neverlose

<b>we only here today</b>
Author
DVD hướng dẫn và thiết kế khuôn với Moldflow!


Dưới đây là một số câu hỏi khuôn thường gặp khi bắt đầu thiết kế khuôn, và một số câu hỏi này cũng tập trung chính vào chất lượng và tính khả thi của quá trình thiết kế, chế tạo khuôn.

1)Các khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình bơm nhựa, dỡ khuôn? Làm cách nào để kiểm soát các khuyết tật sản phẩm?

2)Làm sao đánh giá chất lượng sản phẩm đúc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đề ra? Làm sao đảm bảo chất lượng sản phẩm đúc ngay từ giai đoạn thiết kế khuôn? Thiết kế khuôn dựa vào chỉ tiêu tính nào?

3)Trên thực tế, có yếu tố bên ngoài nào làm sai khác kết quả của quá trình mô phỏng dòng chảy nhựa không? Nếu có thì sai khác bao nhiêu? Kiểm soát như thế nào?

4)Khuôn có bao nhiêu chi tiết? Tuổi thọ khuôn? Năng suất đúc?

5)Tốc độ mòn khuôn? Cách xử lý vấn đề mòn khuôn?

6)Vật liệu nhựa ảnh hưởng đến thiết kế khuôn như thế nào?

7)Đề xuất hướng phát triển tiếp theo của thiết kế này? (tự động hóa, giảm số lượng chi tiết, tăng độ bền, tăng năng suất đúc, kiểm soát khuyết tật tự động...)

8)Có sự tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật trong thiết kế hay không? Nêu ra.

9)Nêu rõ ưu nhược điểm của các nguyên lý hoạt động khuôn? Chỉ rõ tại sao lựa chọn nguyên lý khuôn này?

10)Tóm tắt lại toàn bộ quy trình thiết kế khuôn, quy trình sản xuất khuôn?

....

Mọi người cùng bổ sung, mình sẽ update lên đây cho chi tiết để mọi người cùng trao đổi, giải đáp.
 
A

anhkien24

Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

các bác đi trước chỉ giáo cho chúng em với. em mới vào nghề nên muốn tìm hiêu. rất cám ơn bác chủ toppic.
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Em mới tìm hiểu khuôn, có 1 thắc mắc chưa rõ lắm mong các bác giải đáp rùm: với khuôn ở vị trí thẳng đứng thì tại sao khuôn cái lại ở phía trên và khuôn đực ở phía dưới ạ? Và tại sao khi mở khuôn thì sản phẩm lại thường được nằm lại trên khuôn đực? Em xin cảm ơn ạ!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Em mới tìm hiểu khuôn, có 1 thắc mắc chưa rõ lắm mong các bác giải đáp rùm: với khuôn ở vị trí thẳng đứng thì tại sao khuôn cái lại ở phía trên và khuôn đực ở phía dưới ạ? Và tại sao khi mở khuôn thì sản phẩm lại thường được nằm lại trên khuôn được? Em xin cảm ơn ạ!

Xin trả lời cho bạn như sau:

-Thứ 1: khuôn gá trên máy ép ở vị trí thẳng đứng (còn gọi là khuôn ép đứng).Trong đó khuôn cái được bố trí hệ thống dẫn nguyên liệu vào lòng khuôn,và được kết nối với hệ thống cung cấp nhiên liệu của máy ép phun bên ngoài.Vì hệ thống này tương đối lớn,với lại để thuận tiện cho việc đổ nguyên liệu vào,cho nên nó thường được bố trí ở phía trên.Vì thế khuôn cái sẽ nằm ở trên,còn khuôn đực nằm dưới

-Thứ 2: thường thì phần mặt sau của sản phẩm sẽ có nhiều chi tiết hơn mặt trước (vd như các gân chịu lực,mấu gài...),do đó diện tích tiếp xúc cũng lớn hơn.Vì khuôn đực chứa phần mặt sau của sản phẩm này,cho nên khi mở khuôn,lực ma sát tĩnh sẽ khiến sản phẩm bị dính lại bên phần khuôn đực
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Thế nào là khuôn cái & khuôn đực?
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

theo em đực là cái chày cái là cái cối theo kiểu tư duy nông dân của em thì cái nào có biên dạng lồi thì là đực cái nào biên dạng lõm xuống thì là cái
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Chắc anh cũng biết cái chày và cái cối mình hay dùng để dã cua hay dã gì đó rồi chứ? Anh hãy liên tưởng cái này cũng vậy, trong đó cái chày giống như khuôn đực và còn cái cối giống như khôn cái anh à..
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Chắc anh cũng biết cái chày và cái cối mình hay dùng để dã cua hay dã gì đó rồi chứ? Anh hãy liên tưởng cái này cũng vậy, trong đó cái chày giống như kh uôn đực và còn cái cối giống như khôn cái anh à..
Ra là vậy (cối úp xuống chày) thế thì sau khi đúc vật liệu có hiện tượng co lại không nhỉ?
P/S: giã cua chứ không...dã (man) cua
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Khuôn đực là Core, còn khuôn cái là Cavity( để khi tách khuôn mọi người không bị lầm)
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Sau khi ép nhựa xong thỉ sản phẩm có co lại anh à. Nhưng trong quá trình tính toán khuôn thì , người thiết kế đã tính đến hệ số co ngót của vật liệu
 
