Lý thuyết đồ gá

  • Thread starter thienbao_tkqn
  • Ngày mở chủ đề

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Chú SV thân mến!
Trường hợp đơn giản nhất:
-Bạn cần gia công một số chi tiết trên bề mặt một khối trụ tròn,bạn đặt sãn phẩm lên một vị trí bất kỳ trên bàn máy phay,kẹp chặt xuống,rồi dùng đồng hồ so để định tâm.

**Dùng đồng hồ so để rà gá, có thể kẹp với lực vừa đủ để dễ rà gá...sau đó kẹp mạnh dần và lại tiếp tục dùng đồng hồ so rà...cuối cùng kẹp thật chặt! và lại dùng đồng hồ so rà lại xem ok chưa..? nếu chưa được lại phải tháo lỏng ra và rà lại...đến khi nào kẹp thật chặt mà rà lại vẫn đạt yêu cầu thì lúc đó "kẹp chặt" kết thúc quá trình rà gá!
-Bạn đang chạy máy tiện,bạn thọc khối trụ vô collet chuck,khối trụ vẫn chưa được định tâm.Khi đóng collet thi sẽ kẹp chặt đồng thời định tâm.
**Cái này xem xét thật kỹ sẽ thấy Định tâm rồi mới Kẹp chặt...Giả sử kẹp chặt rồi mà tâm chưa được định thì kẹp chặt chả có nghĩa lý gì cả!
-Bạn đang dùng ê tô để gia công sãn phẩm có độ chính xác cao,lúc no thì sẽ kẹp chặt,đói mệt thì kẹp yếu hơn nên tọa độ Y thay đổi ngoài dung sai cho phép.Bạn phải lấy lại tọa độ Y cho mỗi một sãn phẩm sẽ gia công.
Và còn nhiều nữa các dụng cụ kẹp chặt có chức năng đồng thời định vị ,cũng như đẩy tới chổ định vị,như cái ngàm sống của ê tô.

**Khi cháu gia công CNC, đồ gá thường xuyên dùng là Bàn từ hoặc Eto thủy lực (lực kẹp lớn hơn eto cơ khí nhiều lần nên độ sai số nếu chỉ rà gá theo kiểu trên máy truyền thống sẽ lên tới 0.05 mm->quá cao).Chính vì vậy nên phải dùng rất nhiều thủ thuật....sao cho khi Kẹp chặt rồi ( búa đồng gõ cũng không xê dịch) mà dùng đồng hồ so (0.002 mm) rà lại đảm bảo dung sai 0.005 mm mới tiến hành gia công! Không bao giờ áp dụng cách của phay truyền thống là đặt CT lên với hỗ trợ định vị của Má tĩnh và căn....rồi gõ gõ..và nghiến răng "vặn" xong rồi CT sau khi "vặn " nó ở vị trí nào thì mặc kệ! cứ thế gia công!?!
->Như vậy rà gá "thủ công" như trên loại bỏ được sai số do lực kẹp,sai số của đồ gá,....tuy nhiên hoàn toàn phụ thuôc người rà .Sự chính xác của đồ gá như Eto và cụ thể là má tĩnh chỉ giúp cho việc rà gá nhanh hơn mà thôi, chứ sự chính xác của của nó hay sức khỏe (đói hay no) của người rà không phải là yếu tố quyết định độ chính xác của Gá đặt!

***Chính vì thế theo cháu,có thể Shachoo nghe nhầm ,hoặc hiểu nhầm, hoặc thầy nói nhầm mà thôi !
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Lâu lắm rùi mới thấy box đồ gá nhộn nhịp thảo luận như vậy, thấy thật là vui.
Lý thuyết kô thật sự đúng 100% vì đó là sự đúc kết từ thực tế và đặc biết hơn là nghành của chúng ta là một trong những nghành mà thực tế thật sự sẽ kiểm định sự đúng sai hay hiểu dõ hơn về lý thuyết.
lddung2010 thân mến không biết bạn đã đi làm chưa ?
Nhưng khi đi làm bạn sẽ cảm nhận được ra rằng nhiều lúc đem lý thuyết áp dụng 100% vào thực tế lại thành trò cười, vì điều kiện thực tế nên như anh SV có nhấn mạnh còn tuỳ vào điều kiện sản xuất và nhiều lúc ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố con người vận hành nữa.
Theo quan sát bản thân ( hơi ít kinh nghiệm chút) tôi thấy kỹ sư công nghệ nhiều lúc chỉ cần tk nguyên công còn đồ gá thì họ lại nhờ cả vào bàn tay và khối óc người thợ. Sở dĩ vậy mới có câu TRĂM HAY KHÔNG BẰNG TAY QUEN.
Về vấn đề kẹp trước hay định vị trước còn rất nhiều điều thú vị chúng ta tiếp tục bàn luận nhé.
*Mình cũng may mắn có được chút ít tạm gọi là kinh nghiệm thực tế qua quá trình học tập và làm việc...Và mình càng ngày thấy rằng những điều trong sách và được dạy là đúng! Lý thuyết cũng rút ra từ thực tế mà! Hiển nhiên sẽ là nực cười nếu anh "kỹ sư" nào đó áp dụng 1 cách máy móc .Những "Kỹ sư công nghệ" như bạn nói ai cũng biết là chưa đạt chuẩn và xứng đáng với 2 từ "Kỹ Sư" .Nếu bạn được làm tại các tập đoàn lớn của nước ngoài và tiếp xúc với những "Kỹ sư xịn" của họ bạn sẽ hiểu thế nào là Kỹ sư, khả năng và công việc mà họ làm! Kỹ sư là bậc thầy của công nhân Không chỉ về mặt lý thuyết tính toán mà người Kỹ sư có thể "thị phạm" cho bất cứ công nhân nào anh ta quản lý!
*Khi nào bạn tiếp xúc môi trường thực tế, chuyên nghiệp như vậy bạn sẽ hiểu..
 
