Author


A. Đo độ côn

Hình 1a: Đo côn ngoài bằng thước sin. Thước sin là thanh màu xanh gắn hai con lăn nâu. Khi để trên bàn máp, mặt trên của thước song song với mặt bàn máp. Lắp côn cần đo lên thước nhờ hai mũi chống tâm. Kê một đầu thước bằng các tấm căn chuẩn, sao cho đường sinh trên cùng của côn song song với mặt bàn máp (kiểm tra bằng đồng hồ so). Lúc đó nửa góc đỉnh côn α tính theo hàm sin (chắc do vậy mà có tên thước sin):
sinα = H/L
H: tổng độ dày của các tấm căn dùng để kê.
L: khoảng cách tâm hai con lăn của thước sin
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/dduZx61R-eg

Hình 1b: Đo côn ngoài bằng hai ống lồng. Để hai ống chạm mặt côn. Đo kích thước A. Nửa góc đỉnh côn α tính theo hàm tang:
tanα = ((D2-D1)/(A+L2-L1))2
D2 và L2: đường kính trong và độ dài của ống vàng.
D1 và L1: đường kính trong và độ dài của ống đỏ.
Phần màu đỏ trên thước xác định theo dung sai của α. Nó dùng để kiểm tra “đạt - không đạt” (go and no go): nếu α đạt yêu cầu thì mép ống vàng phải nằm trong phần đó. Cách này nhanh nhưng không chính xác bằng kiểu hình 1a.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/AOTUgFgU2U0

Hình 1c: Đo côn trong bằng bi. Thả lần lượt hai viên bi bán kính R (bi to) và r (bi nhỏ) và lấy kích thước A và B bằng thước đo sâu. Nửa góc đỉnh côn α tính theo hàm sin:
sinα = (R-r)/((B-A)/(R-r))
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/QiDu1k-6HUs

Hình 1d: Đo côn trong bằng hai ống lồng. Để hai ống chạm mặt côn. Đo kích thước A. Nửa góc đỉnh côn α tính theo hàm tang:
tanα = ((D2-D1)/(L1-L2-A))/2
D2 và L2: đường kính ngoài và độ dài của ống vàng.
D1 và L1: đường kính ngoài và độ dài của ống màu cam.
Phần màu đỏ trên thước xác định theo dung sai của α. Nó dùng để kiểm tra “đạt - không đạt” (go and no go): nếu α đạt yêu cầu thì mép ống vàng phải nằm trong phần đó. Cách này nhanh nhưng không chính xác bằng kiểu hình 1c.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/SvmRPrN7Zd4

Kiểu đo độ côn bằng hai ống đã được nói đến trong bài:
http://www.meslab.org/mes/threads/15514-Do-ga-do-do-con.html



B. Đo khoảng cách tâm

Hình 2a: Kiểm tra độ đồng tâm hai lỗ của đế màu vàng bằng đồng hồ so. Bảo đảm không có khe hở giữa trục đo và các lỗ. Độ lệch tâm:
P = (E1-E2)/2
E1 và E2 là trị số max và min trên đồng hồ trong 1 vòng quay của bạc màu cam.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/DkmLCIVo-1Y

Hình 2b: Kiểm tra độ đồng tâm giữa hai phần trụ của trục màu xám bằng đồng hồ so.
Đồng hồ xanh để đo độ lệch tâm E:
E = (E1-E2)/2
E1 và E2 là trị số max và min trên đồng hồ trong 1 vòng quay của trục.
Nếu để đồng hồ hồng tì vào mặt đầu của trục thì đo được độ đảo mặt đầu so với đường tâm trục (độ không vuông góc):
P = (E1-E2)/2A.
E1 và E2 là trị số max và min trên đồng hồ hồng trong 1 vòng quay của trục.
A: Khoảng cách giữa điểm đo và đường tâm trục.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/1JNCe9fwRUw

