Nâng cao chất lượng cho thép SKD11 làm khuôn dập nguội

gem

Member
Author
Em thấy đây là bài báo rất hay của cô Hằng về ứng dụng cho thép SKD11 làm khuôn dập nguội. .. Các bác đọc rồi cho ý kiến

Nâng cao chất lượng cho thép SKD11 làm khuôn dập nguội

Mở đầu Nâng cao tuổi thọ cho khuôn dập nguội đang là vấn đề được quan tâm của công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nhằm mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, có tính cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Việc phát triển công nghiệp xe máy, ô tô ở Việt Nam càng đặt ra một đòi hỏi cấp thiết cho việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng và tuổi thọ cho khuôn dập nguội.



Cơ tính của khuôn bao gồm độ bền, độ cứng, độ dai, khả năng chống mài mòn, đây là các đặc trưng quan trọng quyết định tính chất của khuôn, chẳng hạn, khi độ cứng của dụng cụ trên 60 HRC thì cứ tăng thêm 1 HRC thì tuổi thọ của khuôn tăng thêm 30%.

Nghiên cứu chất lượng khuôn cho thấy rằng, tuổi thọ của khuôn thấp có thể do các nguyên nhân:

- Khả năng chống mài mòn kém có thể do độ cứng thấp (55-57 HRC);

- Hiện tượng sứt và vỡ khuôn do nhiệt luyện không đúng (độ cứng không phù hợp với chức năng khuôn, chẳng hạn khuôn đột dập độ cứng nên thấp hơn khuôn dập vuốt);

- Vật liệu làm khuôn không tương thích với vật liệu dập sản phẩm và sản lượng;

- Lắp đặt khuôn không đúng;

- Chế độ bôi trơn khi dập không đảm bảo.

Trong đó, nguyên nhân về vật liệu và xử lý vật liệu có vai trò quan trọng. Bài báo này đề cập đến việc khảo sát các nguyên nhân do vật liệu và xử lý vật liệu không đúng dẫn đến tuổi thọ của khuôn thấp và các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng của khuôn dập nguội bằng thép họ SKD11.

Phương pháp nghiên cứu

Thép làm khuôn dập nguội thường sử dụng hiện nay là SKD11, đây là loại thép làm khuôn thích hợp với các vật liệu dập là thép tấm (SPCC), thép không gỉ với sản lượng lớn. Bảng 1 là thành phần của SKD11 theo tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản) và một số mác cùng họ của các nước.

Các nghiên cứu xuất phát từ việc khảo sát các khuôn dập nguội hỏng do Công ty Kim khí Thăng Long chế tạo, các khuôn này được phân tích thành phần hoá học bằng phương pháp quang phổ phát xạ, đo độ cứng trên thiết bị HP250 (Nga) và Mityo (ý), chụp ảnh tổ chức tế vi của khuôn hỏng tại các vị trí khác nhau trên kính hiển vi Asiover 100A (Đức). Nghiên cứu tổ chức ở trạng thái cung cấp của thép SKD11 do Công ty cung cấp, nghiên cứu qui trình nhiệt luyện hiện đang được Công ty và một số đơn vị khác như Công ty Dụng cụ xuất khẩu, Viện Công nghệ - Bộ Công nghiệp sử dụng.(bảng 1)

Kết quả và bàn luận

1. Khảo sát các dạng sai hỏng của khuôn

Hình 1. Một số dạng sai hỏng khuôn dập nguội

Hình 1 là ảnh các dạng khuôn sai hỏng sau một thời gian làm việc, nguyên nhân các sai hỏng của các khuôn dập có thể phán đoán như sau:

- Nứt, vỡ: có thể do sự không tương thích giữa vật liệu làm khuôn với phôi dập hoặc chọn vật liệu làm khuôn không đúng. Chẳng hạn khuôn cắt hình và khuôn dập vuốt bằng thép SKD11 và vật liệu dập là thép SPCC, theo qui trình xử lý nhiệt của Công ty, thông thường được 10.000 sản phẩm, trong khi nếu nhiệt luyện đúng, khuôn có thể sản xuất 1 triệu sản phẩm. Tổ chức ban đầu của vật liệu làm khuôn có cacbit phân bố dạng thớ, không được phá bỏ trước khi chế tạo khuôn, cũng sẽ là nguyên nhân gây giòn, dẫn đến nứt vỡ. Nứt vỡ còn có thể do ứng suất nhiệt. Chi tiết không đồng đều về tiết diện, có phần dày, phần mỏng. Phần mỏng khi nung sẽ đạt nhiệt độ trước phần dày, do đó, để tránh nứt hoặc cong vênh, cần nung chậm hoặc nung phân cấp, tạo cân bằng nhiệt giữa phần dày và phần mỏng, cũng như giữa bề mặt và lõi. Làm nguội đột ngột cũng gây ra ứng suất nhiệt, SKD11 là thép hợp kim cao, có tốc độ nguội tới hạn nhỏ, làm nguội chậm cũng nhận được máctenxit, nên không cần làm nguội với tốc độ lớn, thường sử dụng dầu nóng để hạn chế ứng suất. Khi nhiệt luyện còn có ứng suất tổ chức do quá trình chuyển biến austenit thành mactenxit với thể tích tăng lên. Sự tăng thể tích của các phần không đều nhau cũng sẽ gây ra nứt.

Trong môi trường nung, nếu không được bảo vệ dễ gây ôxy hoá và thoát carbon. Hiện tượng mất cacbon ở bề mặt gây chuyển biến tổ chức không đồng đều giữa bề mặt bị thoát cacbon và phần liền kề bề mặt không bị thoát cacbon tạo ra một lớp ứng suất kéo, khi gia công cơ tiếp theo ứng suất đó tăng lên có thể lớn hơn giới hạn bền, dẫn đến nứt chân chim.

- Độ cứng không đạt: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chi tiết không đạt độ cứng sau nhiệt luyện. Môi trường tôi, nhiệt độ tôi không đúng, thời gian giữ nhiệt không đủ, chọn không đúng mác thép, hoặc đúng mác thép nhưng thành phần không ổn định như đã nói ở trên. Ngoài ra, còn phải kể đến lượng austenit dư, nếu còn nhiều sau quá trình ram, độ cứng cũng thấp, do đó, cần điều chỉnh lượng austenit dư phù hợp với độ cứng yêu cầu. Thoát cacbon cũng làm cho độ cứng bề mặt thấp và khuôn chóng mòn. Thời gian giữ nhiệt quá lâu có thể làm lớn hạt cũng dẫn đến độ cứng và độ bền thấp.

- Mài mòn không đều: Do độ cứng trên bề mặt khuôn không đồng đều, sự phân bố không đồng đều austenit dư và cacbit sau tôi có thể gây ra điểm cứng và điểm mềm.

2. Phân tích thành phần hoá học của các thép làm khuôn dập nguội:

Bảng 2 là thành phần hoá học của các thép làm khuôn sai hỏng được phân tích trên máy quang phổ phát xạ.

Các thép thuộc họ SKD11, song ít nhiều sai khác với mác thép tiêu chuẩn, chẳng hạn hàm lượng các bon thấp hơn khá nhiều (1,149; 0,932 so với 1,4-1,6), hàm lượng vanadi cao hơn nhiều so với thép chuẩn (2,03; 1,182 so với 0,2-0,5), ngoài ra còn có thêm wolfram, coban. Sự có mặt của các nguyên tố tạo cácbit mạnh cùng với hàm lượng carbon thấp làm cho thép rất nhiều cácbit, lượng cácbon hoá bền cho nền ít. Có thể nói rằng, nguồn thép vào Việt Nam không ổn định và không tiêu chuẩn. Đây sẽ là khó khăn lớn cho người xử lý nhiệt vật liệu, thường xuyên phải điều chỉnh qui trình nhiệt luyện và khó đạt được cơ tính theo yêu cầu.

3. Tổ chức thép ở trạng thái cung cấp: Thép SKD11 với tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim từ 14,35- 17,25 % là thuộc họ Lêđêbuarit, sau khi đúc, lượng cácbit lớn, có dạng xương cá thô. Vì vậy, cần phải rèn để vỡ vụn các bít xương cá, ủ hay thường hoá trước khi sử dụng. Khảo sát các thép do Công ty Kim khí Thăng long cung cấp, với nhiều đợt thép khác nhau và nguồn vật liệu khác nhau, chúng tôi thấy rằng, hầu hết các thép các bít vẫn còn dạng xương cá, phân bố định hướng theo phương rèn. Các bít này không mất đi trong quá trình nhiệt luyện sau này, đây sẽ là một trong những nguyên nhân rất dễ gây nứt vỡ cho khuôn, nhất là khi khuôn chế tạo có mặt cắt ngang vuông góc với định hướng của cácbit xương cá. Hình 2 là tổ chức ban đầu của thép SKD11 ở trạng thái cung cấp, với cacbit thô định hướng theo phương rèn.

