Lý thuyết đồ gá

  • Thread starter thienbao_tkqn
  • Ngày mở chủ đề
T

thienbao_tkqn

Author
Các bạn có thể trả lời giúp mình những câu hỏi này không:
- căn cứ vào những yếu tố nào để xác định số bậc tự do cần khống chế khi định vị để gia công?
- sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chốt tỳ phụ và chốt tỳ điều chỉnh?
-giải thích trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng?
 
Các bạn có thể trả lời giúp mình những câu hỏi này không:
- căn cứ vào những yếu tố nào để xác định số bậc tự do cần khống chế khi định vị để gia công?
- sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chốt tỳ phụ và chốt tỳ điều chỉnh?
-giải thích trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng?
-Căn cứ vào hình dáng hình học và bề mặt cần gia công, tương quan về vị trí cũng như kích thước của phần cần gia công để xác định số bậc tự do cần hạn chế trong nguyên công đang cần gia công.
Và ngoài ra nó còn phải phụ thuộc vào kích thước cũng như hình dáng hình học của cả chi tiết nữa.
-Chốt tì phụ & và chốt tì điều chỉnh:
- Chốt tì phụ có giá trị khi định vị khi dùng làm chuẩn thô.
- Chốt tì điểu chỉnh có tạc dụng tăng cứng cho chi tiết không có tác dụng định vị
- Mặt phẳng định vị ba bậc tự do là gồm hạn chế các chuyển động quay quoanh trục x, y và một chuyển động tịnh tiến theo trục Z,
và một chốt có phương song song với mặt phẳng hạn chế 1 bậc tự do tịnh tiến theo 1 trục nào đó x hoặc y trong mặt phẳng oxy.


P/S: Tóm lại khi học về môn ĐỒ GÁ chúng ta cần phân biệt dõ ba khái niêm cơ bản và rất quan trọng là : Chuẩn , định vị, và kẹp chặt và mối quan hệ giữa ba khái niệm này như thế nào???
Đặc biệt các khãi niệm như Chuẩn, hạn chế bậc tự do, định vị có mối quan hệ gì không, có thể nói ba khái niệm này có tính đồng nhất không? ...
 
T

thienbao_tkqn

Author
Chốt tì phụ & và chốt tì điều chỉnh

Vậy giống nhau giữa chốt tỳ phụ & chốt tỳ điều chỉnh là gì?
À bạn có nhầm không. chốt tỳ phụ mới không tham gia vào quá trình định vị chứ
 

TYA

Well-Known Member
Vậy giống nhau giữa chốt tỳ phụ & chốt tỳ điều chỉnh là gì?
À bạn có nhầm không. chốt tỳ phụ mới không tham gia vào quá trình định vị chứ
Câu trả lời của yoyopop đúng rồi còn "mặc cả". Chốt tì điều chỉnh là chốt có hành trình, ban đầu định vị bởi các chi tiết khác, sau khi định vị xong kẹp chặt lại và lúc đó mới chỉnh hành trình cho chốt tì điều chỉnh tiếp xúc vào mặt vật g/c rồi hãm lại => Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ lực cắt hạn chế chuyển vị
 
xin mấy anh cho em hỏi em có bài tập đồ gá này mong mọi người giúp đỡ xem em chỉnh lại sơ đồ gá đặt đc chưa ạ

đây là đề bài


đây là bản vẽ sửa lại sơ đồ gá đặt


em dùng chốt trụ ngắn hạn chế 2 BTD ở mặt C

mặt D dùng chốt chụ trám khống chế 1 BTD chuyển lực kẹp chặt
không biết như thế đã đúng chưa ạ mong mọi người giúp em với ạ em xin cám ơn !
 
Last edited:
xin mấy anh cho em hỏi em có bài tập đồ gá này mong mọi người giúp đỡ xem em chỉnh lại sơ đồ gá đặt đc chưa ạ

đây là đề bài


đây là bản vẽ sửa lại sơ đồ gá đặt


em dùng chốt trụ ngắn hạn chế 2 BTD ở mặt C

mặt D dùng chốt chụ trám khống chế 1 BTD chuyển lực kẹp chặt
không biết như thế đã đúng chưa ạ mong mọi người giúp em với ạ em xin cám ơn !

