Máy uốn ống thủy lực

  • Thread starter fun_seeker
  • Ngày mở chủ đề
F

fun_seeker

Author
Em đang làm luận văn máy uốn ống thủy lực ^_^
Mọi người có tài liệu gì về cái này cho em xin với ^_^ Thank all !
 
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Em vào địa chỉ này: http://video.google.com/videosearch...sult_group&ct=title&resnum=1&ved=0CA8QqwQwAA#
lựa chọn mẫu máy trước, sau đó cho diễn đàn biết mình thiết kế máy theo nguyên lý nào. khi tính toán thiết kế em dùng phần mềm Autostudio để mô phỏng hoạt động của hệ thống thuỷ lực và điều khiển tự động. Em lựa chọn phần tử thỷ lực nào trong hệ thống thì E-mail theo địa chỉ: ngvavinh@gmail.com
 
F

fun_seeker

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Thank các anh nhiều ^_^ Em định thiết kế máy uốn ống theo nguyên lý này :




Mong các anh giúp đỡ !
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

rất hay, ở ngoài bạn nên nên dùng cả cơ cấu thanh răng bánh răng, bạn định dùng cơ cấu gì để kẹp
 
F

fun_seeker

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực


Nguyên lý hoạt động :
Sau khi ống đã được định vì thì dưới tác dụng của xylanh 1 đẩy khuôn kẹp 2 tới sát khuôn quay 7. Sau đó thì xylanh 5 cũng đẩy khuôn áp lực 4 tới sát khuôn quay 7 để cố định ống vào rãnh khuôn quay 7.
Sau đó, xylanh quay 6 tạo moment uốn. Làm khuôn quay 7 và toàn bộ cụm khuôn kẹp 2 quay theo ép ống sát vào bán kính cong của khuôn quay. Lúc này lực ma sát giữa ống và khuôn áp lực sẽ kéo khuôn áp lực trượt theo dọc theo rãnh trượt, trượt tiếp tuyến với góc uốn.
Góc uốn được xác định tương ứng thông qua hành trình góc quay của xylanh quay 6 bằng cách thiết lập vị trí cảm biến.
Sau khi đạt được góc uốn theo yêu cầu thì xylanh 1 sẽ kéo khuôn kẹp về . Khuôn áp lực 4 cũng sẽ được kéo về nhờ xylanh 5. Khi đó không còn ma sát giữa ống và khuôn áp lực 4 do đó dưới tác dụng của lò xo hồi 8 khuôn áp lực sẽ trở về vị trí ban đầu. Sau đó xylanh quay 5 sẽ trả khuôn quay về vị trí ban đầu.
Sau đó ta chuẩn bị một chu kì uốn tiếp theo.

Mong các anh cho ý kiến ^_^
Em vẫn có vài chỗ thắc mắc đó là Khuôn áp lực cần di chuyển cùng với ống trong lúc uốn để tránh ma sát làm trầy ống nhưng em không rõ thực tế dùng cơ cấu gì. Nếu ta dùng xylanh đẩy thì cần phải khống chế vận tốc như vậy cơ cấu phức tạp nên em dùng lò xo hồi không biết có ổn không:52:
Hiện em đang gặp khó khăn trong việc tính lực uốn cần thiết, các anh có tài liệu hay ý kiến gì về việc này cho em xin ! Thank nhiều ^_^
@butchi : anh nói là cơ cấu thanh răng bánh răng có phải ý anh nói là dũng để truyền động cho khuôn quay. Em nghĩ nếu dùng thanh răng, bánh răng thì góc quay phụ thuộc vào số răng bánh răng hơn nữa em nghĩ cơ cấu như vậy sẽ phức tạp hơn một xylanh quay. Không biết đúng không:106:
@CNC-ECM : cám ơn anh nhiều hi vọng sẽ nhận được nhiều sự góp ý của anh :1:
 
A

anhvt

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Em cũng đang làm về máy uốn ống thủy lực. Các bác cho em hỏi là tính lực uốn ống thì tính như thế nào ạ?
Với từng đường kính khác nhau và độ cứng của vật liệu uốn khác nhau.
Em cảm ơn.
 
D

dungbkth

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Em cũng đang phải làm đồ án về cái này........
Ai biết xin giúp đỡ nhé...
mail:nnhp_87@yahoo.com
phone:01662515899
 
D

dungbkth

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Cái này không được bác à.Em làm theo nguyên lý khác.Em chọn được mô hình rồi nhưng đến phần tính lực uốn thì không có phương hướng tính thế nào cả
 
D

dauquan

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Giờ em đang chuẩn bị làm đồ án cho máy uốn ống loại này, ống uốn dùng làm vòm cầu Công Lý,
em còn amateur về thiết kế máy, mong các anh giúp em
+ trình tự tính toán thiết kế các chi tiết sao cho hợp lý ,
+ các tài liệu em có thể tham khảo để làm đồ án này..
+cơ cấu nén xuống dùng thủy lực(em thấy khó nhất là phần này)
Mong nhận được sự góp ý của các anh
Em xin cảm ơn
 
G

g4t0

Author
Ðề: Máy uốn ống thủy lực

Mình cũng là người làm đồ án này rồi nên mình có vài lời góp ý với bạn thui:

1. Phần chọn model của máy bạn nên chọn thật đơn giản và tính đến khả năng có thể thiết kế sau này.
2. Tính toán lực uốn tùy theo cơ cấu mà bạn đã chọn.
3. Phần tính toán thủy lực tính cho xylanh,bơm động cơ thì đã có hết trên mạng rồi bạn tìm là thấy. Mình chỉ khuyên bạn nên lấy áp suất vào khoảng 80 kg/cm2 là ok

Chúc bạn thành công.
 
Top