Last edited:
T

trantuyenhuan

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Đừng suy nghĩ một chiều !
Tại sao lại cần phải di chuyển chi tiết và chỉ duy nhất di chuyển chi tiết mới có thể định vị ?
Với máy phay tay ,khi di chuyển bàn phay trên đó đã có chi tiết kẹp chặt thì không lẽ chi tiết đứng ù lì mà không di động so với trục quay chính sao ?Di chuyển bàn phay với đồng hồ so hay cơ cấu định vị gắn trên trục chính để xác định tọa độ gốc,rồi từ đó sẽ gia công các chi tiết.
Còn với CNC thì lại còn đơn giản hơn.Các chức năng lập gốc tọa độ hay xoay trục tọa độ khi bạn để đại một khối vuông lên bàn mà không cần phải song song với trục chính,không biết người ta chế ra để làm gì ????
Với máy phay tay,khi di chuyển bàn máy trên đó đã có chi tiết được kẹp chặt ( tức là chi tiết đã được định vị trước khi kẹp chặt,chi tiết bất động so với bàn máy). Quá trình gá đặt chi tiết khi gia công được nói rất rõ trong sách " Công nghệ chế tạo máy " ( Trang 132) chủ biên GS.TS . Trần Văn Địch
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Đừng suy nghĩ một chiều !
Tại sao lại cần phải di chuyển chi tiết và chỉ duy nhất di chuyển chi tiết mới có thể định vị ?
Với máy phay tay ,khi di chuyển bàn phay trên đó đã có chi tiết kẹp chặt thì không lẽ chi tiết đứng ù lì mà không di động so với trục quay chính sao ?Di chuyển bàn phay với đồng hồ so hay cơ cấu định vị gắn trên trục chính để xác định tọa độ gốc,rồi từ đó sẽ gia công các chi tiết.
Còn với CNC thì lại còn đơn giản hơn.Các chức năng lập gốc tọa độ hay xoay trục tọa độ khi bạn để đại một khối vuông lên bàn mà không cần phải song song với trục chính,không biết người ta chế ra để làm gì ????
Chú SV thân mến!
*Bởi vì định vị là xác định vị trí của CT và Máy (thực ra là Dao hay trục chính..) mà bàn máy hiển nhiên đã đạt yêu cầu về độ tương quan (song song , vuông góc..) với trục chính rồi! CT lại gắn chặt với bàn máy, như vậy chỉ có thể rà gá CT sao cho 1 số bề mặt của chi tiết đạt yêu cầu tương quan so với trục chính ( song song, vuông góc..) .
*Trong CNC khi gia công, để đảm bảo độ chính xác rất cao người ta không bao giờ đặt chi tiết lên đồ gá,gõ gõ và gia công luôn (sai số khi định vị phu thuộc vào độ chính xác của đồ gá!) .Trong 1 số trường hợp đặc biệt (gia công điện cực cho máy xung điện và gia công xung điện trong khuôn mẫu chính xác) thì người ta không rà phôi mà rà cái đồ gá (thuộc dạng lắp ghép). Phần "đế" gắn với bàn máy thì cần rà còn phần gắn chi tiết thì tương quan với phần để nên không cần rà nữa.Mỗi máy CNC hoặc EDM (xung điện) đều có phần "Đế " giống hệt nhau và mối lắp ghép có độ chính xác rất cao (0.002) thì có thể bỏ qua rà gá, tiết kiệm rất nhiều thời gian .Máy cnc gia công xong điện cực,tháo 1 phần Đồ gá (có gắn điện cực đã gc xong) lắp vào trục chính của máy xung điện (có gắn phần Đế còn lại..) là gc luôn! khi Điện cực bị mòn, lại lắp lại phần "đế" trên máy CNC phạy lại cho chuẩn...Vì điện cực nhanh mòn nên để đảm bảo chính xác thường phải phay đi phay lại điện cực hàng chục thậm chí cả trăm lần! nên tiết kiệm rất nhiều thời gian gá đặt!
 