Hì hì hình vẽ bạn thể hiện thiếu mất rồi, về nguyên tắc thì bạn định vị như thế là đúng rồi về kẹp chặt thì chỉ khuyên bạn thế này(xét về lí thuyết thôi nha:D)
về lí thuyết thì chúng ta yêu cầu lực kẹp phải vuông góc với bề mặt gia công để tránh phá huỷ định vị.
Nên bạn gia công rãnh mà chi tiết yêu cầu cần có thì theo mình nghĩ nên chuyển về mặt A dùng làm mặt kẹp chặt luôn :).
Còn về định vị thì với chi tiết bạn có định vị như thế không có gì là vấn đề cả xong nếu như vậy mà bạn kẹp theo phương ngang kô sợ nó hư hết định vị sao chưa kể đến chốt trụ ngắn và chốt trám bạn sử dụng kô đủ cứng vững và xét về tỉ lệ chiều dài lỗ và chiều dài định vị kô đảm bảo có thể bị gây lật trong mặt phẳng định vị.
Nếu chi tiết mà yêu cầu kích thước(chuẩn kích thước tương quan hai lỗ để lấy làm chủân đặt kích thước rãnh thì như bạn là ok có điều chú ý về phương đặt lực kẹp :">.

Còn nếu chuẩn kích thước là các mặt bên thì chúng ta nên dùng hai mặt bên làm chuẩn định vị = chuẩn kích thước thì sẽ đẹp hơn tránh gây sai số chuẩn :D.
và nếu muốn đặt lực kẹp như ý bạn thì nên đặt 2 chốt tỳ theo phương ngang và tiếp xúc vào mặt phẳng có chiều dài 160 đó có hay hơn kô, về nguyên lí thì như etô đó bạn tưởng tượng đc ra chứ:D.
hehe trên đây là vài ý kiến mọn đóng góp có gì sai mong bỏ qua:67:
HẾT :3:
 
J

jupiter

Author
Ðề: lý thuyết đồ gá

em nghĩ nên hạn chế BTD 2 mặt bên để đảm bảo kích thước 160 & 60 để ko gây ra sai số chuẩn .......? bác yopopopv cho em ý kiến với ạ em cũng mới học đồ gá kỳ này nên cũng ko chắc lắm ạ thank bác .
 
Ðề: lý thuyết đồ gá

em nghĩ nên hạn chế BTD 2 mặt bên để đảm bảo kích thước 160 & 60 để ko gây ra sai số chuẩn .......? bác yopopopv cho em ý kiến với ạ em cũng mới học đồ gá kỳ này nên cũng ko chắc lắm ạ thank bác .
Vấn đề là bạn ấy chỉ cần gá đặt để gia công rãnh thôi bạn ạ.
 
Ðề: lý thuyết đồ gá

anh poyoyopv cho em hỏi khi kẹp chặt thì gồm 2 quá trình
+ dịnh vị
+ kẹp chặt
thường thì quá trình định vị xảy ra trước quá trình kẹp chăt. vậy có khi nào kẹp chặt trước và định vị sau không ?
nếu có anh có thể cho ví dụ cụ thể.em xin cảm ơn.
 
Ðề: lý thuyết đồ gá

anh yopopovp (hí hí bạn nhầm tên tớ rùi) cho em hỏi khi kẹp chặt thì gồm 2 quá trình
+ dịnh vị
+ kẹp chặt
thường thì quá trình định vị xảy ra trước quá trình kẹp chăt. vậy có khi nào kẹp chặt trước và định vị sau không ?
nếu có anh có thể cho ví dụ cụ thể.em xin cảm ơn.
Quá trình gá đặt gồm quá trình định vị và kẹp chặt .


khi cần gá kẹp chi tiết hay cụm chi tiết có kích thước cồng kềnh quá khổ quá tải hay hình dạng đặc biệt nào đó thì vẫn có thể KẸP trc khi định vị tức là người ta kẹp (hờ) rồi định vị sau đó huỷ mối kẹp đó đi rồi tiến hành định vị -> kẹp chặt.
Một ví dụ như Hàn Đính.
 
N

nguyenbahoc

Author
Ðề: lý thuyết đồ gá

Anh Yopopo ah, cho em hỏi chút được không ah? Hàn đính them em nghĩ thì vẫn định vị xảy ra trước thì phải. Vì trước khi hàn đính ta vẫn phải định vị cho nó có 1 vị trí nhất định so với đường (điểm hay mặt)nào đó. Sau đó mới bắt đầu hàn đính?
 
