Những câu hỏi thường gặp về Cimatron (Phần 2)

Author
Phần 2 : CAD cơ bản

Các công cụ CAD trong Cimatron được phân chia như thế nào ?

Về cơ bản, Cimatron cũng phân chia các môi trường làm việc này như các phần mềm khác, tức là gồm 3 môi trường chính cho việc thiết kế bao gồm Part, Assembly và Drafting
· Part : phụ trách việc mô hình hóa 3D dựa trên bốn nhóm công cụ dựng hình là Datum, Curve, Faces, Solid
· Assembly : lắp ráp các chi tiết rời rạc thành máy hoặc cụm chi tiết máy. Từ môi trường Assembly có thể chuyển qua môi trường Part dễ dàng và môi trường Assembly cũng là môi trường cơ sở cho các module thiết kế khuôn nhựa và thiết kế khuôn dập
· Drafting : trình bày bản vẽ 2D

Sản phẩm bị lỗi hở bề mặt có thể tách khuôn hoặc gia công trong Cimatron hay không ?
Tùy mức độ lỗi. Nếu như khe hở nhỏ, Cimatron có thể bỏ qua để người thiết kế có thể tiếp tục công việc. Đây chính là một ưu điểm rất lớn của Cimatron trong việc thiết kế khuôn.​
Trong trường hợp khe hở quá lớn, người dùng vẫn có thể nhanh chóng vá chúng lại dựa trên những công cụ xử lí bề mặt mạnh mẽ của Cimatron

Hybrid model trong Cimatron là gì ?
Hybrid model hay mô hình lai là từ dùng để chỉ các đối tượng thiết kế của Cimatron không có ranh giới rõ ràng giữa solid và surface. Nhờ hybrid model mà việc chỉnh sửa đối tượng trong Cimatron trở nên đơn giản hơn bao giờ hết vì người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa hai kiểu dữ liệu này 1 cách dễ dàng.​

Concurrency là gì ?
Concurrency là chế độ làm việc đồng thời, cho phép hai hoặc nhiều người dùng làm việc trên cùng một dự án. Nguyên tắc của Concurrency là mỗi người dùng sẽ đăng kí phần công việc mình muốn làm để người khác không thể can thiệp vào phần công việc đó. Sau khi kết thúc công việc, tất cả người dùng trả kết quả về để kiểm tra và hoàn tất dự án. Điều kiện để sử dụng chế độ Concurrency là các máy tính phải được kết nối với nhau trong mạng LAN​

Cimatron có dùng Layer để quản lí đối tượng không ?
Không. Cimatron không dùng Layer nhưng dùng một công cụ khác có chức năng tương tự gọi là Set. Người dùng có thể tạo ra nhiều set để quản lí đối tượng. Set được tạo bằng cách chọn trực tiếp các đối tượng hoặc chọn tự động theo các tiêu chuẩn như màu sắc, đường nét, loại đối tượng ...​

Có cách nào để chọn nhanh các đối tượng trong Cimatron không ?
Để chọn nhanh các đối tượng làm việc, người dùng có thể sử dụng công cụ Selection Filter. Công cụ này chọn đối tượng theo những tiêu chí do người dùng chỉ định như màu sắc, đường nét, loại đối tượng, set nên rất nhanh và hiệu quả.​

Cimatron có cho phép to kích thưc theo tham s không ?
Tất nhiên là có. Cimatron cho phép người dùng tạo ra các kích thước có tham số và liên kết những tham số này ở hai cấp độ Part và Assembly. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong trường hợp tạo ra những chi tiết tiêu chuẩn hay thậm chí là 1 bộ vỏ khuôn tiêu chuẩn.​

Đường composite curve trong Cimatron là gì ?
Khi thực hiện một lệnh nào đó có sự tham gia của những đường curve, Cimatron chỉ cho phép người dùng click chuột 1 lần để chọn nguyên cả đường curve cần thiết (chứ không cho phép người dùng nhấn Ctrl hay Shift để chọn lần lượt các đường cong nối tiếp nhau). Chính vì vậy, người dùng cần tạo trước một đường curve liên tục. Đường curve này gọi là đường composite curve​