Last edited:
Ðề: Lý thuyết đồ gá

@lddung2010: mình nghĩ cái này cũng còn tùy trường hợp cụ thể chứ bạn. Mình đưa thử hai vd bạn xem thử nhé.

- Với máy CNC, việc bạn set gốc tọa độ (G54,G55,...) là sau khi bạn đã kẹp chặt chi tiết. Việc set gốc tọa độ này cũng là quá trình định vị và nó được thực hiện sau khi kẹp chặt.
-Với máy phay thường, khi sử dụng đầu phân độ (như khi phay bánh răng chẳng hạn) thì bạn cũng đang thực hiện công việc định vị. Lúc này định vị không chỉ sau kẹp chặt mà còn sau cả một vài bước gia công rồi đấy chứ.

Mình không phản đối những ý kiến trên của bạn, nhưng mình cũng xin nói lại là tùy. Nếu ai đó đưa mình cục phôi hình hộp, bảo mình gia công sao cho mặt trên thật phẳng, ngoài ra không cần yêu cầu gì khác thì mình chẳng mất công định vị hay kiểm tra phôi được gá thế nào. Cứ nhắm mắt kẹp rồi cho dao xuống phay đến khi nào thấy nó phẳng là thôi. Vậy mình cũng đang vừa gia công, vừa định vị (chiều dày cắt) cho chi tiết đấy.

Đọc xong cái trường hợp trên mình đưa ra có lẽ bạn thấy vô lý, chả ai lại có cái yêu cầu cho chi tiết kỳ quặc vậy, mình đưa ra ở đây chỉ để miêu tả cho chữ "tùy" ở trên thôi :105:
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Chú SV thân mến!
Trường hợp đơn giản nhất:
-Bạn cần gia công một số chi tiết trên bề mặt một khối trụ tròn,bạn đặt sãn phẩm lên một vị trí bất kỳ trên bàn máy phay,kẹp chặt xuống,rồi dùng đồng hồ so để định tâm.

**Dùng đồng hồ so để rà gá, có thể kẹp với lực vừa đủ để dễ rà gá...sau đó kẹp mạnh dần và lại tiếp tục dùng đồng hồ so rà...cuối cùng kẹp thật chặt! và lại dùng đồng hồ so rà lại xem ok chưa..? nếu chưa được lại phải tháo lỏng ra và rà lại...đến khi nào kẹp thật chặt mà rà lại vẫn đạt yêu cầu thì lúc đó "kẹp chặt" kết thúc quá trình rà gá!
-Bạn đang chạy máy tiện,bạn thọc khối trụ vô collet chuck,khối trụ vẫn chưa được định tâm.Khi đóng collet thi sẽ kẹp chặt đồng thời định tâm.
**Cái này xem xét thật kỹ sẽ thấy Định tâm rồi mới Kẹp chặt...Giả sử kẹp chặt rồi mà tâm chưa được định thì kẹp chặt chả có nghĩa lý gì cả!
-Bạn đang dùng ê tô để gia công sãn phẩm có độ chính xác cao,lúc no thì sẽ kẹp chặt,đói mệt thì kẹp yếu hơn nên tọa độ Y thay đổi ngoài dung sai cho phép.Bạn phải lấy lại tọa độ Y cho mỗi một sãn phẩm sẽ gia công.
Và còn nhiều nữa các dụng cụ kẹp chặt có chức năng đồng thời định vị ,cũng như đẩy tới chổ định vị,như cái ngàm sống của ê tô.

**Khi cháu gia công CNC, đồ gá thường xuyên dùng là Bàn từ hoặc Eto thủy lực (lực kẹp lớn hơn eto cơ khí nhiều lần nên độ sai số nếu chỉ rà gá theo kiểu trên máy truyền thống sẽ lên tới 0.05 mm->quá cao).Chính vì vậy nên phải dùng rất nhiều thủ thuật....sao cho khi Kẹp chặt rồi ( búa đồng gõ cũng không xê dịch) mà dùng đồng hồ so (0.002 mm) rà lại đảm bảo dung sai 0.005 mm mới tiến hành gia công! Không bao giờ áp dụng cách của phay truyền thống là đặt CT lên với hỗ trợ định vị của Má tĩnh và căn....rồi gõ gõ..và nghiến răng "vặn" xong rồi CT sau khi "vặn " nó ở vị trí nào thì mặc kệ! cứ thế gia công!?!
->Như vậy rà gá "thủ công" như trên loại bỏ được sai số do lực kẹp,sai số của đồ gá,....tuy nhiên hoàn toàn phụ thuôc người rà .Sự chính xác của đồ gá như Eto và cụ thể là má tĩnh chỉ giúp cho việc rà gá nhanh hơn mà thôi, chứ sự chính xác của của nó hay sức khỏe (đói hay no) của người rà không phải là yếu tố quyết định độ chính xác của Gá đặt!