4. Quy trình nhiệt luyện hiện đang sử dụng tại công ty: Đó là nung phân cấp lần 1 ở 5000C, lần 2 ở 8700C, nung kết thúc ở 10500C; ram thấp ở 2000C trong 2 giờ. Qui trình này cũng được áp dụng ở hầu hết các công ty trên địa bàn Hà Nội. Nhiệt độ phân cấp trong qui trình không hợp lý, phân cấp lần đầu ở 500oC là hơi thấp vì với loại thép hợp kim cao, nung ở nhiệt độ này chưa khử triệt để ứng suất dư do gia công trước đó. Phân cấp lần 2 ở 870oC là hơi cao, nếu giữ nhiệt lâu có thể gây lớn hạt. Ram thấp ở 2000C sau tôi, một mặt không khử hết được ứng suất sinh ra khi tôi, mặt khác chưa tạo ra được các bít nhỏ mịn, phân bố đều trên nền mactenxit ram, đây chính là yếu tố làm tăng khả năng chống mài mòn của khuôn, góp phần tăng đáng kể tuổi thọ của khuôn.

Hình 3 là ảnh tổ chức tế vi của khuôn dập thìa bị vỡ sau một thời gian làm việc, kết quả của ram thấp cho thấy, hầu như không có cacbit nhỏ mịn phân bố đều, mà chỉ có cacbit thô định hướng theo phương rèn của tổ chức ban đầu và cacbit này chủ yếu làm tăng nguy cơ giòn thép.

5. Cơ tính của thép phải thích hợp với điều kiện làm việc của từng loại khuôn: Khuôn đột dập, làm việc trong điều kiện chịu va đập và mài mòn, độ cứng nên chọn thấp hơn (56-58HRC) so với khuôn dập vuốt (58-60HRC), đồng thời tổ chức tế vi nên có nhiều cácbít nhỏ mịn phân bố đều, tăng độ dai va đập, khả năng chống mài mòn và không có ứng suất.

Kết luận

Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ khuôn thấp bao gồm:

- Chọn thép làm khuôn thích hợp với chủng loại khuôn và sản lượng sản phẩm

- Nguồn thép cung cấp cần phải ổn định về thành phần hoá học cũng như tổ chức tế vi ở trạng thái cung cấp.

- Tránh thoát carbon bằng cách bảo vệ khi nung.

- Chế độ xử lý nhiệt hợp lý: Nhiệt độ nung phân cấp, nhiệt độ nung kết thúc, thời gian giữ nhiệt, môi trường tôi là các yếu tố phải được thiết lập cụ thể với từng chủng loại khuôn để đảm bảo tổ chức tế vi và cơ tính thoả mãn điều kiện làm việc.

Những kết luận trên đây là cơ sở để nghiên cứu thiết lập qui trình nhiệt luyện cho thép làm khuôn dập với tuổi thọ tăng.


TS. Phùng Thị Tố Hằng
KHCN số tháng 1-2006 (trang 33)
Nguồn: http://irv.moi.gov.vn/socuoithang/toancanhkhcn/2006/8/15378.ttvn
 

gem

Member
Author
Còn đây là bình luận về ram.
Có bác nào có tài liệu Full không .. tài liệu này không có hình vẽ

