Máy bổ gỗ ...?

Author
Mình đang có ý tưởng chế tạo một cái máy bổ gỗ đơn giản (cơ - không dùng đến điện tử) Phôi gỗ là nhứng khúc gỗ đường kính 100...150mm, chiều dài 300...350mm, máy chạy bằng động cơ điện 3 pha, hệ dẫn động và lưỡi búa bổ, mình định phỏng theo nguyên lý của máy dập lưỡi búa gắn với trục khủyu, các bạn tham gia ý kiến đóng góp! Cảm ơn
 
R

rustbolt

Rustbolt có vài ý kiến:

1) Trước khi nói đến máy, phải nói đến việc bổ củi bằng tay. Người ta có 2 phương án: bổ dọc và bổ ngang.
Bổ dọc là dựng thẳng đứng thanh củi, đường tâm thanh củi thẳng góc với mặt đất, dùng búa (kiểu búa của Thiên lôi), vận đủ 10 thành công lực, phang xuống 1 nhát là nó tách ra hoàn toàn 1 mảnh. Thường chỉ áp dụng được cho các thanh củi có dường kính tương đối lớn và ngắn.
Những thanh củi nhỏ và dài, không dựng được nên không chơi kiểu này được, người ta đặt nó nằm dài dưới đất. Có thể dùng búa “Thiên lôi” hoặc nhiều cái nêm thép và phang bằng búa tạ. Với kiểu này, 1 nhát không thể tách đôi hoàn toàn mà phải nhiều nhát.
Đã đưa vào máy là phải “bách phát bách trúng”, do đó phương án cho máy phải là bổ dọc, nghĩa là phương của lực bổ phải theo phương đường tâm của thanh củi.

2) Về cái máy dập trục khuỷu, phần lớn thời gian chạy của nó là tích luỹ động năng trên bánh đà và chỉ phát lực tối đa ở tầm cuối hành trình. Chiều dài thanh củi khoảng 350, cơ cấu khuỷu – thanh truyền gần như phải phát lực từ đầu đến cuối. Mặt khác, lực tạo được trên đầu búa thay đổi rất lớn theo vị trí hành trình (cực tiểu ở khoảng giữa hành trình). Tóm lại là không ổn chút nào.

3) Phang kiểu máy dập khá nguy hiểm cho chính người vận hành và cả những người xung quanh vì bạn không thể biết được các mảnh củi văng ra theo kiểu gì!

4) Sức người có hạn nên mới chơi bài tích luỹ động năng trên đầu búa. Với máy thì không nhất thiết phải vậy, có thể đẩy nhẹ nhàng êm dịu mà vẫn bổ được củi.

5) Bạn vào Google, search với từ khoá “split wood machine” nó sẽ ra một lô một lốc máy bổ củi các kiểu. Đa dạng lắm, nhưng chúng có những đặc điểm chung sau:
- Nguồn động lực có thể là motor điện hoặc máy nổ, nhưng cuối cùng đều chuyển qua xy lanh thuỷ lực.
- Bổ theo phương án bổ dọc, nhưng với thanh củi đặt nằm ngang. Cũng có khi đặt đứng nhưng không nhiều lắm.
- Lưỡi búa đặt cố định, lực tác dụng từ phía sau thanh củi
- Tất cả đều có bánh xe để muốn kéo đi đâu cũng được

6) Vài link tham khảo ngay, khỏi cần search:
http://www.zeusindustrial.com/Log Splitter.htm

http://www.timberwolfcorp.com/splitters/product_line.htm

http://toolmonger.com/2007/09/28/dealmonger-an-electric-horizontal-log-splitter-for-250/

http://www.poolewood.co.uk/acatalog/Woodstar_Log_Splitter.html

http://www.mainkaenterprises.com/inventory.php?PG=9&start=1&SR=ALL&SV=&MID=TWP1

7) Bạn chọn phương án phù hợp nhất theo điều kiện của bạn. Hôm nào triển khai chi tiết thì post lên để anh em bàn tiếp cho vui!
 
Author
Ôi cảm ơn bác! Em đang đọc thêm tài liệu thủy khí, các bác đóng góp thêm nữa nhé vì em muốn kết hợp cái máy đó vừa bóc (dóc) tách được lớp vỏ mềm của gỗ vừa chẻ nhỏ gỗ, chỗ em làm việc người ta còn dùng búa máy để bổ gỗ...nguy hiểm wa...!!!!
 
R

rustbolt

Chưa nghĩ ra được cơ cấu bóc vỏ. Nhưng theo mình, bạn đừng nhập 2 trong 1, khó chơi lắm. Làm máy nào ra máy đó chắc ăn hơn.
Hệ thuỷ lực cho cái máy bổ đơn giản thôi mà. Nếu có gì vướng mắc, mình sẵn sàng hỗ trợ bạn về mảng này.
 
Top