***Chính vì thế theo cháu,có thể Shachoo nghe nhầm ,hoặc hiểu nhầm, hoặc thầy nói nhầm mà thôi !
anh à.em xin đính chính lại câu hỏi của thầy em như sau: thầy bảo là quá trình định vị thường sảy ra trước quá trình kẹp chăt,sau đó thầy đưa ra câu hỏi có khi nào quá trình kẹp chặt sảy ra trước quá trình định vị ,nếu có cho ví dụ cụ thể.khi đó em có đưa ra câu trả lời là: có và lấy ví dụ là trường hợp ta đặt một khối rất lớn trên bàn máy phay và thầy bảo đó không phải,chỉ khi ta khoan hay phay một lỗ bất kỳ thì có khẳ năng như vậy
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Đã định viết bài hôm qua mà bận, nay nhiều bài tranh luận quá. há há..

@SV và ltdung :

Tôi đồng quan điểm với bác sv về thứ tự trước/sau của kẹp chặt và định vị.
Tuy nhiên bản thân mọi người cần phân biệt câu hỏi của chủ topix là KẸP CHẶT tức khâu kẹp quyết định, sẽ dùng để giữ vững chi tiết khi gia công.

>>>Ở khía cạnh này bạn ltdung đúng.

Tuy nhiên, nói "kẹp chặt" đơn thuần thì bác sv đúng, tôi cũng có quan điểm đó.

Là vì :

Phôi D30 L 150 hẳn là bạn cần kẹp đầu này trên mâm cặp, đầu kia chống tâm. Hình dung làm trên CNC nào....

Cách 1 : theo ltdung, cho phôi vào, kẹp trên mâm cặp>>>>chống tâm vào>>>ấn nút start

đó là kẹp chặt trước ( + định vị 1 phần) định vị sau (định vị hoàn toàn).

Cách 1 có sai số định vị dọc, và nhất là năng xuất giảm !

Cách 2: Thả chi tiết đại khái lên 2 khối V có chức năng nâng chi tiết ngang ngang trục máy, mâm cặp CNC có thể ngậm được đầu trục

>>>> KẸP trục (thì trục mới thẳng đường tâm cho bạn chống tâm) >>>chống tâm >>>nhả kẹp (thả ra cho mũi tâm đẩy trục tự định vị) >>> đã định vị >>>kẹp lần cuối

Cách 2 là cách gá điển hình của tiện CNC, không sai số chút nào, năng xuất rất cao (chỉ thả phôi vào 2 khối V, ấn nút)

Ở cách 2, Kẹp trước !


Nói thêm là, ở các trường hợp rà gá ta không coi là kẹp "chặt", chỉ đơn thuần là kẹp (lỏng) để còn "phang" chứ kjep chặt phang làm sao được nữa mà chỉnh ?
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

@Hoàng :
**Đối với việc cài đặt G54 (55...) không phải là Định vị , hoàn toàn không liên quan tới quá trình gá đặt (nhưng độ chính xác của CT thì bị ảnh hưởng bởi độ chính xác gá đặt), đó là làm cho máy CNC hiểu rằng ở tọa độ ấy (theo G28 là hệ tọa độ của máy ) thì là gốc tọa độ lập trình X0 Y0 Z0. (Thông thường phôi có dạng khối hộp,khối trụ, hoặc ít ra là có 1 mặt nào đó làm chuẩn để từ đó rà gá tương quan với Trục chính.)
**Khi bạn phay phân độ bánh răng thì khi xoay xong thì bạn cũng phải cố định nó lại nếu không khi cắt làm sao đảm bảo độ chính xác phải không nào!!smile. Như vậy khi xoay là định vị và sau đó là Kẹp chặt.!
**Khi bạn phay mặt phẳng cho cục phôi thô như bạn kể (hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế ) , thông thường người ta thường chọn 1 mặt nào đó tương đối phẳng 1 chút (hoặc cứ cho là phôi như cục đá khối thì cũng chọn mặt nào có diện tích lớn nhất....) làm chuẩn thô và định vị nó xuống bàn máy , sau đó kẹp chặt và bắt đầu phay.Điều này đảm bảo chi tiết có độ vững lớn nhất và dễ kẹp chặt hay cố định nhất khi gia công.Như vậy vẫn là Định vị rồi mới Kẹp chặt!
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Anh TYA thân mến !
Trong lý thuyết của bộ môn Công nghệ chế tạo máy không có khái niệm nào gọi là "Kẹp chặt đơn thuần" hay "Kẹp lỏng" (Nếu quả thực anh thấy khái niệm mới này hay, thiết thực thì có thể liên hệ với các thầy trong khoa Cơ khí ĐHBKHN để đính chính cho các lần xuất bản sau..).Chỉ có duy nhất 1 khái niệm là "Quá trình kẹp chặt chi tiết".Xin trích dẫn trang 133 sách Công nghệ CTM của GS.TS Trần Văn Địch chủ biên NXB Khoa học và kỹ thuật : " Quá trình kẹp chặt là quá trình cố định vị trí của chi tiết đã định vị để chống lại tác động của ngoại lực (chủ yếu là lực cắt) trong quá trình gia công,làm cho chi tiết không rời khỏi vị trí đã định vị."
**Tất cả các động tác, thủ thuật kẹp rồi thả .....thậm chí là hàn đính..đến khi vị trí chi tiết đạt yêu cầu gọi là "Quá trình định vị chi tiết" sau khi xong hết các thủ thuật như anh mô tả mới bắt đầu "Quá trình kẹp chặt" .Anh và chú SV đánh đồng kẹp khi rà gá, định vị và Kẹp chặt là nhầm lẫn về khái niệm!
***Một khi kết thúc "quá trính kẹp chặt" mà chi tiết vẫn thay đổi vị trí được thì quá trình kẹp chặt chưa đạt yêu cầu!!
-Anh TYA ơi em là lddung (Lê Đình Dũng) chứ không phải ltdung..hic hic
 