Hình 2c: Kiểm tra độ giao tâm hai lỗ của tấm màu vàng. Bảo đảm không có khe hở giữa trục đo và các lỗ. Phần phẳng trên trục đo phải chứa đường tâm trục. Luồn căn lá dày nhất có thể vào giữa phần phẳng của hai trục gá. Độ lệch tâm giữa hai lỗ bằng chiều dày căn lá. Quay trục 180 độ nếu không có khe hở giữa hai phần phẳng.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/7WBpFGT1ISo

Hình 2d: Đo khoảng cách D giữa tâm hai lỗ (chéo nhau 90 độ) của tấm màu vàng. Bảo đảm không có khe hở giữa trục đo và các lỗ. A là khoảng cách từ phần phẳng đến đường tâm lỗ của càng màu cam. A được xác định theo trị số nhỏ nhất cho phép của khoảng cách D cần đo. Luồn hai căn lá (chiều dày B bằng nhau và dày đến mức có thể) cùng lúc vào hai khe hở giữa phần phẳng của càng màu cam và trục màu xanh. Kết quả đo: D = A + B
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/bLfvIWlZZBc



C. Đo độ song song

Hình 3a: Kiểm tra độ song song giữa hai mặt phẳng bằng đồng hồ so khi một mặt đủ rộng để đặt đế đồng hồ. Di đồng hồ theo chiều cần đo độ song song để lấy hai trị số E1, E2 ở hai vị trí cách nhau A. Độ không song song:
P = (E1-E2)/A
Có thể dùng thước đo cao thay cho đồng hồ nhưng kết quả kém chính xác.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/TYUZZ99Un1w

Hình 3b: Kiểm tra độ song song giữa hai mặt phẳng A và B bằng đồng hồ so khi chúng không đủ rộng để đặt đế đồng hồ. Dùng các vấu tì, điều chỉnh để một mặt (A) song song với mặt bàn máp (kiểm bằng đồng hồ di trên mặt bàn máp). Sau đó kiểm tra độ song song giữa A và B qua kiểm tra độ song song của B với mặt bàn máp. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/YedyhVrmThk

Hình 3c: Kiểm tra độ song song giữa lỗ và mặt đáy của giá màu hồng bằng đồng hồ so. Độ không song song:
P = (E1-E2)/A
E1 và E2 là trị số (cực trị) đồng hồ chỉ ở hai điểm đo cách nhau A.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/OfmDN3FuWRs

Hình 3d: Kiểm tra độ song song giữa hai lỗ của tay biên xanh bằng đồng hồ so. Lắp trục đo màu xanh vào lỗ trên, bảo đảm không khe hở. Lắp tay biên lên chốt của gá, áp sát vào vai chốt. Lấy trị số cao nhất trên đồng hồ E1. Quay tay biên 180 độ và lại lắp vào gá. Lấy trị số E2. Độ không song song:
P = (E1-E2)/(A-B/2)
A: khoảng cách từ đường tâm đồng hồ đến mặt vai chốt gá.
B: chiều dài lỗ dưới của tay biên.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/eEGu7azvNow



Hình 4a: Kiểm tra độ song song giữa hai lỗ bằng ni-vô. Lắp hai trục đo vào hai lỗ, bảo đảm không có khe hở. Di chuyển ke (trên đó đặt ni-vô) dọc trục và giữ ke luôn tiếp xúc với hai trục. Ni-vô chỉ sai lêch độ song song giữa hai lỗ trong mặt phẳng ngang (không phải trong mặt đứng). Xem mô phỏng:
http://youtu.be/HONVeJB7Rsk

Hình 4b: Kiểm tra độ song song giữa hai lỗ bằng ni-vô. Lắp hai trục đo vào hai lỗ, bảo đảm không có khe hở. Di chuyển thước trên đó có ni-vô dọc trục và giữ thước luôn tiếp xúc với hai trục. Ni-vô chỉ sai lêch độ song song giữa hai lỗ trong mặt phẳng đứng (không phải trong mặt ngang). Xem mô phỏng:
http://youtu.be/svSkqNaTHBE
Cách khác (không cần dùng thước): lần lượt đăt ni-vô lên dọc hai trục và so sánh hai trị số mà ni-vô chỉ cũng biết được độ không song song trong mặt phẳng đứng.