ảnh hưởng của nhiệt độ ram đến tổ chức tế vi

Ram ở 200oC, tổ chức tế vi nhận được trên hình 2 (a), với nền là mactenxit, pha trắng có dạng xương cá là cacbit dư (cacbít của tổ chức ban đầu chưa hoà tan hết khi tôi), các cacbit này sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng giòn khuôn trong quá trình làm việc, nhất là khi khuôn làm việc trong điều kiện va đập. Ngoài ra, trên nền mactenxit còn có một số cacbit nhỏ mịn (hạt nhỏ màu sáng), đó là các cacbit không tan khi tôi (như VC). Cacbít do mactenxit tôi tiết ra có kích thước còn rất nhỏ nên không quan sát thấy. Ram ở 300oC (hình 2b), tổ chức tế vi chưa có nhiều thay đổi so với 200oC, lượng cacbit nhỏ mịn mới được tiết ra khỏi mactenxit nhiều hơn, kích thước lớn hơn, độ cứng lúc này chủ yếu là của mactenxit ram, độ cứng này giảm do xô lệch mạng giảm, còn austenit dư thì vẫn chưa chuyển biến. Ram ở 400oC, tổ chức tế vi gồm cacbit dư thô trên nền mactenxit, số lượng và kích thước của cacbit nhỏ mịn nhiều hơn và lớn hơn ở giai đoạn trước, độ cứng bắt đầu tăng, lúc này, austenit dư chuyển biến mạnh. Sự chuyển biến của austenit dư thành mactenxit ram làm độ cứng tăng mạnh, lấn át sự giảm độ cứng của mactenxit do sự tiết cácbit. ở 500oC, kích thước của cacbit này lớn hơn, lượng cacbit lại nhiều hơn nữa. Sau gia đoạn này, độ cứng bắt đầu giảm do austenit hầu như đã chuyển biến hết, chỉ có sự tiếp tục phân huỷ của austenit và sự tích tụ của cacbit.

ảnh hưởng của phương pháp ram

Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần ram được thực hiện ở 500oC. Ram thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giờ. Ram lần 1 ở 5000C độ cứng khoảng 58 HRC. Sau khi ram lần 2, số lượng của cacbit tiết ra khi ram nhiều hơn và có sự tích tụ của các hạt cacbit, tương ứng với sự giảm độ cứng (56-57HRC). ưu điểm của phương pháp này là làm cho austenit dư chuyển biến nhiều hơn và khử ứng suất hơn nữa, đồng thời dừng lại sự phân huỷ của mactenxit.

Kết hợp với ảnh hưởng của nhiệt độ ram đến độ cứng, ta nhận thấy, có thể ram để nhận được độ cứng khá cao với lượng cacbit nhỏ mịn phân bố đều, điều này quyết định khả năng chống mài mòn, có nghĩa là nâng cao được tuổi thọ của khuôn và điều cần tránh đối với thép SKD11 là ram ở nhiệt độ 300-350oC, tại đó có độ cứng giảm đáng kể.

Thực tế khảo sát khuôn bị vỡ do Công ty Kim khí Thăng Long cung cấp, khuôn này được nhiệt luyện theo qui trình tôi và ram thấp (200oC), độ cứng đạt 52-56HRC, tổ chức tế vi chỉ có cacbit dư thô, hầu như không có cacbit nhỏ mịn tiết ra khi ram nên khả năng chống mài mòn rất kém, tuổi thọ thấp. Hiện tượng khuôn vỡ ngoài nguyên nhân tồn tại của cacbit dư thô, định hướng theo phương rèn do rèn chưa đạt yêu cầu, còn do sự tồn tại của ứng suất sau tôi không được khử hết do nhiệt độ xử lý thấp (hình 5a). Trong khi đó, qui trình nhiệt luyện với nhiệt độ tôi ở 1050oC, ram ở nhiệt đô cao ( 480-520oC), độ cứng đạt 58-60HRC, ứng suất đã được khử triệt để, với nhiều cacbit nhỏ mịn, phân bố đều sẽ cho khuôn có độ cứng, độ dai, khả năng chống mài mòn cao (Hình 5b)


Nguồn : http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=15772
 
V

Vo HuyThanh

Tôi không phải chuyên gia về xử lý nhiệt nhưng mà theo tài liệu cũng như kinh nghiệm về làm khuôn và cách tôi học lén từ mấy công ty con nhận xử lý nhiệt cho chỗ tôi làm thì để nâng cao độ cứng và độ dai của khuôn sắt dùng vật liệu SKD11 (thực ra thì vật liệu này bây giờ ít còn xài làm khuôn ở Nhật ) thông thường dùng cách cũ là tôi ở nhiệt độ 1000 độ C sau đó lập tức ram ở nhiệt độ 150 đến 200 độ C tối thiểu 4 lần, mỗi lần 4h đến 7h. Bằng cách này thì độ cứng của SKD11 sẽ tăng lên khoảng 4 lần so với chưa xử lý nhiệt. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là làm cho vật liệu bị giản nỡ khiến cho kích thước khuôn bị thay đổi . Để giải quyết vấn đề này có 2 phương pháp xử lý thường được dùng hiện nay đó là :
Phương pháp thứ nhất là tôi ở nhiệt độ 1200 độ C trong 3h sau đó cho làm nguội nhanh bằng Nito lỏng v.v.. ở nhiệt độ -150 độ C.
Phương pháp thứ hai là tôi ở nhiệt độ 1200 độ C sau đó ram ở nhiệt độ 550 độ C liên tục 3 lần , mỗi lần 4 đến 5h và cách nhau 1h , sau đó giảm nhiệt độ xuống khỏang 500 độ C ram 1 lần cuối trong 4h.

