Xuôi cho pác Cương DT, tớ đã hỏi anh Phát và Shaun Lim (Ziess) (phụ trách tại TPHCM) nhưng đều ko có được tài liệu như pác yêu cầu
 

ME

Active Member
Author
Vừa rồi cô Hà hỏi tôi nhờ load mấy luận văn về CMM của một trường đại học bên Canada. Tiếc là không được. Tuy nhiên tôi cũng tìm vài tài liệu (báo và luận văn) về CMM cho cô ấy. Báo về CMM thì dễ kiếm thôi. Ở trên các trang Science Direct hoặc Springer... nhiều lắm. Có điều nó toàn thứ cao siêu. Bây giờ chúng ta tạm đọc sách trên Google vậy.
 
Các thầy à các thầy có tài liệu nào về máy CMM C
không ạ.Em hiện đang học máy này nhưng dối tung lên vì tài liệu thì ít mà không có điều kiện để tìm.Chác các thầy có được biết về nguyên tắc hoạt động hay cách sử dụng phần mềm Calypso không giúp em với nhé.Có ai có tài liệu về CMM gởi cho em với nhé ledoanvu@gmail.com
Tất cả vì sự tiến bộ của kỷ thuật đo lường Việt Nam.
 
Hê hê, bác mua máy của Carl Zeiss thì bảo họ support cho là tốt nhất. Hãng của họ có Vp ở VN rồi mà
 
Công nghiệp tự động hóa của Việt Nam theo tôi nghĩ vẫn còn son trẽ ,tuy nhiên lại có lợi thế là được " dọn mâm sẵn ".Các nhà nghiên cứu thế giới (trong đó không ít người mang quốc tịch gốc VN) đã tốn rất nhiều tâm huyết để phát minh,rồi tìm cách cải thiện qua bao thế hệ máy để chúng ta được an hưởng nền kỷ thuật tân tiến hiện tại.
Không có lý do gì để từ chối các món quà vô giá này phải không các bạn?
Một trong số này chính là CMM
Thầy Me đã trình bày khá chi tiết về CMM. Tôi chỉ góp thêm một ít ý kiến.
1/ Công dụng của CMM :
Ngoài công dụng để kiểm tra và rà quét khuông mẫu thường được nhắc trong diễn đàn này thì CMM là một dụng cụ được dùng hàng ngày trong công nghệ sãn xuất các chi tiết lắp ráp sãn phẩm kỷ thuật cao như hàng không,không gian,thiết bị y tế,quân sự,công nghiệp nano....
Mỗi một sãn phẩm này đều đòi hỏi độ chính xác rất cao.Khách đặt hàng đôi khi đòi hỏi bảng báo cáo chi tiết cho từng đơn vị sãn phẩm.Không có CMM thì phải mất rất nhiều thì giờ cho thủ tục này.
Tuyệt vời nhất chính là khả năng giải những bài toán hình học không gian phức tạp,cho phép tính được các dung sai hình học và các dạng hình học trong mặt phẳng tưởng tượng (hay vô hình )
2/ Xử dụng CMM :
Về ứng dụng thì có nhiều dạng CMM.
Về cách xử dụng thì thường đươc phân biệt 2 loại ( không biết có loại thứ 3 không ?)
Điều khiển bằng tay (manual), CNC (programmable).
Tôi không phải là nhà chế tạo máy nên không dám lạm bàn về cấu trúc máy của CMM,chỉ dùng quan điểm của người xử dụng để góp ý về phần này.
Để dể hiểu ta có thể so sánh CMM với một máy phay CNC.Trong trường hợp này về phần cơ (?) người thợ vận hành chỉ cần có kiến thức về dao cắt.
Ta có thể so sánh dụng cụ cắt của máy phay với các STYLUS của CMM.Stylus có nhiều hình dáng và kích thước.Loại thông dụng nhất là trong phần hình ở nữa dưới:

Phần hình trên là những đầu cảm ứng có thể so sánh với các chuôi dao (tool holder).Các stylus được chọn sẽ được gắn vào các probe system này.
Để bắt đầu kiểm nghiệm một sãn phẩm cũng có những bước " set up " tương tự như máy phay CNC vậy.
Với máy CMM dùng tay, người ta dùng tay di chuyển các trục hoặc dùng joystick đụng nhẹ vào chổ muốn đo,lúc muốn đổi gốc độ của đầu cảm ứng hoặc đổi stylus cũng phải thao tác bằng tay.
Với máy CMM điều khiển bằng CNC thì xem rất đẹp mắt,trục Z mang đầu cảm ứng sẽ tự động đổi đầu probe như trong máy phay,quay đầu lên ,xuống ,qua trái,phải... để có thể tiến đến chổ muốn đo theo ý của lập trình viên...
Xin tạm ngừng ở đây để nhường lời cho các " hảo thủ "
svb
 
V

Vo HuyThanh

Re: Máy đo tọa độ (Bổ sung thêm thông tin của ME và svb)

Cho anh bổ sung thêm một ít thông tin cho bài viết của chú ME và chú svb
...

