Một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước (Phần 1)

MES LAB

Well-Known Member
Ban Quản trị
Author
Với hơn 19 năm kinh nghiệm điều hành và phát triển sản phẩm tại các tập đoàn lớn, Ông Trần Anh Tuấn - chuyên gia Phát triển sản phẩm và vận hành R&D doanh nghiệp/ Founder Meslab đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa sản phẩm tiêu biểu của công ty chiếm lĩnh thị trường. Ông đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và có những chia sẻ thiết thực trong bài “Một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm và các đề xuất nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm trong doanh nghiệp ngành nước” tại Tech Series 03.

Trước khi đi sâu vào vấn đề: một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay, ông Tuấn đã có những chia sẻ rất thực tế về tình hình các sản phẩm ở Việt Nam. Mở đầu bằng một ví dụ khá gần gũi và thực tế:


Hình ảnh chiếc kẹp tóc được phái nữ ưa chuộng vào những năm 1970-1980
Trước đây, chiếc kẹp tóc này được xem như một biểu tượng thời trang không thể thiếu của phụ nữ, nhưng hiện tại nó đã trở nên lỗi thời và không còn được ưa chuộng. Điều này có thể giải thích bởi vì phụ nữ Việt Nam xưa thường sở hữu mái tóc dài và luôn có nhu cầu "kẹp tóc", nhưng tại thời điểm đó, họ không có nhiều lựa chọn sản phẩm về mẫu mã cũng như chất lượng.
Tương tự như trên thị trường ngành công nghiệp nước ở nhiều năm về trước, các doanh nghiệp vẫn có được doanh thu rất lớn từ những sản phẩm bình thường, công nghệ đơn giản bởi vì khi đó luôn có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Từ đó có thể khẳng định, trước đây, với nguồn cung hạn chế mà nhu cầu sử dụng sản phẩm thì vẫn luôn ngày càng tăng, điều này đã tạo ra một lợi thế cho các doanh nghiệp, sản phẩm của họ gần như được xem là những sản phẩm “độc tôn” trên thị trường.


Nhưng thực tế, câu chuyện về cung - cầu ngày nay đã thay đổi như thế nào? Sự phát triển của ngành logistic trên thị trường đã tạo ra hành vi tiêu dùng mới, việc mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Giờ đây nguồn cung trở nên đa dạng và phong phú, chính vì vậy người ta có quyền lựa chọn mua những thứ tốt nhất. “Độc tôn” của một số sản phẩm vì thế cũng không còn nữa, những doanh nghiệp đã từng kinh doanh rất tốt trong quá khứ đang dần cảm thấy áp lực cạnh tranh khi đứng trước sự thay đổi vể bối cảnh thị trường.

Tuy nhiên không chỉ vấn đề cung - cầu đảo chiều, áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp còn bị tác động bởi làn sóng dịch chuyển của sản xuất. Một số nhà máy, hàng hóa ở Trung Quốc đã và đang dịch chuyển về Việt Nam. Khi đó, gánh nặng trên vai các doanh nghiệp không đơn thuần là cạnh tranh với thị trường nội địa, mà còn là thị trường quốc tế.

Đứng trước tình hình đó, chúng ta sẽ nhìn thấy được những nguy cơ đang hiện hữu:
Đầu tiên là về giá cả - một cuộc cạnh tranh mà chúng ta không có nhiều lợi thế. Không chỉ riêng Trung Quốc, hiện tại có rất nhiều nơi gia công khác trên thế giới hấp dẫn hơn Việt Nam về giá. Tiếp theo là sự cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng, tính năng và giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng.

