ME

Active Member
Author
Bài này được chép từ diễn đàn cũ
-------------------------------------

MÁY ĐO TOẠ ĐỘ
Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine –CMM) là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo đựoc tính từ các toạ độ điểm đo. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Có hai loại máy đo toạ độ thông dụng là máy đo bằng tay (đầu đo được dẫn động bằng tay) và máy đo CNC (đầu đo được điều khiển tự động bằng chương trình số).



Máy đo toạ độ thường là các máy đo các 3 phương chuyển vị đo X, Y, Z. Bàn đo được làm bằng đá granít. Đầu đo được gắn trên giá đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 toạ độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác có thể lên đến 0,1 micromét.




Đầu đo CNC


Đầu đo bằng tay

Ngày gửi: Thứ 4 Tháng 1 03, 2007 2:11 pm Tiêu đề: MÁY ĐO TỌA ĐỘ

--------------------------------------------------------------------------------

MÁY ĐO TOẠ ĐỘ
Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine –CMM) là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo đựoc tính từ các toạ độ điểm đo. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Có hai loại máy đo toạ độ thông dụng là máy đo bằng tay (đầu đo được dẫn động bằng tay) và máy đo CNC (đầu đo được điều khiển tự động bằng chương trình số).





Máy đo toạ độ thường là các máy đo các 3 phương chuyển vị đo X, Y, Z. Bàn đo được làm bằng đá granít. Đầu đo được gắn trên giá đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 toạ độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác có thể lên đến 0,1 micromét.





Đầu đo CNC


Đầu đo bằng tay

Loại máy đo này có chuyển vị rất êm, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt trên đệm khí nén. Để kết quả đo tin cậy, áp suất khi nén cần phải được bảo đảm như điều kiện kỹ thuật của máy đã ghi nhằm đảm bảo đệm khí đủ áp suất và làm việc ổn định. Các máy của hãng Mitutoyo thường có yêu cầu áp suất khi nén là 0,4MPa với lưu lượng 40 lít/phút ở trạng thái bình thường. Máy phải được vận hành ở nhiệt độ thấp, thường từ 16 độ C đến 26 độ C.
Loại máy được dẫn động bằng tay vận hành đơn giản, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt bi, tuy nhiên loại này có độ chính xác thấp hơn.
Máy đo 3 toạ độ có phạm vi sử dụng lớn. Nó có thể đo kích thước chi tiết, đo profile, đo góc, đo sâu... Nó cũng có khả năng đo các thông số phối hợp trên một chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ phẳng. ...Đặc biệt máy có thể cho phép đo các chi tiết có biên dạng phức tạp, các bề mặt không gian, ví dụ như bề mặt khuôn mẫu, cánh chân vịt, mui xe ô tô... Đặc biệt là nó được ứng dụng trong kỹ thuật ngược.
Để dễ dàng cho việc tính toán kết quả đo, kèm theo máy là phần mềm thiết kế trước cho từng loại thông số cần đo. Mỗi hãng chế tạo máy CMM đề có viết riêng cho các máy của mình những phần mềm khác nhau. Mỗi phần mềm có thể có nhiều môđun riêng biệt ứng dụng cho từng loại thông số cần đo. Ví dụ máy CMM của hãng Mitutoyo có các phần mềm (môdun) như sau :
- GEOPAK : có nhiều cấp độ khác nhau, dùng cho đo lường vật thể 3D, có thể xuát sang file dạng .gws để chuyển đổi dữ liệu đo thành dữ liệu chuỗi điểm cho thiết kế chi tiết bằng phần mềm Pro/Engineer hoặc các phần mềm khác.
- SCANPAK : dùng để số hoá biên dạng 3D của vật thể, chuyên dùng cho kỹ thuật ngược.
- STATPAK : chuyên dùng để xử lý số liệu đo.
- GEARPAK INVOLUTE/BEVEL : chuyên dùng cho đo bánh răng, chuyển dữ liệu từ máy CMM sang máy kiểm tra bánh răng.
- TRACEPAK : chương trình quét vật thể 3D cho máy CMM vận hành bằng tay.
- Ngoài ra còn một số phần mềm khác như : COM3D, PLOT-GEO, 3DTOL

Tài liệu tham khảo:
1. http://www.mitutoyo.com/
2. http://en.wikipedia.org/wiki/C[MEDIA=youtube]ordinat-measuring_machine[[/MEDIA]/url] ME (tổng hợp)
 

ME

Active Member
Author
ME mới sang Đức 5 ngày để tham quan cty chế tạo máy đo 3 chiều Carl Zeiss. Mệt quá! Hôm nào rỗi và khỏe sẽ viết bài về một số vấn đề liên quan cho mọi người thưởng thức.
 
Bác ME sướng thật đấy! Em mong bác mau khỏe để chia sẻ cùng mọi người niềm vui của mình !
 