Ðề: lý thuyết đồ gá

nguyenbahoc ah.anh yopopovp nói là trước khi định vị thì chỉ kẹp hờ thôi,rồi định vị sau đó hủy mối kẹp đi rồi lại định vị -> kẹp chặt mà.như vậy là quá trình kẹp chặt vẫn diễn ra sau cùng .
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: lý thuyết đồ gá

nguyenbahoc ah.anh yopopovp nói là trước khi định vị thì chỉ kẹp hờ thôi,rồi định vị sau đó hủy mối kẹp đi rồi lại định vị -> kẹp chặt mà.như vậy là quá trình kẹp chặt vẫn diễn ra sau cùng .
Đúng rồi , mối hàn ấy không phải là Định vị mà cũng chẳng phải Kẹp chặt! Không bao giờ kẹp chặt xảy ra trước định vị! Chết thật, mọi người nhầm lẫn hết các khái niệm về Gá đặt rồi ....Vấn đề về Gá đặt (Định vị + Kẹp chặt ) được trình bày rất rõ và chi tiết trong sách Công nghệ chế tạo máy GS TS Trần Văn Địch (chủ biên).
 
Last edited:
Ðề: lý thuyết đồ gá

anh lddung2010 ah.bọn em chỉ mới học về đồ gá thui.nhưng nghe thấy giáo em nói thì có trường hợp kẹp chặt sảy ra trước định vị thì phải.mong anh giải thích rõ vấn đề này cho tụi em nhe.em xin cảm ơn
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: lý thuyết đồ gá

anh lddung2010 ah.bọn em chỉ mới học về đồ gá thui.nhưng nghe thấy giáo em nói thì có trường hợp kẹp chặt sảy ra trước định vị thì phải.mong anh giải thích rõ vấn đề này cho tụi em nhe.em xin cảm ơn
Chi tiết trước khi gia công phải được tiến hành gá đặt, quá trình gá đặt chi tiết khi gia công bao gồm 2 quá trình : Quá trình định vị chi tiết + Quá trình kẹp chặt chi tiết .
*Quá trình định vị chi tiết là sự xác định vị trí tương quan của chi tiết so với dụng cụ cắt trước khi gia công.
*Quá trình kẹp chặt chi tiết là quá trình cố định CT đã định vị để chống lại ngoại lực ( lực cắt , rung động...) làm cho chi tiết không rời khỏi vị trí đã được định vị.
VD : khi ta gá đặt tiện thì khi ct đã đồng tâm với trục chính thì quá trình định vị kết thúc . Khi tiếp tục vặn cho các chấu kẹp chặt vào thì đó gọi là Kẹp chặt.
- Như vậy : Định vị hiểu nôm na là người thợ dùng nhiều phương pháp sao cho chi tiết có vị trí xác định so với chi tiết (có thể xê dịch đến khi nào vừa ý , đạt yêu cầu thì thôi..) . Còn khi kẹp chăt xong thì chi tiết coi như "chết" tại vị trí đó rồi và chi việc gia công mà thôi (nếu còn xê dịch được nghĩa là Kẹp chặt chưa đạt yêu cầu! )
***Do đó Quá trình gá đặt bao giờ cũng thực hiện từ Định vị rồi mới đến Kẹp chặt.Không bao giờ làm ngược lại. . Điều này về mặt lý thuyết đã được chuẩn hóa và thống nhất , ai đưa ra quan điểm khác ( VD như Kẹp chặt xảy ra trước Định vị ..) là Nhầm lẫn !
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Trường hợp đơn giản nhất:
-Bạn cần gia công một số chi tiết trên bề mặt một khối trụ tròn,bạn đặt sãn phẩm lên một vị trí bất kỳ trên bàn máy phay,kẹp chặt xuống,rồi dùng đồng hồ so để định tâm.
-Bạn đang chạy máy tiện,bạn thọc khối trụ vô collet chuck,khối trụ vẫn chưa được định tâm.Khi đóng collet thi sẽ kẹp chặt đồng thời định tâm.
-Bạn đang dùng ê tô để gia công sãn phẩm có độ chính xác cao,lúc no thì sẽ kẹp chặt,đói mệt thì kẹp yếu hơn nên tọa độ Y thay đổi ngoài dung sai cho phép.Bạn phải lấy lại tọa độ Y cho mỗi một sãn phẩm sẽ gia công.
Và còn nhiều nữa các dụng cụ kẹp chặt có chức năng đồng thời định vị ,cũng như đẩy tới chổ định vị,như cái ngàm sống của ê tô.
Thầy giáo của Shachoo đã không nhầm lẫn khi nói có trường hợp kẹp chặt xẩy ra trước định vị.
 
