Mối hàn ngã tư ?

Author
Mọi người cho tớ hỏi, vì sao người ta tránh mối hàn ngã tư ? Mình hàn buồng xoắn Thủy điện ( đường chu vi và đường sinh giao nhau ) , có xẩy ra hiện tượng ngã tư mối hàn, nhưng chuyên gia Đài Loan vẫn bảo không sao ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

Mọi người cho tớ hỏi, vì sao người ta tránh mối hàn ngã tư ? Mình hàn buồng xoắn Thủy điện ( đường chu vi và đường sinh giao nhau ) , có xẩy ra hiện tượng ngã tư mối hàn, nhưng chuyên gia Đài Loan vẫn bảo không sao ?
Muốn biết tại sao thì cũng dễ thôi mà. Dùng một mũi nhọn ép đúng vào vị trí giao của các đường hàn, rồi so sánh lực phá hủy giữa vị trí đó với vị trí khác xem sao là biết.
 
Author
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

Tớ vẫn chưa hiểu lắm, vì tớ nghĩ cơ tính của mối hàn có thể nói là bằng hoặc cao hơn cơ tính của kim loại cơ bản.
Mọi người có thể giải thích giúp được không ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

Tớ vẫn chưa hiểu lắm, vì tớ nghĩ cơ tính của mối hàn có thể nói là bằng hoặc cao hơn cơ tính của kim loại cơ bản.
Mọi người có thể giải thích giúp được không ?
Đặt ngược lại câu hỏi thì liệu một sợi dây có mối nối bền hơn hay yếu hơn một sợi dây liền?
Về phân tích cơ tính thì tớ không rành để đi sâu, nhưng có thể gợi ra vài ý này để bạn tự phân tích thử xem:
* về vật liệu: vật liệu tại vùng hàn và các vùng lân cận có tổ chức tế vi (cấu trúc) khác nhau, kể cả khi vật hàn và que hàn dùng chung loại vật liệu --> cấu trúc không đồng nhất, có thể có nhiều khuyết tật về cấu trúc --> độ bền không bằng vùng không hàn --> bị phá hủy trước khi chịu lực lớn.
* về ứng suất: do nhiệt độ hàn cao --> tạo ứng suất tập trung tại vị trí mối hàn --> độ bền giảm (có thể khắc phục phần nào bằng cách làm nguội chậm hoặc ram lại sau hàn)
* về đường hàn: hiện tượng phá hủy thường gặp đối với các chi tiết hàn ghép là bị ... xé rách theo đường hàn --> nếu mối hàn ngã tư, nếu bị phá hủy sẽ không có gì cản lại (như với mối hàn ngã ba) mà sẽ bị xé theo cả 4 hướng --> chi tiết có thể bị phá nát (hình dung rõ nhất là giống như vết phá của đạn bắn) --> độ an toàn thấp hơn trường hợp hàn lệch đi (chỉ tạo ngã ba).
.....
 
Author
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

Uhm, mình hiểu rồi. Nhưng nếu như vậy, thì sao lão chuyên gia Đài Loan bảo được nhỉ ? Mối này là mối giao nhau giữa đường sinh và đường chu vi của hình tròn.
 
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

mình thấy các bạn trả lời rất hay tuy nhiên theo mình để phân tích mối nguy hại của mối hàn ngã tư thì phần cơ bản là vị trí này hàn rất hay :101:bị khuyết tật, ngoài ra vị trí này có vùng ảnh hưởng nhiệt rộng tạo ứng suất phẳng nên cơ tính kém hơn rất nhiều so với các vị trí hàn khác đặc biệt là các vị trí giáp danh mối hàn( cơ tính mối hàn có thể vẫn đảm bảo ) nhưng vật liệu bị thay đỏi thành phần, cấu trúc hạt thô to, độ dai va đập lớn vì vậy khi bị phá hủy sẽ phá hủy cả mảng lớn và nứt tại liên kết. Tuy nhiên tùy theo tiêu chuẩn của kết cấu mà nó có thể vẫn đảm bảo ví dụ như khi thực hiện nâng hệ số an toàn, chọn vật liệu có giới hạn bền lớn, chủng loại que hàn phù hợp thì việc vẫn đảm bảo là bình thường. Tuy nhiên chỉ trừ khi không còn cách nào khác thì mới chấp nhận hàn mối hàn giao nhau thôi bạn nhe
 
Author
Ðề: Mối hàn ngã tư ?

hay...trả lời hay...Mình hiểu rồi...Trường hợp này, gần giống với hiện tượng hàn bị lỗi, đào ra rồi sửa lại, càng lỗi nhiều...
 
Top