Máy In 3D giúp người khiếm thị nhìn thấy thế giới như thế nào?

Author
Bên ngoài những ứng dụng phổ biến trong y sinh, công nghệ in 3D đang tiếp tục gây tiếng vang trong việc giúp cộng đồng khiếm thị nhìn thấy thế giới theo những phương pháp mới và sáng tạo. Từ những vật dụng đơn giản như chiếc cốc với những nốt Braille (chữ nổi), những nhân vật trong truyện tranh,… công nghệ này đang tạo ra những đột phá tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

Cộng đồng in 3D MyMiniFactory đã liên kết với hai trường cấp 3 ở Hy Lạp. Tại đây các học sinh được yêu cầu để thiết kế những vật dụng chứa các lời nhắn được viết bằng chữ nổi. Những vật dụng đó sau đó được đưa cho các trẻ em mù và đã cho thấy hiệu quả to lớn của máy in 3D trong việc kết nối người khiếm thị với người bình thường.

Dưới đây chúng tôi xin liệt kê 4 cách máy in 3D đang được sử dụng để thực hiện vai trò thiêng liêng này.

1. Minh hoạ sách:
Nhà thiết kế Eva Sbaraini đã biến các nhân vật trong cuốn sách Le Petit Prince (1943) thành những mô hình 3D có thể in được. Cô cho biết:”Ý tưởng đằng sau việc đó là tạo ra một nguồn dữ liệu để nâng cao trải nghiệm với văn học của những người bị khiếm thị. Các nhân vật, hình vẽ minh hoạ trong các tác phẩm nổi tiếng được tạo hình thành các sản phẩm có thể sờ, nắn và cảm nhận.”
25150459459_8f41ca5070_z.jpg


Nhân vật hoàng tử trong cuốn Le Petit Prince (Nguồn: 3dprintingIndustry)
2. Vẽ tranh/ ảnh nổi:
Bạn có thể tưởng tượng việc mình sinh ra mà không nhìn thấy gì hoặc bị khiếm thị sau một khoảng thời gian sống vì bệnh tật không ? Khi những người khác cố gắng giải thích về một sự vật cho bạn hoặc bạn cố gắng nhớ về một khoảnh khắc trong cuộc sống, chẳng có cách nào so sánh với việc nhìn thấy ảnh của chúng. John Olson, một cựu nhiếp ảnh gia của tạp chí LIFE, cũng là đồng sáng lập công ty 3D PhotoWorks đã phát triển và đăng ký bản quyền quá trình tạo ra những tác phẩm tranh/ảnh bằng máy in 3D. Ông cho biết:”Quá trình in có ba bước. Đầu tiên chúng tôi sẽ chuyển đổi các hình ảnh 2D sẵn có thành dữ liệu 3D. Sau đó chúng tôi sẽ gửi dữ liệu đến máy gia công để tạc hình. Sau đó hình sẽ được đi qua một máy in để in hình ảnh lên chính sản phẩm được tạc đó. Cuối cùng bạn sẽ có một sản phẩm in 3D với kích thước dài, rộng, sâu và texture”.