Máy CMM có thể chia ra 2 loại ( cách phân loại của giới chuyên môn CMM mới nhất trong năm nay của Cơ khí học hội Nhật). Đó là máy CMM theo phương pháp tiếp xúc và CMM theo phương pháp phi tiếp xúc.
1) Loại CMM tiếp xúc tức là loại máy xử dụng đầu dò Dynamic measuring probe ( như hình trên của chú svb) được cho chạy rà trên bề mặt của sản phẩm đo. Dĩ nhiên là gồm cả cách đẩy bằng tay (manual ) hay CNC như chú svb và chú ME nói, kể cả dùng Robot tự hành trong những hệ thống máy đo lớn như đo cả thân chiếc xe hơi chẳng hạn.
2) Loại CMM phi tiếp xúc là loại máy xử dụng các loại đầu dò thuộc hệ Non-contact measuring probe như đầu dò quang học (Optical measuring probe) chẳng hạn như Laser, đầu dò sử dụng sóng siêu âm tần thấp. Ngoài ra còn có một loại đầu dò khác mà Konica đang hợp tác phát triển với Mitsutoyo là đầu dò QVP ( Quick Vision Probe).
Đi sâu vào cấu tạo máy CMM phi tiếp xúc thì người ta chia 2 loại nữa :
1.1 Loại xử dụng máy CMM thường nhưng gắn đầu dò phi tiếp xúc loại Laser tuyến hoặc điểm
1.2 Loại CMM xử dụng nguyên lý MRI hoặc CMM chạy theo hình xoắn ốc giống máy MRI để quét hình toàn bộ sản phẩm bằng Laser, siêu âm hay bằng kỹ thuật xử lý hình Video 3 chiều dùng đầu dò QVP. Giá thành loại máy này hiện tại rất cao,các hãng chế tạo chỉ chế theo yêu cầu đặt riêng của khách hàng, hiện tại ngay cả ở Nhật thì máy này chỉ mới có ở các trung tâm nghiên cứu lớn , ở chỗ tôi cũng mới chỉ có 1 cái giá khoảng 2 triệu USD dùng để kiểm tra biến dạng trên bề mặt body của xe hơi mẫu sau khi lắp xong.
 
Trời action......... ghê máy gì mà tới 2 triệu đô lận.Nghe xong em cứ nuốt nước bọt cái ực. :'(
Thế ra ở diễn đàn này toàn đại gia không à! ??? Quả thực em không hiểu mình đang đứng ở đâu nữa.
 
C

Chucdinhngan

- Thầy ME được đi thăm nhà máy chế tạo chắc thầy nắm vững về CMM lắm, em có một số thông tin về máy Carl ziess muốn được chia sẻ:
- Carl zeiss là thương hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực về quang học như các ống kính máy ảnh... Với dòng máy CMM chất lượng rất tốt hiện ở miền Bắc có một số công ty đã sử dụng: Nhông đĩa Mạnh Quang, trên khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc EXEDY...
- Máy Carl ziess bàn máy được chế tạo bởi Granite chất lượng cao tăng tuổi thọ và cứng vững của máy
- Công nghệ Ceramic cho các trục X,Z tạo nên độ cứng vững, sự ổn định về nhiệt độ tốt. Đảm bảo về sự dãn nở về nhiệt tốt dẫn đến đảm bảo độ chính xác và ổn định của máy trong thời gian dài.
- Hệ thống di chuyển kết hợp đệm khí và động cơ secvo đảm bảo di chuyển êm và chính xác, đường dẫn không bị ăn mòn. Đặc biệt máy của Carl ziess có 4 lớp đệm khí trong khi các hãng khác như Brow and shap có 3 lớp đệm khí
- Tuy nhiên giá của Carl ziess lại hơi cao
- Ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về máy carl ziess xin liên hệ với văn phòng đại diện cảu Carl ziess tại Hà Nội chỗ Mr. Trung hoặc có thể liên hệ theo số máy: 0902060100 it me
 

ME

Active Member
Author
Ngoài tham quan các phân xưởng chế tạo và lắp ráp máy CMM thì chúng tôi cũng đựoc đi tham các phân xưởng chế tạo các chi tiết quang của cty. Ở bảo tàng của cty thì chủ yếu trưng bày các sản phẩm về quang học.
 