Last edited:
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Sôi nổi quá ! lddung chắc đang đợi chú trả lời há !
Bảo vệ ý tưởng của mình là điều tốt ,nhưng nếu người khác nói hợp lý thì nên nghe chứ đừng bảo thủ nhé !
Lâu nay tôi rất ngại góp ý vào mục đồ gá này vì nói thật là vốn từ tệ quá ! có khi đọc bài mà không hiểu phải đợi thêm ai đó bàn thảo rộng ra thì mới hiểu được.
Đọc một loạt bài toàn có tên tôi mà chóng mặt.

Trước khi đính chính lại Shachoo đã phát biểu :

" nhưng nghe thấy giáo em nói thì có trường hợp kẹp chặt sảy ra trước định vị thì phải"

lddung đã trả lời và trong này có đoạn:

" *Quá trình định vị chi tiết là sự xác định vị trí tương quan của chi tiết so với dụng cụ cắt trước khi gia công."

Tôi chưa từng đọc qua sách của giáo sư Trần văn Địch,nhưng biết là :

"BASIC PRINCIPLES OF LOCATING
To perform properly, workholders must accurately and consistently position the workpiece relative to the cutting tool, part after part"


"Cho nên quá trình định vị chỉ hoàn tất khi đã chỉ ra được mối tương quan giửa chi tiết và dụng cụ cắt .Trong máy phay 3 trục,cnc lẫn phay tay chính là work offset và tool offset,thiếu một trong hai đều không thành lập được cái gọi là locating ,tiếng Việt mình chắc phải là định vị,và không thể đi bước kế tiếp là gia công được.

lddung đã tự mâu thuẩn mình khi trả lời hoangcokhi.

"@Hoàng :
**Đối với việc cài đặt G54 (55...) không phải là Định vị , hoàn toàn không liên quan tới quá trình gá đặt
"

Trở lại cái "phát biểu "của tôi,tôi không hề phủ định chuyện định vị xẩy ra trước kẹp chặt.Mà chỉ đưa ra vài trường hợp để cho rằng thầy giáo của Shachoo đã không sai khi nói "có trường hợp kẹp chặt sảy ra trước định vị".Tại sao lại không chịu đọc kỹ bài trước khi góp ý nhỉ ?
"Có trường hợp" không hề ngụ ý là " tất cả trường hợp".
Mỗi một ngày các nhà sáng chế đều cố moi óc để nghĩ ra những cái mới,mà không ít cái mới đã lật ngược cái củ để trở thành độc đáo.Tôi không hề cho cái gì là tuyệt đối cả !

Giải thích rỏ hơn bằng hình ảnh về những ví dụ của tôi:

-Định vị và kẹp chặt đồng thời :

lddung cho rằng :

"Cái này xem xét thật kỹ sẽ thấy Định tâm rồi mới Kẹp chặt...Giả sử kẹp chặt rồi mà tâm chưa được định thì kẹp chặt chả có nghĩa lý gì cả!"

Đây là một ví dụ của 5c collet chuck.Có lổ đang mở ở đường kính 12.75 mm dùng cho khối trụ 12.70 mm


Tôi thọc tùy ý vào một khối trụ đường kính 12.675 mm. Trong cnc lathe thì như tác động của bar feeder vậy,tôi đặt đồng hồ so vào và rà đến chổ cao nhất như hình dưới


Tôi đóng chuck,collet bị kéo lui và tự định vị với phần côn,bây giờ đồng hồ so đã thay đổi 0.1 mm và khối trụ đã nằm ở vị trí chính tâm.