4 CÁCH MÁY IN 3D GIÚP NGƯỜI KHIẾM THỊ “NHÌN THẤY” THẾ GIỚI
Bên ngoài những ứng dụng phổ biến trong y sinh, công nghệ in 3D đang tiếp tục gây tiếng vang trong việc giúp cộng đồng khiếm thị nhìn thấy thế giới theo những phương pháp mới và sáng tạo. Từ những vật dụng đơn giản như chiếc cốc với những nốt Braille (chữ nổi), những nhân vật trong truyện tranh,… công nghệ này đang tạo ra những đột phá tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
Cộng đồng in 3D MyMiniFactory đã liên kết với hai trường cấp 3 ở Hy Lạp. Tại đây các học sinh được yêu cầu để thiết kế những vật dụng chứa các lời nhắn được viết bằng chữ nổi. Những vật dụng đó sau đó được đưa cho các trẻ em mù và đã cho thấy hiệu quả to lớn của máy in 3D trong việc kết nối người khiếm thị với người bình thường.
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê 4 cách máy in 3D đang được sử dụng để thực hiện vai trò thiêng liêng này.
1. Minh hoạ sách:
Nhà thiết kế Eva Sbaraini đã biến các nhân vật trong cuốn sách Le Petit Prince (1943) thành những mô hình 3D có thể in được. Cô cho biết:”Ý tưởng đằng sau việc đó là tạo ra một nguồn dữ liệu để nâng cao trải nghiệm với văn học của những người bị khiếm thị. Các nhân vật, hình vẽ minh hoạ trong các tác phẩm nổi tiếng được tạo hình thành các sản phẩm có thể sờ, nắn và cảm nhận.”
Nhân vật hoàng tử trong cuốn Le Petit Prince (Nguồn: 3dprintingIndustry)2. Vẽ tranh/ ảnh nổi:
Bạn có thể tưởng tượng việc mình sinh ra mà không nhìn thấy gì hoặc bị khiếm thị sau một khoảng thời gian sống vì bệnh tật không ? Khi những người khác cố gắng giải thích về một sự vật cho bạn hoặc bạn cố gắng nhớ về một khoảnh khắc trong cuộc sống, chẳng có cách nào so sánh với việc nhìn thấy ảnh của chúng. John Olson, một cựu nhiếp ảnh gia của tạp chí LIFE, cũng là đồng sáng lập công ty 3D PhotoWorks đã phát triển và đăng ký bản quyền quá trình tạo ra những tác phẩm tranh/ảnh bằng máy in 3D. Ông cho biết:”Quá trình in có ba bước. Đầu tiên chúng tôi sẽ chuyển đổi các hình ảnh 2D sẵn có thành dữ liệu 3D. Sau đó chúng tôi sẽ gửi dữ liệu đến máy gia công để tạc hình. Sau đó hình sẽ được đi qua một máy in để in hình ảnh lên chính sản phẩm được tạc đó. Cuối cùng bạn sẽ có một sản phẩm in 3D với kích thước dài, rộng, sâu và texture”.

3. Xác định không gian, vị trí:
Các thành viên của Hasso Plattner Instut (HPI) đã phát triển một hệ thống hiển thị cho người khiếm thị với tên gọi Linespace. Về cơ bản thì đây là một hệ thống bản đồ tương tác “trực quan”, được điều khiển bằng giọng nói. Người sáng lập hệ thống cho biết “Chúng tôi sử dụng Linespace để giúp người khiếm thị tiếp cận với những gói phần mềm mà trước nay chỉ có người bình thường có thể tiếp cận. Ngoài ra chúng tôi cũng tạo một chương trình tự tìm nhà đơn giản, các trò chơi, và một môi trường lập trình,…”

4. Ghi nhớ những khoảng khắc:

“Touchable Memories” là một dự án xã hội, trong đó những tấm ảnh cũ được in 3D để người khiếm thị có thể chạm, cảm nhận, và gợi nhớ về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời mình. Bạn có thể nghĩ về nó như một kiểu “chữ nổi” nhưng dành cho hình ảnh. Dự án được phát triển bởi một tổ chức sáng tạo Tây Ban Nha LOLA, với mục đích chứng minh tầm ảnh hưởng của công nghệ in 3D với cuộc sống con người. Những ký ức của bạn lưu lại trong các bức ảnh sẽ dễ dàng bị phai mờ khi bạn đột nhiên gặp vấn đề về thị giác. Thế nhưng những hình ảnh được khắc bằng máy in 3D thì sẽ có thể lưu giữ lâu hơn thế. Do vậy dự án này đã giúp người khiếm thị có một trải nghiệm mà trước nay họ chưa từng có, trải nghiệm về “khoảng khắc cuộc sống theo thời gian”.

Nguồn: 3dprintingindustry.com
 
Top