Ví dụ đối với ngành gia công giày, nếu như trước đây hãng đối tác sẽ đặt hàng qua một hình mẫu hay ý tưởng, sau đó bên gia công sẽ triển khai thiết kế sản phẩm và báo giá thì bây giờ đã khác. Hiện nay có rất nhiều nhà máy nước ngoài như Đài Loan, Bangladesh,... xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ xây dựng nhà máy và tạo nên một cộng đồng các nhà cung cấp, giao bán các sản phẩm gia công với mức giá rẻ. Các đơn vị gia công ở Việt Nam đã mất rất nhiều đơn hàng vì không có lợi thế cạnh tranh về giá. Từ đó, họ nhận ra rằng nếu sản xuất mặt hàng theo hướng OEM (Original Equipment Manufacturer), chỉ đơn giản là sản xuất đơn hàng theo yêu cầu thì rất khó để tồn tại, và muốn tìm ra hướng phát triển, doanh nghiệp phải chuyển sang hình thức ODM (Original Design Manufacturer) - tức là phải thiết kế được sản phẩm, chào hàng ngược lại cho các bên. Và khi chào hàng được rồi, luôn có một phần điều khoản là họ sẽ nhận phần gia công - đây cũng chính là con đường mà các bên đang tìm cách để thoát ra khỏi tình thế cạnh tranh này.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, không chỉ đơn lẻ một ngành mà rất nhiều ngành đã và đang đối mặt với bài toán tương tự khi mà chi phí hoặc lợi thế về mặt gia công không còn nữa. Lúc này, nếu không muốn bị đào thải, doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác đó cải tiến sản phẩm, và những câu hỏi được đặt ra như: Làm thế nào để tạo ra những sản phẩm khác biệt so với thị trường? Sản phẩm tạo ra có mang lại giá trị gì đối với khách hàng? Có đáp ứng được nhu cầu mong muốn của họ hay không? Và để giải quyết vấn đề trên, R&D được xem như là giải pháp cấp thiết và tối ưu nhất.


Tiếp nối với phần trình bày về bối cảnh mới và thực trạng phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp, ông Tuấn đã trình bày về những đặc điểm về R&D và các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Nhận thấy mặt bằng hiểu biết chung về R&D của các doanh nghiệp là không giống nhau, ông đã nêu khái quát một số đặc điểm về R&D, trung bình R&D là gì?
  • R&D là trọng kĩ thuật.
  • R&D có tính tuân thủ cao: bởi vì mọi người thường xem xét R&D ở mảng kĩ thuật cho nên mọi quy trình, tiêu chuẩn nghiên cứu và phát triển đều rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.
  • R&D phải có tư duy thị trường: ở một vài trường hợp, nếu hướng tư duy và phát triển sản phẩm trong bộ phận R&D không khớp và không đáp ứng được thị hiếu thị trường, sẽ dẫn tới sự chênh lệch rất lớn giữa sản phẩm được tạo ra so với nhu cầu sản phẩm cần có trên thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào có thể san lấp được khoảng vênh đó sẽ có cơ hội thành công lớn, ngược lại nếu không thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí,...
Sau khi nêu khái quát một số đặc điểm về R&D, ông Trần Anh Tuấn chỉ ra bốn vướng mắc điển hình mà R&D có thể gặp phải:

Thứ nhất: Chào bán ideas

Mặc dù các ideas về sản phẩm của R&D có thể rất tâm huyết, đầu tư nhưng không được hưởng ứng, hỗ trợ mạnh mẽ từ phía các ngành hàng. Nguyên nhân đầu tiên có thể do các chuyên viên R&D đã quen sử dụng cách nói kĩ thuật, công nghệ, tư duy tuân thủ,... cho nên khi chào bán ideas sản phẩm, họ đã không thể hiện được bằng ngôn ngữ thị trường mong muốn, từ đó không đáp ứng được nhu cầu của các ngành hàng, bên khối thị trường không nhìn thấy được lợi ích cũng như giá trị mà sản phẩm đem lại. Nguyên nhân tiếp theo có thể xảy ra khi những ý tưởng R&D được chào bán đang không phải là sự quan tâm hay ưu tiên mà các ngành hàng trên thị trường cần.