Lệnh Remove Geometry dùng như thế nào ?
Đây là một lệnh chuyên dùng để xóa các đối tượng mặt (surface), đường (curve), điểm (point). Điểm mạnh của lệnh này là có thể xóa bất kì đối tượng nào do người dùng chỉ định, không phân biệt đó là đối tượng được vẽ trong Cimatron hay được nhập vào từ 1 phần mềm khác. Chính nhờ ưu điểm này mà việc xử lí mô hình 3D bị lỗi trong Cimatron rất hiệu quả.​

Vì sao lệnh Extrude, Revolve, Drive có cả trong menu Solid > Add và Solid > New ?
· Khi dùng lệnh Solid > New > Extrude, khối mới tạo thành sẽ là một khối độc lập với khối đã có
· Khi dùng lệnh Solid > Add > Extrude, khối mới tạo thành sẽ là một thành phần nằm trong khối cũ
Trong một thời điểm, Cimatron chỉ có thể làm việc với một khối nhất định. Do đó, nếu tạo ra nhiều khối, người dùng phải kích hoạt nó lên. Việc kích hoạt này được thực hiện bằng lệnh Solid > Active Object hoặc chọn trực tiếp khối đó trong những lệnh có liên quan.​

Suppress và Hide khác nhau như thế nào ?
Lệnh Hide chỉ đơn thuần ẩn các đối tượng trên màn hình trong khi lệnh Suppress loại nó ra khỏi quá trình làm việc. Điều này có nghĩa là những đối tượng được ẩn bằng lệnh Hide vẫn được tính đến trong quá trình làm việc và làm chậm tốc độ xử lí. Tuy nhiên, lệnh Hide/Show có ưu điểm là thao tác nhanh nên thường được dùng khi muốn ẩn tạm thời những đối tượng có liên quan trong lúc làm việc trong khi đó lệnh Suppress/Unsuppress thường dùng để ẩn những đối tượng ít được dùng đến (ví dụ như bulong, đai ốc, chốt dẫn hướng…)​

Cimatron có thể tô bóng (render) các mô hình sản phẩm không ?
Có thể được. Tuy nhiên đây không phải là một thế mạnh của Cimatron nên nó không thể tạo ra những bức ảnh đẹp và trung thực như những phần mềm chuyên dụng khác. Người dùng chỉ có thể dùng nó để gán vật liệu và đánh đèn ở một số vị trí để mô hình sinh động hơn thôi​

Khi làm việc, thỉnh thoảng các đối tượng cung tròn bị biến thành hình đa giác, phải làm thế nào ?
Chuyện này thường hay xảy ra khi làm việc lâu với Cimatron hoặc thao tác với những đối tượng phức tạp. Nguyên nhân là nếu thể hiện đa giác thì sẽ ít chiếm dụng bộ nhớ hơn và tốc độ làm việc sẽ nhanh hơn. Nếu người dùng muốn các đối tượng trở nên mượt mà hơn, có thể vào menu View > Setting > Display Quality để điều chỉnh là độ phân giải và chấp nhận đánh đổi giữa hiệu suất và sự thể hiện​

PMI là gì ?
PMI là viết tắt của cụm từ Product Manufacturing Information. Nó là những thông tin liên quan đến việc gia công chi tiết (kích thước, dung sai, độ nhám, yêu cầu kỹ thuật…) mà người dùng có thể ghi trực tiếp lên mô hình 3D. Nói cách khác, nó là công cụ giúp người dùng trình bày các bản vẽ 3D. Những kí hiệu này sau đó có thể dùng lại trong môi trường Drafting​

Khi mở một bản vẽ lắp có thư viện thường hay gặp thông báo lỗi. Cách khắc phục ra sao ?
Lỗi này do Cimatron không liên kết được những chi tiết tiêu chuẩn trong bản vẽ lắp với thư viện của Cimatron. Có thể khắc phục bằng cách chọn chức năng Reconnect và chỉ đến đường dẫn của thư mục Catalog hiện hành. Tuy nhiên, người dùng có thể bỏ qua thông báo lỗi này để tiếp tục công việc, những chi tiết tiêu chuẩn sẽ vẫn xuất hiện trong mô hình 3D nhưng người dùng sẽ không thể dùng tính năng Catalog để thay đổi kích thước của chúng.​