T

trantuyenhuan

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Trường hợp đơn giản nhất:
-Bạn cần gia công một số chi tiết trên bề mặt một khối trụ tròn,bạn đặt sãn phẩm lên một vị trí bất kỳ trên bàn máy phay,kẹp chặt xuống,rồi dùng đồng hồ so để định tâm.
-Bạn đang chạy máy tiện,bạn thọc khối trụ vô collet chuck,khối trụ vẫn chưa được định tâm.Khi đóng collet thi sẽ kẹp chặt đồng thời định tâm.
-Bạn đang dùng ê tô để gia công sãn phẩm có độ chính xác cao,lúc no thì sẽ kẹp chặt,đói mệt thì kẹp yếu hơn nên tọa độ Y thay đổi ngoài dung sai cho phép.Bạn phải lấy lại tọa độ Y cho mỗi một sãn phẩm sẽ gia công.
Và còn nhiều nữa các dụng cụ kẹp chặt có chức năng đồng thời định vị ,cũng như đẩy tới chổ định vị,như cái ngàm sống của ê tô.
Thầy giáo của Shachoo đã không nhầm lẫn khi nói có trường hợp kẹp chặt xẩy ra trước định vị.
:13::13::13: Chi tiết đã kẹp chặt rồi thì làm sao mà bạn có thể di chuyển chi tiết được chứ?( không bao giờ có trường hợp kẹp chặt xong rồi mới định vị ) Định vị phải được xác định trước khi kẹp chặt hoặc là định vị xảy ra đồng thời với kẹp chặt .
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Đừng suy nghĩ một chiều !
Tại sao lại cần phải di chuyển chi tiết và chỉ duy nhất di chuyển chi tiết mới có thể định vị ?
Với máy phay tay ,khi di chuyển bàn phay trên đó đã có chi tiết kẹp chặt thì không lẽ chi tiết đứng ù lì mà không di động so với trục quay chính sao ?Di chuyển bàn phay với đồng hồ so hay cơ cấu định vị gắn trên trục chính để xác định tọa độ gốc,rồi từ đó sẽ gia công các chi tiết.
Còn với CNC thì lại còn đơn giản hơn.Các chức năng lập gốc tọa độ hay xoay trục tọa độ khi bạn để đại một khối vuông lên bàn mà không cần phải song song với trục chính,không biết người ta chế ra để làm gì ????
 
Last edited:
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Lâu lắm rùi mới thấy box đồ gá nhộn nhịp thảo luận như vậy, thấy thật là vui.
Lý thuyết kô thật sự đúng 100% vì đó là sự đúc kết từ thực tế và đặc biết hơn là nghành của chúng ta là một trong những nghành mà thực tế thật sự sẽ kiểm định sự đúng sai hay hiểu dõ hơn về lý thuyết.
lddung2010 thân mến không biết bạn đã đi làm chưa ?
Nhưng khi đi làm bạn sẽ cảm nhận được ra rằng nhiều lúc đem lý thuyết áp dụng 100% vào thực tế lại thành trò cười, vì điều kiện thực tế nên như anh SV có nhấn mạnh còn tuỳ vào điều kiện sản xuất và nhiều lúc ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố con người vận hành nữa.
Theo quan sát bản thân ( hơi ít kinh nghiệm chút) tôi thấy kỹ sư công nghệ nhiều lúc chỉ cần tk nguyên công còn đồ gá thì họ lại nhờ cả vào bàn tay và khối óc người thợ. Sở dĩ vậy mới có câu TRĂM HAY KHÔNG BẰNG TAY QUEN.
Về vấn đề kẹp trước hay định vị trước còn rất nhiều điều thú vị chúng ta tiếp tục bàn luận nhé.
 
Top