Thứ hai: Phối hợp liên bộ phận

Để tạo ra được một sản phẩm, chúng ta cần rất nhiều quá trình, công đoạn như nghiên cứu thị trường, xu hướng, thiết kế sáng tạo, nâng cấp sản phẩm,... thậm chí trước khi đưa mặt hàng ra tới thị trường, chúng ta còn phải PR, quảng cáo marketing cho sản phẩm. Vì vậy, với cách tổ chức và triển khai R&D mà các bên không hiểu rõ chức năng R&D là gì, họ nên làm và không nên làm gì,... thì sự phối hợp công việc giữa các giai đoạn, phòng ban trở nên cực kì rối ren. Rất nhiều bên có sản phẩm R&D mà mãi không triển khai được dự án để mang ra thị trường là vì lý do đó.

Thứ ba: Định hướng lớn

Trong khối hoạt động làm sản phẩm (bao gồm R&D và có thể liên quan đến ngành hàng product marketing), nếu thiếu đi một định hướng lớn mang tính xuyên suốt và thống nhất về sản phẩm thì các phòng ban sẽ không có một kim chỉ nam để bám vào và phát triển.

Thứ tư: Phân bổ nguồn lực

Bởi vì giữa các phòng ban đã thiếu đi một mục tiêu chung nên sẽ dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hợp lý. Chẳng hạn như bộ phận R&D đang chờ các ngành hàng bên khối thị trường và chiến lược đưa ra một ý tưởng để thực hiện, nhưng trong khoảng thời gian đó, chưa có một ý tưởng hay chiến lược xuyên suốt nào được đưa ra thì đôi khi bộ phận R&D sẽ tự động làm ra một số dự án nghiên cứu. Lúc này, bên khối thị trường mới đưa ra thông báo yêu cầu về sản phẩm tới bộ phận R&D - và khi đó sẽ dẫn tới tình trạng thừa thiếu nhân lực trong việc phát triển ra sản phẩm được yêu cầu và sản phẩm tự nghiên cứu (dẫn tới việc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu và không triển khai được sản phẩm trên thị trường).

Những vướng mắc điển hình mà R&D gặp phải đã gây ra hệ quả lớn đối với hoạt động phát triển sản phẩm nói chung:
  • Về khả năng làm sản phẩm, năng suất làm ra sản phẩm chưa hiệu quả với nguồn lực hiện có, chưa phát huy được hết năng lực của R&D
  • Về khả năng đáp ứng thị trường, sản phẩm được tạo ra đôi khi chỉ mang tính chất bị động, đối phó, chưa có khả năng dẫn dắt hay đáp ứng được nhu cầu thị trường.
  • Từ hai hạn chế trên dẫn đến việc sản phẩm tạo ra không có tính cạnh tranh.
  • Nếu như không có sự phối hợp xuyên suốt và chiến lược chung thì tích lũy về mặt sản phẩm – công nghệ của công ty qua nhiều năm vẫn rất khó để phát triển được.
Sau khi trình bày một số nhận định về thực trạng phát triển sản phẩm, ông Trần Anh Tuấn đã đề ra một số hướng giải quyết, chiến lược cũng như hoạt động tái cấu trúc bộ phận R&D để nâng cao hiệu quả R&D sản phẩm, bao gồm môt số giai đoạn như: hiểu rõ vấn đề, đưa ra giải pháp trong thời gian ngắn hạn và dài hạn,... (còn tiếp)

MES LAB xuất phát là một cộng đồng kỹ thuật, ra đời với mục tiêu chia sẻ những kiến thức uy tín và giá trị, được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp. Với gần 20 năm hoạt động, đây không chỉ là một nơi để học hỏi, mà còn là một cộng đồng nơi con người và doanh nghiệp trong ngành có thể tìm thấy sự kết nối và hợp tác để phát triển. Với sứ mệnh đồng hành mạnh mẽ với doanh nghiệp Việt Nam, MES LAB đã và đang trở thành Chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực Set up, Vận hành và Tái cấu trúc hoạt động R&D, Phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp.

Nếu quý vị có bất cứ sự quan tâm nào đến hoạt động R&D, Phát triển sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết!
Phone: 0917 519 900 (Ms. Thùy) hoặc 0934 471 100 (Ms. Huệ)
Email: meslab@meslab.vn
Forum:
https://meslab.org/forums/tech-series-ts.1097/
 
Last edited:
Top