Mài sắc dao chuốt như thế nào?

  • Thread starter lfree2009
  • Ngày mở chủ đề
L

lfree2009

Author
Cho hỏi dao chuốt khi gia công bị cùn (không còn sắc), cách mài sắc dao chuốt như thế nào ạ?
 
K

KNV

Author
Mình đồng ý với bạn Dũng về cách mài dao chuốt là mài theo mặt trước của dao bằng profin hoặc mặt đầu dùng đá mài dạng chậu nhưng có một số ý kiến nói là mài cả theo mặt sau nữa. Các bác cho bọn em ý kiến
 
Mình đồng ý với bạn Dũng về cách mài dao chuốt là mài theo mặt trước của dao bằng profin hoặc mặt đầu dùng đá mài dạng chậu nhưng có một số ý kiến nói là mài cả theo mặt sau nữa. Các bác cho bọn em ý kiến
Cái này thì mình cũng chưa rõ lắm nhưng căn cứ theo những gì học được từ các thầy , căn cứ vào mài sắc dụng cụ cắt của Nga do Hà Nghiệp dịch thì dao chuốt mài theo mặt trước là đúng .Tại sao vậy ? bạn hãy vẽ hình ra , xác định các góc của dao , xác định cạnh viền của dao và đi tính cho các lần mài sắc lại >> ok rồi ( nhớ là mài sắc lại cậu nhé , chứ khi sản xuất dao thì mài cả mặt sau là đương nhiên rồi )
 

TYA

Well-Known Member
bài của Dũng, số 2, vẫn chưa đủ. Thiếu thật !

Mài mặt trước thì đúng nhưng không chỉ mỗi vạch đỏ ...
 
Dao chuốt khi mài sắc lại có hai trường hợp:
- Chỉ mài lại mặt trước khi phần me cắt vẫn còn (phần me cắt hay còn gọi là mặt sau chính, chỉ rộng khoảng 0,5-0,8mm và nghiêng 3-5 độ so với mặt phẳng đi qua lưỡi cắt chính và song song với đường tâm dao)
- Khi phần me cắt không còn thì người ta phải tiến hành mài lại mặt sau theo YCKT trên.
- Phương pháp mài mặt trước thì giống với hình vẽ của bạn Dũng, nhưng mặt sau thì thường có mặt sau chính và mặt sau phụ nên thường có hai góc độ
 
Dao chuốt khi mài sắc lại có hai trường hợp:
- Chỉ mài lại mặt trước khi phần me cắt vẫn còn (phần me cắt hay còn gọi là mặt sau chính, chỉ rộng khoảng 0,5-0,8mm và nghiêng 3-5 độ so với mặt phẳng đi qua lưỡi cắt chính và song song với đường tâm dao)
- Khi phần me cắt không còn thì người ta phải tiến hành mài lại mặt sau theo YCKT trên.
- Phương pháp mài mặt trước thì giống với hình vẽ của bạn Dũng, nhưng mặt sau thì thường có mặt sau chính và mặt sau phụ nên thường có hai góc độ
Anh trình bày em thấy cũng có lý lắm , nhưng thưa anh dao chuốt nếu cạnh viền ( me cắt theo ý của anh ) bị mòn hết thì dao chuốt đâu còn gia công ra chi tiết đạt đọ chính xác theo yêu cầu nữa ạ , khi thiết kế dao chuốt thì đường kính dao có dung sai rất khắt khe , cạnh viền của dao là lượng dự trữ khi mài lại . Vậy cạnh viền mòn hết thì dao chuốt ấy không còn làm việc đạt yêu cầu kỹ thuật nữa với những chi tiết gia công yêu cầu cx cao tốt nhất là đầu tư dao mới .
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
@Dũng : họ mài như vậy để ra con dao chuốt lỗ nhỏ hơn thì phải => đi chuốt chi tiết khác !
@tnt : góc sau chính thì chỉ có 1 độ thôi,mài lại và sử dụng được khi phần 1 độ còn dài 0.2mm hoặc hơn 5 độ cho phần mặt sau liền kề.
Nếu nguyên bản 0.5 cậu chỉ có vài lần mài ?
 
- Dao chuốt bao giờ cũng có 4-5 hàng răng sửa đúng (có thể để dự trữ) khi dao mòn nhiều quá thì các hàng răng sẽ phải mài hạ xuống một lượng lâng, như vậy là dao đã thay đổi số răng cắt, răng sửa đúng so với thiết kế.
- Mình đã làm nhiều về dao chuốt tuỳ theo độ cứng và vật liệu của chi tiết gia công mà thay đổi góc sau và me cho phù hợp (có bảng tra mà)
 
- Dao chuốt bao giờ cũng có 4-5 hàng răng sửa đúng (có thể để dự trữ) khi dao mòn nhiều quá thì các hàng răng sẽ phải mài hạ xuống một lượng lâng, như vậy là dao đã thay đổi số răng cắt, răng sửa đúng so với thiết kế.
- Mình đã làm nhiều về dao chuốt tuỳ theo độ cứng và vật liệu của chi tiết gia công mà thay đổi góc sau và me cho phù hợp (có bảng tra mà)
- Còn chi tiết có yêu cầu độ chính xác cao mà lại phải sản xuất theo lô loạt lớn thì đúng là phải có nhiều dao chuốt để thay thế cho nhau (dao có tuổi bền nhất định).
- Khi mài sắc lại thì đã làm giảm cấp chính xác của dao.
 