Kẹp chặt hay định vị trước ở đây ?

-Định vị chi tiết tròn:

Tôi đã chủ ý chọn chi tiết tròn để làm ví dụ ,vì định vị dạng tròn là định tâm,mà tâm là một điểm .Còn định vị khối hộp thì vì cần phải song song với trục chính nên phải rà bằng đường thẳng.
Để định một điểm thì không cần phải đi zic zac cho nên có thể kẹp chặt trước rồi quay bàn thẳng góc tới lui,qua lại sẽ rà được diểm tâm.Chỉ khi rà độ song song của khối hộp thì mới cần gỏ búa lên chi tiết .Vậy mà có bạn lại đòi gỏ búa lên cái chi tiết tròn của tôi để di chuyển !

Ở điểm này lddung đã lập luận không vững và quá chủ quan:

"**Dùng đồng hồ so để rà gá, có thể kẹp với lực vừa đủ để dễ rà gá...sau đó kẹp mạnh dần và lại tiếp tục dùng đồng hồ so rà...cuối cùng kẹp thật chặt! và lại dùng đồng hồ so rà lại xem ok chưa..? nếu chưa được lại phải tháo lỏng ra và rà lại...đến khi nào kẹp thật chặt mà rà lại vẫn đạt yêu cầu thì lúc đó "kẹp chặt" kết thúc quá trình rà gá"

Dũng " kẹp chặt kết thúc " rồi kết luận là kẹp chặt sau định vị.Nhưng nếu anh nào đó cẩn thận hơn ,sau khi " kẹp chặt kết thúc " lại rà đồng hồ so một lần nữa rồi tuyên bố là "định vị kết thúc " thì sao ?.
Một lần nữa, rà gá như vậy vẫn chưa hoàn tất quá trình định vị cho đến khi lập được tương quan với dụng cụ cắt.

Tôi cần mở rộng vòng tròn trong của sãn phẩm này nên kiếm chổ nào trên bàn có sẵn mấy lổ ren và đặt đại lên đó rồi kẹp xuống.


Đây chỉ là ví dụ nên đừng hỏi tại sao kẹp mà không thấy bù long nhé !
Sau đó thì định tâm bằng cách di chuyển bàn máy.Với edge finder vẫn có thể để hệ control tính ra diểm tâm bằng cách tiếp xúc 3 điểm trên vòng tròn.Dùng đồng hồ so thì chính xác hơn.


- Ví dụ cuối cùng về độ chính xác và " kẹp đói ,kẹp no ".

Một vài sãn phẩm đòi hỏi true position trong vòng 0.024 mm,điều này có nghĩa là bạn phải giử dung sai cho X,Y trong vòng 0.008 mm ( có ai biết tại sao lại là 0.008 vậy ? ).
Máy lúc nóng ,lúc nguội ,người thợ vận hành lúc khỏe lúc yếu.Kẹp yếu đi 0.008 không làm văng chi tiết khỏi bàn nhưng lại làm cho sãn phẩm bị loại.
Người ta có thể làm giảm sai số ở X bằng cách dùng " stop " gắn trong trục chính.Khi khởi động chương trình ở tình trạng máy nóng hay nguội thì "stop" cũng sẽ đi dến điểm X với tình trạng hiện thời của máy.


Nhưng còn Y thì lệ thuộc vào người thợ vận hành.Đặt một đồng hồ so đằng sau chi tiết như trong hình rồi thử đóng mở ê tô vài lần mà đừng nhìn vào đồng hồ so, bạn sẽ thấy kết quả không lần nào giống lần nào cả.


Cuối cùng thì có hai cái video , mời xem thử là định vị trước hay kẹp chặt trước.Ở video thứ hai người ta gá phỏng chừng ,rồi kẹp chặt.Dụng cụ đầu tiên là một cái probe được lập trình để lấy offset,sau đó thì tiếp tục gia công hoàn thành sãn phẩm.

https://www.youtube.com/watch?v=<object width="320" height="265"><param name="movie" value="http://www.
.com/v/f0od-cp_9dg&hl=en&fs=1&rel=0"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.
.com/v/f0od-cp_9dg&hl=en&fs=1&rel=0" type="application/x-sh
" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="320" height="265"></embed></object


https://www.youtube.com/watch?v=<object width="320" height="265"><param name="movie" value="http://www.
.com/v/J9xkd7_AwG8&hl=en&fs=1&rel=0"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.
.com/v/J9xkd7_AwG8&hl=en&fs=1&rel=0" type="application/x-sh
" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="320" height="265"></embed></object>​

Hôm nay chổ tôi đang gia công mấy chi tiết bằng nhựa mi ca.Việc gá đặt rất nhanh,chỉ việc đặt đại tấm nhựa lên bàn sao cho phủ hết dấu cắt của sãn phẩm ăn lẹm xuống fixture.Đóng 4 cái cần xuống , khoan mấy cái lổ ,ngừng máy bắt vo mổi sãn phẩm 3 con vít,tiếp tục cắt đứt.Xong chỉ việc giở cần lên và tháo vít.Tọa độ gốc chọn ở chính giửa miếng nhựa để dễ rotate và mirror.