D. Đo độ vuông góc

Hình 4c: Kiểm tra độ vuông góc giữa lỗ và mặt đầu của giá màu xanh bằng đồng hồ so. Bảo đảm không có khe hở giữa trục gá và lỗ. Trục màu xanh bị hạn chế di chuyển dọc bởi 1 điểm tì ở dưới (không tì vai trục vào cả mặt đầu của chi tiết cần kiểm). Độ không vuông góc:
P = (E1-E2)/A
E1 và E2 là trị số max và min đồng hồ chỉ ra trong 1 vòng quay của bạc màu cam.
A: khoảng cách tâm hai lỗ của bạc màu cam
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/BEumouFrAj4

Hình 4d: Kiểm tra độ vuông góc giữa mặt đáy và mặt bên của ke màu hồng. Dùng ke màu xanh áp cố định vào mặt bên cần kiểm. Kiểm độ song song của ke này với mặt bàn máp là được độ vuông góc cần kiểm. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/ZRvdzfM9lSo



Hình 5a: Kiểm tra độ vuông góc giữa mặt trụ và mặt đáy. Quay trụ vài vòng trên khối V và giữ cho mặt đáy luôn tiếp xúc với chốt màu nâu (ví dụ bằng cách để nghiêng đế). Độ không vuông góc:
P = (E1-E2)/2A
E1, E2: trị số max, min đọc được trên đồng hồ
A: Khoảng cách tâm giữa đồng hồ và chốt nâu.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/R7u0Af9dsIA

Hình 5b: Kiểm tra độ vuông góc giữa mặt trụ và mặt đáy. Để mặt đáy áp mặt gá. Quay trụ vài vòng trên mặt gá và giữ cho mặt trụ luôn tiếp xúc với chốt màu nâu (ví dụ bằng cách để nghiêng đế). Độ không vuông góc:
P = (E1-E2)/2A
E1, E2: trị số max, min đọc được trên đồng hồ
A: Khoảng cách tâm giữa đồng hồ và chốt nâu.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/ZUurxNlb8r0

Hình 5c: Kiểm tra độ vuông góc giữa hai lỗ chéo nhau 90 độ. Bảo đảm không có khe hở giữa lỗ và trục đo, cố định trục đo. Độ không vuông góc:
P = (E1-E2)/A
E1, E2: trị số đọc được trên đồng hồ tại hai vị trí đo cách nhau A.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/VKfFRS0H3Wc
Với một biến đổi nhỏ có thể dùng đồ gá này để kiểm tra độ vuông góc giữa tâm hai lỗ giao nhau.

Hình 5d: Kiểm tra độ vuông góc giữa mặt trụ ngoài với lỗ chốt pit-tông. Lắp trục đo vào lỗ, bảo đảm không có khe hở. Di chuyển pit-tông trên khối V cho đến khi tiếp xúc với cả hai đầu của càng đo chữ U và đọc trị số E1 trên đồng hồ. Quay pit-tông 180 độ, làm như trên để có trị số E2. Độ không vuông góc:
P = (E1-E2)/2A
A là khoảng cách tâm giữa đồng hồ và trục lắc của càng chữ U.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/3TwxF7t4-_U
 
Last edited:
V

vinaphone1

Ðề: Mô phỏng một số cách kiểm tra hình học trong cơ khí

bài viết rất có ích cảm ơn anh nhiều
 
A

ANLAC

Ðề: Mô phỏng một số cách kiểm tra hình học trong cơ khí

bài viết rất hay em cảm ơn add nhiều!
 
M

mactech

Ðề: Mô phỏng một số cách kiểm tra hình học trong cơ khí

Bài viết rất hữa ích, cảm ơn Anh!
 
X

xuanbk59

Ðề: Mô phỏng một số cách kiểm tra hình học trong cơ khí

Bài viết rất tuyệt vời.
 
D

dinhcongthao

add làm thêm các trường hợp khác đi, ví dụ độ đối xứng...
 
Top