Mài mặt trước như của dung là không đúng. mình cũng đọc tài liệu về cách mài mặt trước dao chuốt. đá mài phải có đoạn vê tròn bằng bán kính cong rẵnh răng r.
 
Mài mặt trước như của dung là không đúng. mình cũng đọc tài liệu về cách mài mặt trước dao chuốt. đá mài phải có đoạn vê tròn bằng bán kính cong rẵnh răng r.
Mài sắc dao chuốt trên mặt trước là hoằn toàn đưng không thể sai . Nhưng đúng là hình vẽ của đá mài chưa đúng thật , trên mặt côn của đá mài phải có bán kính cong nhỏ hơn bán kính cong trên mặt trước của dao để tránh hiện tượng sụt lỡ răng , tập trung ứng suất sau những lần mài lại dao .
 
Last edited:
L

lfree2009

Author
Người ta mài góc trước của dao là đúng:
1. Mài góc trước thì cả 3 mặt cắt của dao đều sắc, góc sau của dao có đoạn thảng từ 0.2 - 0.6 mm, con dao chuốt có thể mài được 5 lần (mỗi lần mài 0.05 -0.1 mm thôi)
2. Chân của góc trước có bo R là để việc thoát phoi (chip) dễ dàng, khi chuot bạn thấy mảnh phoi cuộn tròn không, nếu không có R thì dao mau cùn đó
 
N

NQA

Author
Các bác nói có ý đúng. Các loại dao chuốt mài theo mặt trước mà không mài theo mặt sau. Các bác cứ vẽ hình lưỡi cắt và thử mài xem, sẽ thấy khi mài theo mặt trước đường kính sẽ thay đổi ít hơn khi mài trên mặt sau. Dao chuốt mà sai số đường kình lớn thì "vứt" đi chứ còn dùng thế nào được. Riêng dao chuốt rãnh then ta có thể mài trên mặt sau, việc mài trên mặt sau dễ dàng hơn. Như đã nói, đường kính dao sẽ thay đổi nhưng khi chuốt rãnh then ta có thể dùng căn đệm để nâng dao lên vẫn đảm bảo đường kính rãnh cần chuốt.
 
S

svtnut

Author
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

Các anh cho em hỏi dao chuốt nào cung mài lại theo mặt trước ạ?dao chuốt rãnh then mài theo mặt nào?thầy giáo em bảo mài theo mặt sau.em không biết thế nào nữa.hjx
 
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

để vài hôm nữa em post cách mài dao chuốt cho các bác nhé
 
H

hieubietnongcan

Author
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

theo như các thầy giáo e thì cũng là như vạy.mài dao chuốt luôn luôn mài trên mặt trước bằng đá mài hình cốc.mài theo mặt sau làm cho dao nhanh bị giảm chiều cao răng,nhanh mòn.còn không hẳn dao chuốt nào cũng có cung tròn dưới mặt trước.tùy theo vật liệu chuốt là gì mà chọn dao dạng chuốt lưng cong hay lưng thẳng.mong các bác chỉ giáo
 
B
Author
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

- Mài sắc lại dao chuốt là phải mài mặt trước, không đc mài mặt sau vì khi mài mặt sau sẽ làm giảm chiều cao răng cắt, và như vậy thì tuổi bền của dao sẽ giảm rất nhanh. Dao chuốt là một dụng cụ gia công hàng loạt, chế tạo phức tạp do vậy rất đắt tiền, nếu mà tuổi bền dao ngắn thì tính kinh tế sẽ không cao. Đó là lý do tại sao khi chọn góc sau đỉnh của dao chuốt phải chọn nhỏ tối thiểu là 1 hoặc 2 độ là vì thế để khi mài lại mặt trước chiều cao dao giảm không đáng kể, vẫn đảm bảo gia công đc chi tiết nằm trong miền dung sai cho phép.
- Khi mài dao trước cần chú ý tới đường kính đá mài để tránh hiện tượng cắt lẹm răng.
 
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

có bản hướng dẫn cách mài rùi mà chưa biết post lên kiểu gì cả
 
L

Lovestory729

Author
Ðề: Mài sắc dao chuốt như thế nào?

kingleycnc chụp ảnh rồi đưa lên chứ sao. Có thể post ảnh vào photobucket.com rồi cop link vào phần post anh và đưa cho anh em xem.
svtnut học năm thứ mấy rồi. Theo như NQA nói cũng giống thầy giáo bạn nói rồi còn gì nữa. Dao chuốt rãnh then được mài theo mặt sau. Việc mài theo mặt sau dễ dàng hơn khi thực hiện trên mặt trước. Nhưng mài theo mặt sau thì đường kính dao giảm nhanh hơn. Tuy nhiên khi thực hiện chuốt có thể dùng căn đệm để đạt được đường kính yêu cầu. Vậy nên dao chuốt rãnh then nên mài theo mặt sau.
 
Top