Lý thuyết cũng mệt thật !
sv
 
Last edited:
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Nêu tạm một ví dụ thực sự về khái niệm mà khổ chủ và cả toppic đang bàn nhé.

Tạm thời tôi chưa hiểu gì về CNC nhiều cho lắm và người vận hành họ làm ntn nhưng tôi giả sử thế này:

Có một tấm phẳng trên tấm đó bố trí một số lỗ có khoảng cách và độ sâu nhất định nào đó đã được biết trước.

Khí sử dụng máy gia công CNC người ta sẽ định vị và kẹp chặt chi tiết trên bàn gá.
Khi cần gia công (khoan) các lỗ trên người ta già đầu dò để xác định một điểm gốc mà ta gọi là điểm zero(O(0,0,0) ) đó có thể nói đây chính là điểm định vị . Mọi người có đồng ý không ạ:23:.
Có thể nói đây là một trường hợp của kẹp chặt trước khi định vị được không ?
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lý thuyết đồ gá

@SV

"- Ví dụ cuối cùng về độ chính xác và " kẹp đói ,kẹp no ".

Một vài sãn phẩm đòi hỏi true position trong vòng 0.024 mm,điều này có nghĩa là bạn phải giử dung sai cho X,Y trong vòng 0.008 mm ( có ai biết tại sao lại là 0.008 vậy ? ).....


Có phải bác muốn nói là SQRT [ (2 x 0.008)^2 + (2 x 0.008)^2 ] = 0.024 hay không vậy ?

0.024 của bác nói là sai số tọa độ cho phép còn 0.008 là giá trị đồng hồ cho phép khi rà gá.

Đúng nhỉ ?
:45:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Chú SV thân mến ! Ta đều dân kỹ thuật nên mỗi khái niệm, định nghĩa muốn được công nhận phải có minh chứng rõ ràng,thuyết phục. Trong lịch sử khoa học, việc tìm ra những điều mà có thể làm đảo lộn hoàn toàn quan niệm của thế giới trong hàng ngàn năm không phải là điều hiếm hoi.Tuy vậy mỗi "điều mới" ấy cần phải được xem xét nhiều phương diện..đôi lúc ta tưởng nó là mới nhưng thực ra là nhầm lẫn mà thôi.Quan điểm của cháu là vậy chứ không phải bảo thủ.Smile!
*Cái colet chuck mà chú nói theo cháu hiểu (không biết có đúng không vì ngôn ngữ nhiều khi khó tương đồng..) là 1 loại đồ gá định tâm.Nó hoạt động theo kiểu "ống kẹp đàn hồi " , ống kẹp có dạng côn nên khi ép nó vào 1 mặt côn thì nó sẽ tự định tâm và sau đó kẹp chặt (Giống nguyên tắc kẹp con dao trên máy phay CNC..) . Thực ra xét về mặt lý thuyết nó cũng tương tự như mâm kẹp 3 chấu tự định tâm trên máy tiện truyền thống mà thôi. Vấn đề cụ thể này cũng được phân tích rất kỹ trong giáo trình Chế tạo máy rồi....Quá trình định vị chỉ diễn ra trong 1 khoảnh khắc rất ngắn , khi chi tiết bắt đầu đồng tâm thì quá trình diễn ra sau đó gọi là kẹp chặt . Không có chuyện kẹp chặt trước hoặc thâm chí "Đồng thời xảy ra" với định vị ! Điều chú ý này cũng được ghi rõ và đặc biệt lưu ý trong sách giáo trình.
*Các khái niệm định nghĩa về Gá đặt của cơ khí truyền thống có lẽ lâu ngày nên chú quên hoặc nhớ nhầm,hoặc bị cảm giác đánh lừa đó thôi..
Vấn đề chưa rõ ràng còn lại mà chú và Yopopovp còn thắc mắc ở đây có lẽ là về Gá đặt khi gia công trên máy phay CNC.Có phải không ạ!? Có lẽ chúng ta đều thống nhất rằng giả sử khi gá phôi dạng khối hộp trên bàn máy (rà X Y xong và kẹp chặt OK..) thành công thì chi tiết bị kẹp chặt hoàn toàn.Liệu việc cài đặt hệ tọa độ chi tiết có phải là Định vị không??!! Nếu đó là định vị thì thật thì có lẽ phải góp ý bổ sung cho Giáo trình ngay vì cho đến nay có hàng chục,hàng trăm ngàn kỹ sư đã và đang được dạy như thế!! Vấn đề này em sẽ tìm GS Địch và hội đồng chuyên môn để hỏi lại....Rất mong nhận được các ý kiến chân thành từ các bác các chú và anh em !
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Ví dụ với ốgn kẹp đàn hồi - collete



@ltdung:

Nếu "đinh vị" là trong tích tắc thì vẫn gọi là "quá trình"?. Cái tích tắc bạn nói là sự định vị ? Nếu vậy là ô màu đỏ.
Còn tôi cho rằng quá trình đv gồm cả miền vàng và (thời gian đó ta phải liên tục ấn tay vào phôi) và đỏ.

