Một số cơ cấu cam không gian

Author
A. Cam thùng

Cam thùng là cam có mặt cam chạy theo hình trụ tròn xoay.

Hình 1a: Cam thùng cần lắc. Cần màu vàng có khe để giật chỉ, dùng trong máy khâu.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/qYRU5eu1HHI

Hình 1b: Cam thùng cố định, cần vừa quay vừa tịnh tiến.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/hs07gwcfbwM

Hình 1c: Máy trộn: Cam thùng gắn với thùng trộn màu cam vừa quay vừa tịnh tiến.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/RuioMWd1NXU

Hình 1d: Cam thùng với rãnh là đường xoắn vít ngược chiều nhau, bước xoắn khác nhau. Con trượt hình thoi để vượt qua chỗ rãnh giao nhau. Con trượt xanh đi chậm về nhanh.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/LLIwVdaRViM

Hình 2a: Cam thùng có cần là xích gắn các chốt ăn với rãnh cam. Cam là khâu bị dẫn, chuyển động lắc. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/gV9H8Gjp8KU

Hình 2b: Cam thùng cam đĩa kết hợp. Cam thùng có rãnh cam trên mặt trụ lệch tâm. Cần có chốt ăn với rãnh cam và hai càng ôm mặt trụ lệch tâm. Cần vừa lên xuống vừa lắc. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/jfHfx-gCERs

Hình 2c: Cam thùng gồm các mảnh cam lắp ghép, nhờ đó điều chỉnh hành trình của cần nhanh chóng. Được dùng trong máy tiện, máy uốn tự động. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/jsgA7GFfM8E

Hình 2d: Cam thùng gồm các con lăn lắp ghép, nhờ đó điều chỉnh hành trình của cần nhanh chóng. Đầu cần có con trượt dài để có thể chạy qua các con lăn. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/sSXEkDnkbqc

Hình 3a: Cam thùng 2 rãnh, 2 cần dùng để thay đổi nhanh quy luật chuyển động của cần nhờ tay gạt bánh răng thanh răng. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/rmBnpM7K6To

B. Cam nón

Hình 3b: Rãnh cam chạy trên mặt nón.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/p2_4CQA2QT0

C. Cam cầu

Hình 3b: Đường tâm con lăn, đường tâm trục quay cam và đường tâm lắc của cần cắt nhau tại tâm hình cầu. Mặt cam là mặt phẳng. Cơ cấu tự đóng kín hình học. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/_UId85q0hCc

Hình 3c: Đường tâm con lăn, đường tâm trục quay cam và đường tâm lắc của cần cắt nhau tại tâm hình cầu. Rãnh cam chạy theo mặt cầu, phía trong. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/Hslk7-EIVis

Hình 3d: Đường tâm con lăn, đường tâm trục quay cam và đường tâm lắc của cần cắt nhau tại điểm không phải là tâm hình cầu. Mặt cam chạy theo mặt cầu. Con lăn phải đủ dài mới tiếp xúc được cả mặt cam. Đóng kín cơ cấu bằng trọng lực. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/scnSa6f6QCE


D. Cam globoid

Mặt globoid là mặt tròn xoay, đường sinh là cung tròn đồng phẳng với trục quay, tâm cung tròn không nằm trên trục quay.
Hình 4a: Rãnh cam chạy trên mặt globoid lồi.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/sYJ3BoLOXBw

Hình 4b: Rãnh cam chạy trên mặt globoid lõm.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/jHDk9hKQ4M8

E. Cam hyperboloid

Hình 4c: Mặt hyperboloid là mặt tròn xoay, đường sinh là đường thẳng không đồng phẳng với trục quay. Rãnh cam chạy trên mặt này. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/F9eP9wh0KqQ

G. Cam xuyến

Hình 4d: Rãnh cam chạy trên mặt xuyến màu vàng. Cần màu cam lắc 180 độ.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/mCRdbEv3ACI


H. Cam mặt đầu

Hình 5a: Mặt cam chạy theo đường xoắn vít. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/qmABJ5lbnhc

Hình 5b: Mặt cam là các mặt cầu lõm và lồi (bi) ở mặt đầu. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/5jE6yDqVbek

Hình 5c: Mặt cam có ở cả hai đầu, cam vừa quay vừa lên xuống và cần cam dưới cố định. Nhờ đó hành trình của cần cam trên tăng gấp đôi mà góc áp lực của cam không đổi. Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=hBh7dd36Vrc

Hình 5d: Cơ cấu tay quay thanh truyền: 1 vòng quay của tay quay màu hồng làm con trượt màu xanh đi lại 1 hành trình kép. Nhờ chốt lò xo màu tím và cơ cấu cam mặt đầu điều khiển trục màu cam lên xuống, ra vào lỗ của con trượt dưới màu vàng, mà 4 vòng quay của tay quay màu hồng, con trượt vàng mới thực hiện 1 hành trình kép. Trên hình không thể hiện cơ cấu định vị con trượt vàng ở vị trí dừng. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/CCu_U7kZhEQ
 
P

pvnhan

Ðề: Một số cơ cấu cam không gian

Chú có thể giúp cháu cách tính cam thùng không vậy
 
Top