H

hacoi

Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Sau khi ép nhựa xong thỉ sản phẩm có co lại anh à. Nhưng trong quá trình tính toán khuôn thì , người thiết kế đã tính đến hệ số co ngót của vật liệu
Hệ số giãn nở của Vật Liệu làm khuôn có ảnh hưởng đến hình dáng, độ chính xác của khuôn hay không?
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Hệ số giãn nở của Vật Liệu làm khuôn có ảnh hưởng đến hình dáng, độ chính xác của khuôn hay không?
thường thì khi tính toán khuôn thì không tính toán đến giãn nở của vật liệu làm khuôn. Vì nó không đáng kể
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Sau khi ép nhựa xong thỉ sản phẩm có co lại anh à. Nhưng trong quá trình tính toán khuôn thì , người thiết kế đã tính đến hệ số co ngót của vật liệu
A cũng biết điều này (muốn cho bạn Tranhoach tự suy nghĩ và trả lới vấn đề mới thú vị hơn thôi), nó sẽ trả lời cho câu hỏi dưới đây. The Rock mới giải đáp được phần ngọn của vấn đề, gốc của nó chính là do vật liệu khi nguội sẽ co lại và "ôm chặt" lấy khuôn đực (quên là Core - sorry A Nam)

Em mới tìm hiểu khuôn, có 1 thắc mắc chưa rõ lắm mong các bác giải đáp rùm: ...tại sao khi mở khuôn thì sản phẩm lại thường được nằm lại trên khuôn đực? Em xin cảm ơn ạ!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Sau khi ép nhựa xong thỉ sản phẩm có co lại anh à. Nhưng trong quá trình tính toán khuôn thì , người thiết kế đã tính đến hệ số co ngót của vật liệu
thường thì khi tính toán khuôn thì không tính toán đến giãn nở của vật liệu làm khuôn. Vì nó không đáng kể
A thấy có mâu thuẫn... độ co ngót và giãn nở của vật liệu khác nhau thế nào? VD 2% có đáng kể không với kích thước... khoảng 800 mm?
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

A thấy có mâu thuẫn... độ co ngót và giãn nở của vật liệu khác nhau thế nào? VD 2% có đáng kể không với kích thước... khoảng 800 mm?
Câu thứ 2 bạn ấy hỏi vậy liệu làm khuôn anh à :).
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

A cũng biết điều này (muốn cho bạn Tranhoach tự suy nghĩ và trả lới vấn đề mới thú vị hơn thôi), nó sẽ trả lời cho câu hỏi dưới đây. The Rock mới giải đáp được phần ngọn của vấn đề, gốc của nó chính là do vật liệu khi nguội sẽ co lại và "ôm chặt" lấy khuôn đực (quên là Core - sorry A Nam)
Sr anh. do em không hiểu ý của anh :3
 
H

hacoi

Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

thường thì khi tính toán khuôn thì không tính toán đến giãn nở của vật liệu làm khuôn. Vì nó không đáng kể
Đó là khi thiết kế cho một số loại khuôn vật dụng dùng trong sinh hoạt.
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Đó là khi thiết kế cho một số loại khuôn vật dụng dùng trong sinh hoạt.
Vậy ý bạn là khuôn như thế nào?
 
Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Hệ số giãn nở của Vật Liệu làm khuôn có ảnh hưởng đến hình dáng, độ chính xác của khuôn hay không?
Hi

Thấy các bác tranh luận cho câu hỏi này quá trời.Riêng mình thì thấy có vẻ bạn
hacoi đặt câu hỏi chưa đúng với ý định cần hỏi

-Thứ 1: theo mình biết hệ số giãn nở của vật liệu làm khuôn,không ảnh hưởng gì đến hình dáng,độ chính xác của khuôn hết

-Thứ 2: trong câu hỏi này,có 2 vấn đề tương tự cho 2 yếu tố "hình dáng" và "độ chính xác":

-Mỗi loại vật liệu có 1 hệ số co rút nhất định.Cho nên ban đầu phải tính được hệ số co rút này.Phần khác hệ số này không phải là 1 con số chính xác tuyệt đối (mà nằm ước chừng trong 1 khoảng nào đó).Cho nên việc áp dụng càng đúng con số phù hợp với vật liệu thực tế nhất,thì sản phẩm khi ép ra sẽ càng "chính xác" so với thiết kế ban đầu

-Loại vật liệu của sản phẩm mới ảnh hưởng đến kết cấu khuôn (trong đó có kiểu khuôn,hình dáng khuôn,sự phân bố các hệ thống ty đẩy,hệ thống làm mát...).Ví dụ như với vật liệu PC thì nó dính trong khuôn rất chặt,cho nên phải bố trí hệ thống đẩy đủ lực.Còn với các loại sản phẩm nhựa nhiệt rắn thì phải thêm kết cấu gia nhiệt cho khuôn trong quá trình ép...
 
Last edited:
H

hacoi

Ðề: Một số câu hỏi khuôn cần biết ( Mọi người cùng đóng góp)

Hi

Thấy các bác tranh luận cho câu hỏi này quá trời.Riêng mình thì thấy có vẻ bạn
hacoi đặt câu hỏi chưa đúng với ý định cần hỏi

-Thứ 1: theo mình biết hệ số giãn nở của vật liệu làm khuôn,không ảnh hưởng gì đến hình dáng,độ chính xác của khuôn hết

Công ty mẹ của Hacoi chuyên thiết kế khuôn cho các nhà máy sản xuất Chip tại Nhật, Trung Quốc và Malai.
Nhiệt độ làm việc và hệ sỗ giãn nở của vật liệu làm khuôn rất được họ chú trọng.
Như khuôn đổ chíp: Nhiệt độ làm việc là 170 đến 180 độ.
Nhiệt độ tại vị trí làm nguôi: 70 độ
và Nhiệt độ tại unload sản phẩm 20 Độ
Khi thiết kế người thiết kế phải tính ở 3 nhiệt độ này để cho ra bộ khuôn chính xác nhất.
Khi gia công nhiệt độ tại vùng gia công vật liệu cũng được quy định.
 
Top