Q

QUE_THANH

Hơi lạc chủ đề của anh ME đưa ra nhưng mà QT muốn biết mọi người có ai có hứng thú tự chế máy 3D Scan không ? Kỹ thuật cũng đơn giản lắm. Tốn chừng 100000 tiền VN thôi. Không chính xác lắm nhưng dùng chơi chơi cũng được.

@CKb-K5 : Nếu bạn muốn làm ra cái hình phù điều có size khác với cái gốc thì cũng đơn giản thôi. Cái hình CAD 3D lấy được sau khi bạn quét bằng lung tung thứ scan gì đó giống như mấy người trong cái topic này nói đó, bạn chỉ cần dùng lệnh Scale trong CAD là có thể chỉnh sửa kích thước lại được rồi. CAD system nào cũng có cái lệnh SCALE này mà. Nhiều soft ngon ngon còn cho bạn chỉnh Scale của từng trục X,Y,Z . Tha hồ bạn muốn phóng to thu nhỏ tùy ý bạn.
 

ME

Active Member
Author
QT bày cho mọi người làm đi. Nếu được thì hay quá.
 
Q

QUE_THANH

@ME: Được thôi anh ME, dễ mà. Chỉ cầm một cái Webcam ( khoảng 5USD), một cái đồ chơi chiếu Point Laser của con nít thấy ở VN bán tùm lum đó ( cho khoảng 5USD) nữa là đủ rồi. Cái này anh ME có thể dùng để làm bài tập cho sinh viên họ tự học thực tập , tự chế được.
 

ME

Active Member
Author
Còn dữ liệu điểm được lấy thế nào? Làm sao xuất ra file chứa các điểm đó?
 

WMT

Active Member
Moderator
QUE_THANH viết:
Chỉ cầm một cái Webcam ( khoảng 5USD), một cái đồ chơi chiếu Point Laser của con nít thấy ở VN bán tùm lum đó ( cho khoảng 5USD) nữa là đủ rồi.
Hay quá! chị Que Thanh post kỹ hơn một chút nữa ,nếu có hình ảnh minh họa thì thật tuyệt. Vấn đề quan trong nhất thầy ME vừa nêu, mong chị reply sớm. Nếu thuận lợi, ngay trong dịp hè này em sẽ thử luôn.
 
G

giaphoang

ui chà, đúng vấn đề này rồi, thế mà em đi tìm mãi mới thấy. tiện đây cho em hỏi 1 chút về 1 số nguyên lý ứng dụng vào cái đầu dò, em vẫn chưa biết gì về nó cả, mong mọi người giúp. thk
 
Các bác nào có thể thông tin về sự khác nhau giữa máy CMM non-contact và máy quét laser với
 
L

Liễu Ngân Đình

Bạn hãy cho biết hiểu biết của bạn về 2 loại máy này trước đã. Để hiểu tại sao bạn lại hỏi câu hỏi này.
 
Cho anh bổ sung thêm một ít thông tin cho bài viết của chú ME và chú svb
...

Máy CMM có thể chia ra 2 loại ( cách phân loại của giới chuyên môn CMM mới nhất trong năm nay của Cơ khí học hội Nhật). Đó là máy CMM theo phương pháp tiếp xúc và CMM theo phương pháp phi tiếp xúc.
1) Loại CMM tiếp xúc tức là loại máy xử dụng đầu dò Dynamic measuring probe ( như hình trên của chú svb) được cho chạy rà trên bề mặt của sản phẩm đo. Dĩ nhiên là gồm cả cách đẩy bằng tay (manual ) hay CNC như chú svb và chú ME nói, kể cả dùng Robot tự hành trong những hệ thống máy đo lớn như đo cả thân chiếc xe hơi chẳng hạn.
2) Loại CMM phi tiếp xúc là loại máy xử dụng các loại đầu dò thuộc hệ Non-contact measuring probe như đầu dò quang học (Optical measuring probe) chẳng hạn như Laser, đầu dò sử dụng sóng siêu âm tần thấp. Ngoài ra còn có một loại đầu dò khác mà Konica đang hợp tác phát triển với Mitsutoyo là đầu dò QVP ( Quick Vision Probe).
Đi sâu vào cấu tạo máy CMM phi tiếp xúc thì người ta chia 2 loại nữa :
1.1 Loại xử dụng máy CMM thường nhưng gắn đầu dò phi tiếp xúc loại Laser tuyến hoặc điểm
1.2 Loại CMM xử dụng nguyên lý MRI hoặc CMM chạy theo hình xoắn ốc giống máy MRI để quét hình toàn bộ sản phẩm bằng Laser, siêu âm hay bằng kỹ thuật xử lý hình Video 3 chiều dùng đầu dò QVP. Giá thành loại máy này hiện tại rất cao,các hãng chế tạo chỉ chế theo yêu cầu đặt riêng của khách hàng, hiện tại ngay cả ở Nhật thì máy này chỉ mới có ở các trung tâm nghiên cứu lớn , ở chỗ tôi cũng mới chỉ có 1 cái giá khoảng 2 triệu USD dùng để kiểm tra biến dạng trên bề mặt body của xe hơi mẫu sau khi lắp xong.
Vì bấy lâu chỉ thấy ở VN cái loại máy CMM đo tiếp xúc. Thấy anh Huy Thanh nói về máy CMM không tiếp xúc (dùng nhiều với đầu quét laser) nên mình muốn tìm hiểu thôi.
Còn về cơ bản thường thì thấy so sanh máy quét laser với CMM là khả thu thập dữ liệu lớn hơn, nhưng kém chính xác hơn. Nhưng nếu so với loại CMM laser liệu có như nhau không?