Quá trình kẹp chặt là miền màu xanh.

Cái nào xảy ra trước (bắt đầu trước?)?Lưu ý chúng cùng kết thúc 1 lúc >>>ltdung lưu ý và em lại bài trứoc về nội dung liên quan tr/h này
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Em hiểu ý anh rồi, nhưng theo tất cả các sách vở cũng như lý thuyết đào tạo từ trước đến giờ (Anh có thể mua sách về Đồ gá cũng như CTM của ĐHBK. bộ GD....để đọc lại) thì ý hiểu và quan niệm của là sai hoặc đó là ý tưởng hoàn toàn mới,đi ngược lại sách! Nếu anh chứng minh thuyết phục được thì có lẽ phải viết lại sách....và thay đổi rất nhiều thứ ...
 
Last edited:
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Em hiểu ý anh rồi, nhưng theo tất cả các sách vở cũng như lý thuyết đào tạo từ trước đến giờ (Anh có thể mua sách về Đồ gá cũng như CTM của ĐHBK. bộ GD....để đọc lại) thì ý hiểu và quan niệm của là sai hoặc đó là ý tưởng hoàn toàn mới,đi ngược lại sách! Nếu anh chứng minh thuyết phục được thì có lẽ phải viết lại sách....và thay đổi rất nhiều thứ ...
Sách kô viết sai, bạn chỉ hơi cứng nhắc mà thôi:13:
 
V

VinhHien

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Ví dụ với ốgn kẹp đàn hồi - collete



@ltdung:

Nếu "đinh vị" là trong tích tắc thì vẫn gọi là "quá trình"?. Cái tích tắc bạn nói là sự định vị ? Nếu vậy là ô màu đỏ.
Còn tôi cho rằng quá trình đv gồm cả miền vàng và (thời gian đó ta phải liên tục ấn tay vào phôi) và đỏ.

Quá trình kẹp chặt là miền màu xanh.

Cái nào xảy ra trước (bắt đầu trước?)?Lưu ý chúng cùng kết thúc 1 lúc >>>ltdung lưu ý và em lại bài trứoc về nội dung liên quan tr/h này
Cho mình hỏi áo collete này dùng cho dao phay ngón phải không ?
 
H

hungyen_hy

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Theo em nghĩ quá trình kẹp chặt và định vị có thể xảy ra cùng một lúc.khi định vị xong cũng là kết thúc quá trình kẹp chặt như vậy 2 quá trình đồng thời xảy ra và cùng kết thúc.:57::57:
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Có phải bác muốn nói là SQRT [ (2 x 0.008)^2 + (2 x 0.008)^2 ] = 0.024 hay không vậy ?

0.024 của bác nói là sai số tọa độ cho phép còn 0.008 là giá trị đồng hồ cho phép khi rà gá.

Đúng nhỉ ?
:45:
Lạc đề một tí.
@ TYA
SQRT có phải là " square root " ?

0.024 là ví dụ về dung sai vị trí ,còn 0.008 thì được tính ra từ :

½ 0.024 X 0.707 = 0.008484

Mấy bác thợ tính thật nhanh bằng cách :

0.024 ÷ 3 = 0.008

Bởi vì :

√ (0.008² + 0.008²) < ½ 0.024

Cho nên 0.008 đạt yêu cầu ≤ 0.008484

Cái số 0.008 này được tính ra và lấy làm chuẩn để giử trong lúc lập trình, rà gá , và xử lý bề mặt.Sao cho lúc người inspector kiểm nghiệm thành phẩm ,mà tọa độ tính từ các mặt chuẩn là ± 0.008 thì có thể "lấy tiền ".
Xem thêm ở mục " Đo lường và kiểm tra ",đã thảo luận về dung sai vị trí rồi. Còn trong sách thì chắc cũng có nhắc đến.
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lý thuyết đồ gá

lạc đề tiếp vậy.
@sv : bác diễn đạt xuôi √ (0.008² + 0.008²) < ½ 0.024 dễ hiểu hơn, còn em diễn đạt hơi ngược. Ngay khi type xong cũng nhận ra là hơi lằng nhằng. SQRT là căn bậc 2 (em có nhớ nhầm k ).

Cách tính từ 24 um (theo phi) hay 12um (theo bán kính) cho kết quả hơn 8um nhưng <9um. Đằng nào cũng phải lấy là 8um nên em để dấu = luôn.
 
Top