ME

Active Member
Author
Đoàn chúng tôi gồm 22 người đến từ nhiều trường đại học, cáo đẳng trong cả nước như ĐH Nha Trang, ĐH BK tp. HCM, ĐH Sư phạm KT tp HCM, ĐH BK Đà Nẵng, ĐH Sư phạm KT Hưng Yên, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Hàng Hải Hải Phòng,...
Chi phí của chuyến đi bao gồm vé máy bay khứ hồi, ăn ở (KS 4 sao) do cty Carl Zeiss đài thọ.
 

ME

Active Member
Author
Trong 4 ngày ở Đức chúng tôi được nghe một số báo cáo chuyên môn về máy CMM và những vấn đề xung quanh của các dòng máy CMM của Carl Zeiss. Chúng tôi được trực tiếp tham quan phân xưởng gia công, lắp ráp, phân xưởng hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất hàng, thăm Trung tâm dịch vụ 3D của Carl Zeiss. Ngoài ra chúng tôi còn thăm quan phân xưởng chế tạo các chi tiết quang của các kính hiển vi, kính viễn vọng, kính tiềm vọng... của cty này.
Chúng tôi cũng được thăm 1 thành phố cổ được Unesco công nhận là di tích văn hóa. Thăm thành phố Stuttgat với viện bảo tàng Mescedes-Ben và tháp truyền hình đầu tiên trên thế giới ở thành phố này.
Chốt hạ: tuyệt vời! Chủ nhà rất mến khách, các bạn Vn thì học hỏi được nhiều điều!
 

ME

Active Member
Author
Một vài hình ảnh của chuyến đi:

Trụ sở chính của Carl Zeiss ở Oberkochen, cách Stuttgart khoảng 80 km. Các nhà máy và văn phòng của cty vơi hơn 4500 nhân viên chiếm gần hết thành phố Oberkochen bé nhỏ.


ME cùng một số thầy cô trong một nhóm (chia làm 3 nhóm). Chắc một số bạn có thể nhận ra thầy cô của trường các bạn.


Bên trong 3D Center, một tring tâm dịch vụ đo lường 3D với hơn 150 nhân viên.


Trên tháp truyền hình đầu tiên của thế giới. "Ông tây" làm ở Nam Phi 8 năm sau khi tốt nghiệp đại học, sau đó làm cho cty 25 năm. Ông ta rất giỏi chuyên môn và nói tiếng Anh rất hay và dễ nghe. Ông này theo đoàn đi Stuttgat và và người hướng dẫn nhóm chúng tôi đi thăm các phân xưởng.
 

ME

Active Member
Author
Đầy đủ bá quan văn võ đây.

 

ME

Active Member
Author
MỘT SỐ DẠNG MÁY CMM CỦA CARL ZEISS

1.
CMMs: VISTA, CONTURA G2, ACCURA, UPMC, PRISMO navigator
Đây là dòng máy kiểu cầu mà chúng ta thường thấy. Mỗi máy có phạm vi ứng dụng riêng cho các kích cớ, dạng vật thể khác nhau. Sau đây là hình dáng của máy ACCURA



2. Shop-Hardened CMMs: ScanMax CMM, GageMax CMM, CenterMax CMM
Dòng máy này được dùng trực tiếp ở điều kiện phân xưởng sản xuất, không cần một phòng có yêu cầu nghiêm nghặt về nhiệt độ, độ ẩm ở điều kiện chuẩn. Đây cũng là xu hướng đo 3D trong nhiều năm tới. Sau đây là hính dáng máy CenterMax:



3. Horizontal-Arm CMMs: PRO compact CMM, PRO select CMM, PRO premium CMM
Đây là dòng máy cỡ lớn, thường dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô. HÌnh sau đây là máy PRO premium :



4. Gantry CMMs: MMZ T CMM, MMZ G CMM, MMZ E CMM, MMZ B CMM

 
C

ccm0709

Bài này hay thiệt đó .tr mình cũng có máy đó nhưng mình mới chỉ dc nhìn qua thôi .hôm nay mới được biết thêm nhiều điều bổ ích.Cảm ơn bác ME
 

ME

Active Member
Author
Các máy CMM của Carl Zeiss sử dụng bàn đá granit từ Nam Phi. Đá có tuổi thọ khoảng 300 triệu năm. Già như thế thì đá cực kỳ ổn định. Ông tây hướng dẫn nhóm chúng tôi sợ Thầy Lâm (SPKT Hưng Yên) dịch nhầm nên nhắc lại là 300 triệu năm. Tôi nói là ở Trung Quốc cũng có nhà máy của Mitutoyo và họ cũng sản xuất bàn đá cho máy CMM. Ông tây này nói là đá ở TQ có tuổi thọ thấp hơn rất nhiều.
PS. Hôm đi tham quan xưởng chế tạo và lắp ráp. Để cho các thầy lớn tuổi có thể hiểu trọn vẹn những gì mà ông tây nói thì ông ấy đề nghị thầy Lâm dịch và ông ấy nói tiếng Đức. Tiếng Đức của thầy Lâm thuộc hạng siêu vì trước đây thầy Lâm học đại học ở Đức.
 