Nói chung mình cũng không biết gì nhiều cả nên mới hỏi các bác có kinh nghiệm
 
R

ratuvaotoi1

Bác ME có biết muốn học về CMM thì học ở đâu không. Em muốn trở thành một chuyên gia về CMM nhưng giờ mới chỉ bắt đầu.Mong bác chỉ giáo
 
Bác nào quan tâm tới hệ thống dẫn động của máy đo tọa độ-Đệm khí thì có thể liện lạc với em có thể em sẽ giúp được ít nhiều. Em làm đồ án tốt nghiệp về cái này đó! Mấy năm không sờ đến không biết còn nhớ được cái gì không nữa nhưng tài liệu thì vẫn còn.
 
Bác nào quan tâm tới hệ thống dẫn động của máy đo tọa độ-Đệm khí thì có thể liện lạc với em có thể em sẽ giúp được ít nhiều.
Em đang vh cmm. hiện con la già chỗ em bộ đệm khí của nó hình như có vấn đề hay sao ấy.Áp khí vào như mọi khi vẫn đủ nhưng kéo các trục đi nặng như kéo 1 con La già vậy.Bác có tài liệu nào về hệ thống đệm khí, cho em biết với.Em muốn tìm hiểu thêm một chút về con La cưng.......
ledoanvu@gmail.com
 

ME

Active Member
Author
1. MyHUT upload cho mình các tài liệu đó đi nhé. Xong rồi thì gởi link vào hộp thư đấy. Cám ơn nhiều!
2. @ ratuvaotoi: Tớ không biết ở VN có chỗ nào dạy về CMM không nữa. Bạn vào BK tp HCM hỏi cô Hà xem sao nhé.
 
Xui quá em vừa viết xong bài thì mất điện. Hôm nay lại buồn ngủ rồi hẹn các bác ngày mai em sẽ viết bài. Thông cảm cho em!
 
