(t)= d(P'(t)/dt)=lim ((P'(t+Δt)-P'(t))/(Δt)) ( với Δt---->0)
Công thức này sẽ giúp ta tìm ra độ biến vị của vector tiếp tuyến ứng với một đơn vị biến số t, Còn có thể gọi là Vector Gia tốc. Từ công thức này chúng ta sẽ phân giải ra được 2 vector tiếp tuyến và vector pháp tuyến .

 

ME

Active Member
Author
Nếu QT post đủ 4 bài cơ bản về CAD thì ME sẽ nghiên cứu viết tiếp. Nếu anh Huythanh mà ra tay nữa thì tuyệt!
 
N

ntminh176

bài hay thế này mà ko ai hưởng ứng:
Buồn thế!
 
Cho em hỏi "Thuật toán hình học đường cong trong thiết kế và gia công"

nhờ các bác giúp em với!
cảm ơn các bác nhiều
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Hi hi, vần đề này quả là cao siêu, chỉ có các bậc tiền bối mới hiểu được, ở dhbk hcm có cô trinh viết nguyên một cuốn sách về cái này, toàn là đạo hàm, tích phân f(x,y,z) ma trận ...cái này, nhưng theo em biết nó là viên gạch đẩ xây dựng nên ngôi nhà cad/cam khổng lồ.

ngoài thực tế em thấy tất cả các phần mềm cad/cam, về đường cong tham số thì chỉ vẻ được arc và đường s-pl
đường cong tự do - cái này chỉ có thể modify bằng cách rê, kéo nó thôi. Cho nên để vẽ các đường freeform thì thường dùng thiết kế ngược, đo một đám mây điểm rồi tử điểm này tạo curve và surface và solid.
 
Top