Nhiệt luyện thép hợp kim thấp

  • Thread starter truyennguoita
  • Ngày mở chủ đề
T

truyennguoita

Author
Thép 40X có thể nhiệt luyện đạt độ cứng 58HRC không các bạn nhi? Mình đang băn khoăn một chút , mong các bạn giúp đỡ??? tks.. :D

Cần chú ý post đúng mục nhé. Trừ 1 điểm 8)
 
V

vinhhung

Author
không đạt được độ cứng như thế đâu bạn à, nếu bạn xianua hóa rồi ram 180-200 độ cũng chỉ đạt độ cứng HRC 48-56 thôi. chứ còn tôi bình thường thì chỉ đạt khoảng 250-300HB thôi.
 
Đúng là có thể đạt được nếu ram thấp hoặc không cần ram xong lại giòn dễ nứt
Thép 40X ít nhất sau tôi cũng phải ram trung bình để ỏn định tổ chức, tăng độ dai va đập ...
 
T

TIEN_NHIET_LUYEN

Author
thép 40X là thép Crom, (SCr), ở đây là thép SCr440 (JIS), 37Cr4 (DIN), 5140 (AISI) chứa khoảng, 0.4%C, và 1%Cr.
có thể nhiệt luyện (830 - 880 độ C nhúng dầu) đạt độ cứng 58 - 60 HRC,
Nhưng ít sd độ cứng này, ram 250 - 400 độ C độ cứng khoảng 50 - 55 HRC.
thép Cr nên cứ ram vô tư, 2,3 lần càng tốt, ko giảm độ cứng đâu
 
D

dangthe

Author
thép 40X là thép Crom, (SCr), ở đây là thép SCr440 (JIS), 37Cr4 (DIN), 5140 (AISI) chứa khoảng, 0.4%C, và 1%Cr.
có thể nhiệt luyện (830 - 880 độ C nhúng dầu) đạt độ cứng 58 - 60 HRC,
Nhưng ít sd độ cứng này, ram 250 - 400 độ C độ cứng khoảng 50 - 55 HRC.
thép Cr nên cứ ram vô tư, 2,3 lần càng tốt, ko giảm độ cứng đâu
vậy thời gian nung để đạt nhiệt độ tôi(ram) là bao nhiêu?và giữ nhiệt ở nhiệt độ tôi(ram) là bao lâu?nếu tôi cao tần thi sao?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@dangthe: bạn có thể tìm hiểu thông qua một số cuốn sách sau ...
1. Lò công nhiệp (Thiết kế lò công nghiệp) của thầy Dương Đức Hồng
2. Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện của thầy Nguyễn Chung Cảng
3. Công nghệ nhiệt luyện của thầy Tạ Văn Thất và cô Nguyễn Minh Phương.

hoặc có thể liên hệ với thầy Nguyễn Văn Hiển, Bộ môn Công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt, ĐHBK Hà Nội. Hiện thầy Hiển đã biên soạn xong quyển giáo trình về thiết bị nhiệt luyện (không biết đã xuất bản hay chưa?), trong đó có đầy đủ các thông tin có thể trả lời cho câu hỏi của bạn.

Đấy là trên lĩnh vực lý thuyết, còn trong thực tế, việc lựa chọn nhiệt độ, thời gian tôi (hoặc ram) theo kinh nghiệm dựa trên các thông số chính như sau: hình dạng và kích thước sản phẩm, vật liệu, độ cứng yêu cầu, thiết bị nung ....

Còn đối với mác thép cụ thể ở đây là 40X, để trả lời đầy đủ các câu hỏi của bạn thì cần phải có đủ những thông tin như sau:
- hình dạng chi tiết (đơn giản hay phức tạp).
- kích thước chi tiết
- yêu cầu độ cứng và các đặc tính kỹ thuật khác của chi tiết
- độ thấm tôi
- chế độ làm việc của chi tiết
- thiết bị nung (chủng loại, thông số kỹ thuật ...)
- ....
 
D

dangthe

Author
chi tiết của em la chi tiết dang trục.gồm 5 bậc trục.đường kính bậc trục lớn nnhất là 150 nhỏ nhất là 95.cần tôi bề mặt đạt độ cứng 45-50HRC.trục được dùng để lắp bánh răng côn xoắn có Z =29
 

worm

Well-Known Member
Moderator
chi tiết của em la chi tiết dang trục.gồm 5 bậc trục.đường kính bậc trục lớn nnhất là 150 nhỏ nhất là 95.cần tôi bề mặt đạt độ cứng 45-50HRC.trục được dùng để lắp bánh răng côn xoắn có Z =29
Tôi cao tần: Phương pháp tôi phun (nung và làm nguội từng bậc trục). Ưu điểm: nhanh, hạn chế cong, giữ được lớp vật liệu lõi vần có độ dẻo (tăng khả năng chịu uốn)... Nhược điểm: sử dụng nhiều vòng cảm ứng, chế tạo vòng phun phức tạp (phải đảm bảo nước phun đều và đủ áp suất).

Thấm C (hoặc N, hoặc C - N): chi tiết phải được treo thẳng đứng khi nung (tránh cong), khi tôi phải đưa lên xuống theo chiều dọc trục. Ưu điểm: tổ chức đồng đều, hạn chế nứt giữa các bậc. Nhược điểm: giảm khả năng chịu uốn và xoắn, giá thành cao, có thể gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thấm ...

Căn cứ theo 2 nội dung trên, phưong án phù hợp nhất là tôi tần số. Chi tiết treo thẳng đứng, phần to ở dưới, phần bé ở trên.
 
Top