Phương pháp thứ nhất thì nhiệt độ làm nguội nhanh do đó độ cứng không bị giảm so với phương pháp xử lý nhiệt thông thường, thời gian xử lý nhiệt nhanh, độ chính xác của kích thước khuôn được đảm bảo nhưng đòi hỏi phải có nhiều thiết bị chuyên dụng như bể chứa Nito lỏng, hệ thống kiểm tra an toàn v.v..đòi hỏi chi phí thiết bị cao, chỉ có các hãng lớn mới sử dụng.
Phương pháp thứ hai thì độ cứng tương đối giảm so với cách xử lý nguội nhanh bằng Nito lỏng, thời gian xử lý nhiệt lâu , mất thời gian nhưng không đòi hỏi chi phí thiết bị nhiều được dùng ở các trung tiểu xí nghiệp.


Hy vọng ít kinh nghiệm học lén của tôi có thể giúp được cho mấy anh em trong công việc xử lý nhiệt khuôn sắt. Tôi nói học lén tại vì mấy cái bí quyết này tụi Nhật nó giấu kỹ lắm, muốn biết cũng trần thân. Tôi học lén bằng cách mỗi lần giao hàng cho các công ty con xử lý nhiệt thì tui bắt tụi nó viết cho tui bản quy trình xử lý, hãng A thì nó viết ABC hãng B thì nó viết DEF , bí mật công nghệ nên nó không có viết ra hết, nhưng mà tui tổng hợp gom kinh nghiệm của 2,3 hãng trở lại thì cũng biết được chút bí quyết của họ.Anh em bên đó thử coi, nếu thành công thì tui cũng vui bụng vì ít ra cũng giúp đỡ gì cho người của mình.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
huythanh viết:
Hy vọng ít kinh nghiệm học lén của tôi có thể giúp được cho mấy anh em trong công việc xử lý nhiệt khuôn sắt. Tôi nói học lén tại vì mấy cái bí quyết này tụi Nhật nó giấu kỹ lắm, muốn biết cũng trần thân. Tôi học lén bằng cách mỗi lần giao hàng cho các công ty con xử lý nhiệt thì tui bắt tụi nó viết cho tui bản quy trình xử lý, hãng A thì nó viết ABC hãng B thì nó viết DEF , bí mật công nghệ nên nó không có viết ra hết, nhưng mà tui tổng hợp gom kinh nghiệm của 2,3 hãng trở lại thì cũng biết được chút bí quyết của họ.Anh em bên đó thử coi, nếu thành công thì tui cũng vui bụng vì ít ra cũng giúp đỡ gì cho người của mình.
Chính xác đó đại ca, mấy lần em bị yêu cầu phải tìm hiểu quy trình công nghệ để .. "học lỏm". Ghi chép thì không được, chụp ảnh lại càng không ... thế là phải giở bài ... soi mói mấy chỗ sai sót của bọn nó, yêu cầu giải trình và lập đối sách để kiểm tra. Thế là xong .. quá trình soi đủ để hiểu nó làm thế nào, thêm cái đối sách và giải trình để rechek ..
 
Author
Em thấy thép SKD11 có nhiều phương pháp để nhiệt luyện ..
Nếu chỉ cần độ cứng thì ram thấp còn nếu muốn không bị thay đổi kích thước thì ram ở vùng nhiệt độ xấp xỉ 5000C (tham khảo hình vẽ)

Nhưng em chưa thấy thép SKD11 ram tận 12000C ở trong các tài liệu.
Tôi khoảng 1000-1050 0C hoặc cao lắm cũng chỉ đến 11500C.
Nếu ram cao quá thép dễ bị quá nhiệt , hạt lớn sẽ không có lợi cho cơ tính
Còn ram nhiều lần lý do là lấy kích thước chính xác
 