QuyenQCM

Active Member
giá cả thì thế nào vậy bác Me liệu dân mình có mua nổi không, em toàn đo bằng con CNC già thôi không đc chính xác cho lắm,còn muốn chuẩn hơn thì chỉ còn nước đi thuê,
 

ME

Active Member
Author
Máy của Carl Zeiss được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng đối tác. Họ nói họ phải tiếp xúc và có những cuộc gặp gỡ để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tùy theo yêu cầu của khác hàng mà họ tư vấn cho khách hàng máy CMM với độ chính xác phù hợp và với những tùy chọn khác nhau. Do đó giá cả tùy thuộc vào những yêu cầu của khách hàng.
Nói chung, so với máy Mitutoyo thì các máy của Anh, Đức đều đắt hơn khá nhiều. Hàng của Mitutoyo thuộc loại "thường thường bậc trung", phụ vụ cho nhu cầu bình dân, còn hàng của Carl Zeiss thì thuộc hàng cao cấp.
 

ME

Active Member
Author
Ở VN có văn phòng đại diện của Carl Zeiss ở HN và tp. HCM. Theo anh Cao Phúc Trung, trưởng đại diện Carl Zeiss VN thì Carl Zeiss VN đã bán được 4-5 máy ở VN.
 
M

mcn-mill

ME viết:
Ở VN có văn phòng đại diện của Carl Zeiss ở HN và tp. HCM. Theo anh Cao Phúc Trung, trưởng đại diện Carl Zeiss VN thì Carl Zeiss VN đã bán được 4-5 máy ở VN.
ở đà nẵng có chổ nào có máy này không bác
 

ME

Active Member
Author
Cái này thì tôi không biết. Để tôi liên lạc với anh Trung thử xem. Mà từ ngày gặp anh ấy ở Đức đến giờ anh ây lặn đâu mất, không trả lời email của tôi nữa. ;D
 
V

VOVANCUONG

Gửi Thầy Me!

Em thật sự rất cảm phục thầy. Vì dường như mục nào thầy cũng tham gia và có kiến thức rất rộng. Máy CMM là máy rất chính xác. như vậy thì cần phải có một hệ thống kiểm tra và bù sai số rất chính xác. Ví dụ những tác động của nhiệt độ môi trường, độ chính các động học, sai số cơ học... Những điều này cũng phải kiểm soát tốt. Trên mục trên Thầy có nhắc đến tuổi thọ của bàn máy CMM là đá granite cần phải lấy từ Châu phi để có tuổi thọ cao thì đá mới ổn định. Mong thấy có thể chỉ rõ hơn về đặc tính của loại đá granite.

Chân thành cảm ơn thầy.

Đây là một quyển sách mà em tìm thấy được nhưng vẫn chưa load được.

http://books.google.com/books?id=YUz5XpLUH9gC&printsec=frontcover&hl=vi
 

ME

Active Member
Author
Mình biết mỗi thứ một tí thôi em ạ, chẳng giỏi giang gì đâu.
Cái vụ đặc tính loại đá granit em đề cập ở trên thì mình chịu chết. Tìm hiểu về đá granit thì không khó, tìm mấy cuốn sách thuộc ngành địa chất là biết được chút ít, nhưng tìm hiểu loại đá mà họ dùng thì chịu chết.
Cuốn sách mà em đưa link mình cũng biết, nó cũ rồi (xuất bản 1995, không biết bây giờ xuất bản lại chưa). Tuy nhiên mình cũng không có sách này, chỉ đọc được máy trang quảng cáo trên Google như em thôi.
Chúc năm mới nhiều niềm vui!
 
V

VOVANCUONG

Thưa thầy.

Thật sự em cũng rất quan tâm đến hệ thống cơ của máy CMM. Mong thầy có thể chỉ cho em một vài tài liệu hay địa chỉ có liên quan đến phần cơ của máy CMM.
Chân thành cảm ơn thầy!
 

ME

Active Member
Author
Mình được tận mắt thấy người ta lắp ráp máy CMM đủ loại. Nhiều quá nên xem lướt qua thôi và vì cũng không có thời gian. Cũng đã được sờ tận tay môt vài chi tiết của ổ đệm khí. Nhưng tài liệu về một cơ cấu cụ thể thì không có. Một vấn đề liên quan đến máy CMM thì mình chỉ tìm hiểu từ các bài báo trên mạng, một số trang trong một số sách tiếng Anh. Thế thôi, kiếm một cuốn cụ thể như cuốn sách ở trên thật không dễ dàng tí nào cả. Cứ "mai phục" vậy, chờ đến khi nào có trên mạng thì load về đọc.
Khi nào mình có tài liệu gì hay về CMM sẽ gởi cho em.
 
V

VOVANCUONG

Kính gửi thầy Me

Cảm ơn thẩy. Mong tin từ thầy.

Võ Văn Cương.
 
Top