Carlzeiss sẽ triển lãm tại MTA Giảng Võ Hà Nội (9-12 tháng 7 tới), chắc sẽ trưng bầy 1 hoặc 2 máy. Mời mọi người ghé thăm.
Cạnh booth của hexagon và Faro, Nikon luôn, sẽ thỏa mắt chiêm ngưỡng nhiều cái hay về CMM, Scaner
 
L

Liễu Ngân Đình

Triển lãm vừa xong tại Nhà văn hóa HN Việt Xô 91 Trần Hưng Đạo cũng có máy CMM của ĐL.
Hệ thống này còn có loại chụp ảnh để lấy kích thước và hình dáng vật thể.
Với máy có kích thước bàn 1000x1400x800 của Đài Loan có giá là $55.000
 
Trong diễn đàn có anh nào đang dò dẫm CMM hay đã coi CMM là bạn không thể thiếu không vậy liên lạc với tui được không mới vào nghề mà có nhiều diều muốn thảo luận.Vui lòng liên lạc trong bài viết ở diễn đàn hoặc trực tiếp qua mail :ledoanvu@gmail.com or telephone 0974942775. :-\ :-[ :p
 
C

Chucdinhngan

- Các bác cho em hỏi:
- Em có một vật thể hình khối, bây giờ em muốn sử dụng máy để quét lấy hình dạng và kích thước từ đó đem vào gia công (Ví dụ như bức phù điêu), tuy nhiên em sản phẩm của em muốn làm ra lại có kích thước khác với vật thể ban đầu. Vậy em có thể sử dụng phương pháp nào để làm được nó? Dùng CMM có thể làm được không hay phải làm bằng loại máy khác?
???
 
Quét lấy mẫu thì nên sử dụng máy quét laser (digitaliser) hiệu quả hơn CMM. Còn muốn làm ra sản phẩm có kích thước khác với vật thể ban đầu thì chỉ cần xử lý dữ liệu quét trên phần mềm chuyên dụng.
Nếu bạn quan tâm thi liên hệ Mr. Khôi -Hoàng Quốc đã có một số bài viết về quét KonikaMinolta và phần mềm Rapidform
 
L

Liễu Ngân Đình

CKb-K5 viết:
- Các bác cho em hỏi:
- Em có một vật thể hình khối, bây giờ em muốn sử dụng máy để quét lấy hình dạng và kích thước từ đó đem vào gia công (Ví dụ như bức phù điêu), tuy nhiên em sản phẩm của em muốn làm ra lại có kích thước khác với vật thể ban đầu. Vậy em có thể sử dụng phương pháp nào để làm được nó? Dùng CMM có thể làm được không hay phải làm bằng loại máy khác?
???
Cậu học ra là 1 người chuyên Phay, vậy mà lại hỏi 1 câu hỏi chung chung như bức PHÙ ĐIÊU. Thêm thâm niên lăn lộn bấy lâu nay mà lại có thể đưa ra câu hỏi mập mờ vậy sao?
Khó khăn gi thì cứ nói trắng ra, việc gì phải úp mở như sợ mất nghề, mất mối thế.
 
tùy yêu cầu độ chính xác kích thước và biên dạng bề mặt ,theo em thì :
- phương pháp sử dụng đầu dò laser sử dụng khi thiết kế ngược chi tiết có biên dạng bề mặt không đoán biết trước đựoc phương pháp dựng hình,ví dụ như phù điêu ,bộ phận cơ thể ... yêu cầu độ chính xác kích thứoc và biên dạng bề mặt không cao (tuy nhiên hiện tại các máy đo laser đã đạt độ chính xác rất cao và ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ người nhận nhiệm vụ thiết kế nó nữa)phưong pháp này nhanh, và nói chung là rẻ tiền (chính xác càng cao thì càng phải đắt rồi)
- phương pháp sử dụng đầu dò tiếp xúc (CMM) thì đạt độ chính xác rất cao ,yêu cầu phải tính toán rất kỹ lưỡng các đường quét (tính toán ban đầu),mất nhiều thời gian và tất nhiên sẽ đắt hơn rồi .Tuy nhiên khi sử lý dữ liệu quét để xây dựng mặt sẽ nhanh và mất ít thời gian hơn quét laser .Phương pháp này thường áp dụng cho việc thiết kế ngược các chi tiết đã đoán biết được phương pháp dựng hình và yêu cầu độ chính xác cao .
Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của bác để lựa chọn nhé
 
L

Liễu Ngân Đình

Giờ, ngừoi ta dùng công nghệ chụp hình 3D rồi mà.
ưu việt hơn 2 phương pháp trên và chính xác hơn.
Ví như có 1 góc nhọn 3D thì chụp ảnh 3D sẽ chính xác hơn hẳn so với đầu dò, nhanh hơn hẳn Laser mà.
 
phương pháp chụp hình 3D em chưa được tiếp cận bao giờ .Không biết trong mes đã có bài viết về cái này chưa ,Anh Đình biết về cái này có thể viết một bài về phương pháp này được không?
 
C

Chucdinhngan

Em có sợ mất nghề gì đâu mà bác Đình nói quá lời, thực tế là em đã cần làm từ một bức phù điêu mẫu sau đó em phải lấy kích thước của nó rồi phóng to thu nhỏ lại để gia công. Các bác nhìn cái huy hiệu có hình mặt người ấy nó gần tương tự như vậy
 

ME

Active Member
Author
Các chi tiết tinh xảo như phù điêu của bạn thì dùng pp quét bằng laser. Có thể dùng máy quét laser cầm tay hoặc máy CMM kiểu tiếp xúc nhưng có thêm đầu quét laser.
 
Top