V

Vo HuyThanh

Mấy cái bí quyết tôi thép SKD 11 này thì sách vở trong đại học không có ghi đâu. Các giáo sư chuyên về nhiệt luyện hay vật liệu học bạn tôi khi tôi hỏi họ cũng chỉ nói chung chung theo kiểu sách vở thôi và đi sâu vào cũng không biết là đằng khác. Các sách vở hay tài liệu tôi tham khảo về vật liệu làm khuôn đều viết hoặc nghiên cứu trong những năm 60, 70 , hầu như đều nói đến kỹ thuật tôi theo kiểu sách vở như Gem nói . Các giáo sư sau này cứ theo đó mà dạy, nhiều khi chính họ cũng chưa đụng phải thực tế . Trong ngành chế tạo xe hơi thì gần đây nhu cầu cần độ chính xác cao mà dân trong nghề gọi là "Near net Shape" , đòi hỏi khuôn sắt phải gần tuyệt đối chính xác, do đó nếu xử lý nhiệt mà khuôn biến dạng kích thước thì kể như bỏ chưa nói nhiều công ty nhỏ không đủ kỹ thuật phải sạt nghiệp vì đền tiền khuôn. Khuôn sắt của xe hơi giá thành chế tạo rất cao, giá một bộ khuôn tùy theo sản phẩm nhưng giá hàng chục đến hàng trăm triệu yen là bình thường.
Gần đây thì để làm khuôn người ta thường thay bằng vật liệu SLD -Magic của Hitachi Metal để tránh quá trình xử lý nhiệt là vì vậy mặc dù vật liệu SLD-Magic giá rất cao.
 
Author
Các tài liệu có uy tín đều ghi tôi thép SKD11 khoảng từ 1050 đến 11500C (Tra cứu mác thép thế giới, các tài liệu của Nhật , bài giảng của các thầy ... ). Sau đó ram tùy theo yêu cầu cụ thể như cần độ cứng độ chính xác ...
Em chưa có kinh nghiệm cụ thể nhưng theo em nghĩ là nhiệt độ lý thuyết áp dụng cho mẫu nhỏ còn khi làm thì thường là một mẻ lớn. Vì vậy cần nhiệt độ cao hơn để đồng đều hóa toàn bộ mẻ.
Vật liệu mới SLD -Magic của Hitachi Metal cũng có cơ tính gần như SKD11 nhưng có nhiều thuộc tính vượt trội hơn (độ cứng cao, chống va đập và độ bền lớn hơn ...). Em cũng không được rõ lắm về giá thành và ứng dụng của nó ở VN
 
Ðề: Nâng cao chất lượng cho thép SKD11 làm khuôn dập nguội

Đừng nghĩ thép SKD11 là vạn năng trong ngành dập nguội, "thép SKD11 ít xài ở Nhật" như bác Thành nói, lý do chắc bởi đây là vật liệu đã rất cổ, người ta đã cải tiến thành rất nhiều các loại vật liệu khác nhau để phù hợp với các ứng dụng khác nhau, gọi chung là thép dụng cụ làm việc trong điều kiện nguội:



Tham khảo các loại thép "dập nguội": http://www.bohler-edelstahl.com/english/files/K000DE.pdf
Trong đó, có vài loại được dùng tương đương với SKD11, được cải tiến để dùng trong những ứng dụng khác nhau:

- K107 (DIN: 1.2436): tăng hàm lượng Các-bon và Wonfram để tăng độ cứng và độ chịu mài mòn, độ cứng sau nhiệt luyện: 60 - 63 HRC.
- K110 (DIN: 1.2379): tăng hàm lượng Va-na-di so với SKD11, vẫn giữ độ cứng, nhưng tăng độ dai va đập.
- K340: giảm hàm lượng Các-bon, tăng Mo-lip-đen, tăng Va-na-di, thêm 1 chút phụ gia Nhôm và Nu-bi-di, vẫn đảm bảo độ cứng & độ bền va đập nhưng giảm ma sát trượt giữa kim loại vs kim loại (Nhôm chính là chất "bôi trơn"), làm khuôn không bị sước và cũng không gây sước lên bề mặt sản phẩm, rất thích hợp với khuôn dập sâu.
- K390: thêm rất nhiều hợp kim quý: Va-na-đi(9%), Wolfram, Cô-ban(2%), và đặc biệt là luyện dạng bột (thiêu kết) để dành cho các ứng dụng rất khó như: khuôn dập cắt chính xác - cao tốc, khuôn đùn ép nguội, dao xẻ, vòi phun, vít tải trong máy ép...

Còn rất nhiều các mã vật liệu khác,
 
Top