Nhám bề mặt khi gia công EDM

ME

Active Member
Author
Bài này được chép lại từ diễn đàn cũ
------------------------------------------
Nhám bề mặt khi gia công bằng tia lửa điện

Trong quá trình gia công, do phóng điện mà một lượng vật liệu trên bề mặt chi tiết gia công bị bóc đi, để lại trên bề mặt những vết nhỏ li ti chồng mép lên nhau. Kích thước của các vết này phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng sinh ra trong một lần phóng. Theo lý thuyết thì độ nhám bề mặt được hình thành như trên hình 1 sau đây.


Hình 1. Nhám bề mặt khi gia công tia lửa điện.

Độ nhám trước hết phụ thuộc vào năng lượng của một lần phóng điện. Một phần diện tích của tụ tạo nên vết lõm nên thể tích của vết lõm tỉ lệ với năng lượng phóng ra của tụ.



Biểu thức trên cho thấy độ nhám tăng theo điện áp giữa hai điện cực. Điều này có nghĩa là độ nhám tăng theo năng suất.
Ngoài ra độ nhám còn phụ thuộc vào cường độ dòng điện và tần số dòng điện (hình 2).


Hình 2 Quan hệ giữa độ nhám và dòng điện phóng.

Ngoài những yếu tố trên còn có những yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến độ nhám như: vật liệu điện cực, chất lượng của dung dịch điện môi, …

ME (tổng hợp)
 
Thây cho hỏi độ nhám Ra, Rz, Ry có tương quan thế nào. Các máy đài loan thì hay chỉ nói đến Ra, còn các máy Nhật hay Châu Âu lại hay nói đến Rz, Ry nhiều hơn
 
Q

QUE_THANH

vietmachine viết:
Thây cho hỏi độ nhám Ra, Rz, Ry có tương quan thế nào. Các máy đài loan thì hay chỉ nói đến Ra, còn các máy Nhật hay Châu Âu lại hay nói đến Rz, Ry nhiều hơn
Cả 3 Ra, Rz, Ry là 3 định nghĩa về độ nhám bề mặt khác nhau. Tiếng Việt tôi không rành nên em tham khảo theo hình dưới đây.
Ra là độ nhám bình quân theo thuật toán.

Ry còn gọi là độ nhám với độ cao cao nhất trong khảong cách L


Rz còn gọi là độ nhám với phương pháp đo quân bình 10 điểm trong khảong cách L.


Do 3 cách định nghĩa phép đo độ nhám khác nhau nên nói chung cả không có tương quan một cách chính xác. Lúc trước người Nhật hay dùng chung cả độ nhám Ra, RyRz theo quy cách JIS B 0031 và JIS B0601 ( năm 1994) . Nhưng từ khi định chuẩn theo quy cách ISO thì vài năm nay các kỹ sư thiết kế không dùng đến Ry và Rz, chỉ dùng thống nhất ký hiệu độ nhám là Ra.
Dưới đây là bảng tương quan giữa Ra, Ry và Rz. Tuy nhiên như đã nói ở trên nó là tương quan không chính xác, chỉ ước lệ thôi.

 

ME

Active Member
Author
Về định nghĩa nhám cũng như các bảng số liệu thì chắc ai cũng biết vì đã học hết rồi. Ai quên thì vào link sau nhé:
http://boltsnutsvta.com/forum/viewtopic.php?t=214&highlight=nham
Thực sự tôi cũng không hiểu nhiều về nhám bề mặt do nguồn tài liệu tôi cũng như các bạn học ở VN nói về nhám bề mặt quá ít. Bây giờ tôi có vài tài liệu mới nhưng chưa có thời gian đọc thêm.
Nói các bạn không tin chứ liên quan đến nhám bề mặt có đến hơn 100 thông số đấy. Người ta nghĩ ra nhiều thông số để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Các thông số thường dùng bao gồm 3 thông số nói ở các bài trên. Trong đó Ry chính là Rmax mà các bạn học ở VN. Ngoài ra còn có các thông số khác hay dùng nữa là bước, chiều dài tựa, chiều dài tựa tương đối. Về 2 thông số Ra và Ry thì tôi thêm vài ý như sau:
- Thông số Ra hay được sử dụng hơn vì nó phản ánh đúng hơn bề mặt đo. Để có thông số ra thì người ta các máy đo kiểu dò (xem link trên). Khi đó có thể biết đựoc biên dạng nhám thông qua các cơ cấu hiển thị (màn hình tinh thể lỏng, in ra giấy...).
- Rz thường dùng cho cái bề mặt có độ nhám bé hoặc rất cao, còn khoảng giũa là anh chàng Ra.
- Rz dùng cho các bề mặt nhỏ, những bề mặt mà không thể đo bằng phương pháp dò được.
Ở các máy đo kiểu dò thì đo được một loạt các thông số vì có n điểm thì có 10 điểm để tính Rz, cũng như Ry, tp...
Tương quan giữa Rz- Ry và Ra-Ry tôi đã viết một bài nào đăng ở diễn đàn mới hoặc cũ gì đó rồi. Các bạn chịu khó tìm nhé.
 
Ðề: Nhám bề mặt khi gia công EDM

bài viết hay quá. Bác quên nói cách làm giảm yếu tố giảm bề mặt thì phải làm cách nào ?
 
Top