@huyhoang84,ledoanvu,ME
Các phải yêu cầu cụ thể hơn thì tôi mới giúp các bác được, tôi nói vậy là muốn tránh trường hợp nói lan man những thứ các bác biết rồi không đi vào trọng tâm cái cần tìm hiểu. Khái niệm đệm khí nói chung thì cũng tương đối rộng, ở đây để hỗ trợ các bác tìm hiểu vấn đề trọng tâm tôi xin giới thiệu sơ qua một chút về đệm khí sử dụng trong thiết bị CMM trong giới hạn khả năng của mình:
Đệm khí hoạt động nhờ sử dụng một lớp khí nén mỏng để tạo ra sự không tiếp xúc giữa sống trượt và đệm khí. Để đệm khí có thể hoạt động phải có một nguồn cấp khí nén riêng, dòng khí này được dẫn vào đệm khí qua hệ thống tiết lưu của đệm sau đó tới bề mặt phân cách giữa đệm và sống dẫn, ban đầu khi chưa cấp khí nén đệm khí tiếp xúc với sống dẫn, khi cấp khí nén nhờ áp lực của dòng khí đẩy đệm khí tách khỏi bề mặt sống dẫn tạo nên một lớp khí nén mỏng chiều dày h giữa đệm khí và sống dẫn, lúc này không còn hiện tượng tiếp xúc cơ khí nữa.
Về mặt trực quan, đệm khí hoạt động tương tự đệm từ trường, khi làm việc đều không có sự tiếp xúc cơ khí, chỉ khác nhau ở phương pháp tạo ra khoảng cách h, đệm từ trường dùng lực đẩy từ của cặp nam châm trái dấu còn đệm khí sử dụng áp lực của khí nén.
Nói như vậy các bác đừng nghĩ đệm khí nó yếu đâu nhé. Lấy ví dụ đơn giản, có một đệm khí fi50mm=5cm. Giả sử dòng khí khi qua hệ tiết lưu tới bề mặt phân cách đệm khí-sống dẫn có áp suất đồng đều là 3at=3kG/cm^2 thì lực nâng của đệm khí là diện tích bề mặt đệm khí * áp suất = pi*(5/2)^2 * 3=59kG nghĩa là nó nâng được cả người bác đấy!
Cũng có nhiều loại đệm khí khác nhau, căn cứ theo hình dạng hình học của bề mặt đệm thì có đệm khí phẳng-sử dụng nhiều trong các sống dẫn chính xác, đệm khí trụ-sử dụng ở các ổ quay chính xác như máy đo độ tròn chẳng hạn..., căn cứ theo tính chất của hệ tiết lưu và phân phối khí dưới bề mặt đệm thì chia thành đệm khí dạng buồng(hốc), đệm khí dạng rãnh, đệm khí xốp-sử dụng hệ thống mao quản của vật liệu xốp (thêu kết từ bột kim loại) để phân phối khí...
Nói chung mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, đệm khí dạng buồng(hốc) thì khả năng tải lớn nhất nhưng hoạt động kếm ổn định nhất vì dễ gây rung động, đệm khí rãnh thì ổn định hơn nhưng lại chịu tải kém. Hiện nay, trong các máy CMM và các dẫn động chính xác loại đệm khí xốp được sử dụng phổ biến hơn cả do có khả năng tải lớn hoạt động rất ổn định, không gây rung động nhưng công việc tính toán thiết kế nó cũng phức tạp nhất.
Ưu điểm chung của đệm khí là tạo ra một hệ dẫn động có ma sát rất nhỏ, xấp xỉ 0, mài mòn vì vậy cũng hầu như bằng 0(trừ lúc khởi động và kết thúc có thể có hiện tượng mài mòn). Chúng tôi đã từng chế tạo một hệ dẫn động mà chỉ cần dùng một sợi tóc có thể kéo cả vật nặng 30-40kg dễ dàng. Ma sát nhỏ cho phép chúng ta điều khiển hệ thống dịch chuyển những khoảng dịch rất nhỏ, cỡ 10^-5mm thậm trí còn nhỏ hơn, điều này là vô cùng quan trọng trong các sống dẫn cần điều khiển đến vị trí có độ chính xác cao, với những loại ổ trượt khác ma sát lớn việc làm này là rất khó vì công cơ học để thắng ma sát tĩnh lớn gây ra quán tính lớn sẽ làm hệ thống vượt khỏi vị trí yêu cầu. Ưu điểm mài mòn xấp xỉ 0 dẫn đến dẫn động đệm khí có độ ổn định và làm việc tin cậy rất cao theo thời gian. Đây là những ưu điểm chính để người ta chọn đệm khí trong các thiết bị dẫn động chính xác nói chung và dẫn động CMM nói riêng.
Ở trời tây, người ta đã sử dụng đệm khí khá lâu rồi, theo tôi biết thì ít nhất từ những năm 50-60 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng đệm khí trong các thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị y sinh...Ở Việt Nam ta thì có vẻ vẫn còn mới mẻ, năm 2005 lúc tôi làm đồ án tốt nghiệp thì hầu như không tìm được một tài liệu tiếng Việt nào trình bày kĩ về đệm khí, đặc biệt là đệm khí tĩnh mà ta vừa trình bày ở trên do đó cũng rất khó khăn khi nghiên cứu, tìm hiểu . Hiện tại tài liệu files trên máy tôi gữ lại cũng không nhiều lắm, tài liệu giấy (foto) thì có vài quyển viết tương đối sâu mỗi tội lại là tiếng Anh, Nga. Tài liệu trên mạng thì tôi thấy cũng có nhiều, tuy nhiên thì người ta viết cũng dừng lại ở mức độ nào đó thôi. Các bác có thể tìm theo từ khóa Air-bearing hoặc Air-Clearance. Nếu các bác muốn tìm hiểu cụ thể hơn nữa có thể qua 4R hoặc qua mail tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình. Thân!
P/S: Tôi post mấy hình ảnh đệm khí chúng tôi làm ngày xưa, chỉ có đệm khí dạng buồng và dạng rãnh thôi, đệm khí xốp tôi chưa nghiên cứu.
 
H

HTco,.ltd

bài viết hay quá. em đọc thấy hiểu biết hơn được nhiều thứ quá.
Cảm ơn các thày rất nhiều !!
Thày có tài liệu cho em xin vào địa chỉ này: trunghieu40ma@gmail.com
 

ME

Active Member
Author
@ MyHUT: Bạn viết bài cũng được nhưng ý tôi là nếu có tài liệu gì thì chia sẻ, sau này có thời gain tôi sẽ đọc thêm. Cám ơn!
 
Top