Add Component và Add Duplicated có gì khác nhau ?
Trong môi trường Assembly, khi dùng lệnh Add Component, Cimatron sẽ đưa chi tiết đã có vào môi trường lắp ráp một lần nữa và không tạo ra tập tin mới (một tập tin sẽ được dùng 2 lần hoặc nhiều hơn). Nếu dùng lệnh Add Duplicated, Cimatron sẽ copy chi tiết đã có ra một tập tin khác và đưa nó vào môi trường lắp ráp (hai tập tin khác nhau).​

Trong môi trường lắp ráp, các chi tiết được định vị như thế nào ?
Cimatron dùng lệnh Connect để ràng buộc các chi tiết lại với nhau. Người dùng chỉ cần chọn các đối tượng hình học, Cimatron sẽ đưa ra những ràng buộc khả thi để người dùng sử dụng cho phù hợp với yêu cầu. Nếu chi tiết đã được định vị đủ 6 bậc tự do, nó sẽ cố định. Nếu vẫn còn bậc tự do chưa định, nó có thể chuyển động tương đối (kiểm tra bằng lệnh Move/Rotate)​

Cimatron có thể kiểm tra va chạm giữa các chi tiết trong một bản vẽ lắp không ?
Tất nhiên là được. Để thực hiện việc này, người dùng vào menu Analyze > Interference Check và chọn các kiểu kiểm tra thích hợp​

Chi tiết sau khi đã định vị hoàn toàn có thể thay đổi vị trị được không ?
Có thể được. Việc này thực hiện theo 2 cách. Cách thứ nhất sửa lại các ràng buộc hoặc các tùy chọn lệnh Edit Add. Cách thứ hai, điều chỉnh trực tiếp các giá trị về khoản cách và góc xoay. Lưu ý, cách làm thứ 2 bỏ qua mối quan hệ với các chi tiết khác nên thực hiện nhanh nhưng nó sẽ không giữ được mối liên hệ với những chi tiết có liên quan. Do đó chỉ nên dùng nó trong những trường hợp cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong một bản vẽ rất lớn khi mà việc tái tạo lại toàn bộ bản vẽ sẽ mất nhiều thời gian.​

Cimatron có cho phép dùng templete trong quá trình thiết kế, gia công không ?
Có. Cimatron cho phép người dùng tạo và sử dụng templete cho những công việc mang tính lặp đi lặp lại nhiều lần như thiết kế điện cực, xuất bản vẽ, lập trình gia công …​

Cimatron có thể mô phỏng chuyển động của mô hình lắp ráp không ?
Cimatron có thể mô phỏng chuyển động của các chi tiết từ đó phát hiện những điểm không phù hợp trong thiết kế. Tuy nhiên nó chỉ có thể mô phỏng động học mà thôi, những phân tích hay mô phỏng liên quan đến động lực học Cimatron vẫn chưa thực hiện được (và có thể Cimatron cũng không phát triển phần mềm theo hướng này). Để thực hiện việc mô phỏng chuyển động, người dùng vào menu Analyze > Motion Analysis.​

Cimatron có th xut nhiu bn v cùng lúc không ?
Có thể. Cimatron cho phép người dùng xuất tự động các bản vẽ 2D với số lượng không hạn chế. Người dùng chỉ cần chọn các mô hình 3D, bản vẽ mẫu (có sẵn khung tên và số lượng cách hình biểu diễn), Cimatron sẽ tạo tất cả các bản vẽ chỉ với 1 cái click chuột. Tiếc là tính năng tự động này chưa áp dụng cho trường hợp in tự động hàng loạt bản vẽ​

Cimatron hỗ trợ mấy loại tiêu chuẩn khi trình bày các hình biểu diễn trong bản vẽ 2D ?
Cimatron hỗ trợ 2 tiêu chuẩn chính dùng trong trình bày các hình biểu diễn gồm first angle (ISO, Việt Nam) và third angle (ANSI, JIS).​

Nếu có bản vẽ mẫu của AutoCAD, người dùng có thể sử dụng lại chúng trong Cimatron hay không ?
Được. Người dùng có thể nhập bản vẽ mẫu bên AutoCAD vào môi trường Drafting dưới dạng Group và tận dụng lại tất cả những gì đã có trong bản vẽ mẫu mà không cần phải thực hiện thêm các thao tác thủ công khác.​

Cimatron thao tác với bản vẽ 2D có nhanh không ?
Nếu so về tốc độ tuyệt đối thì chắc Cimatron không thể sánh bằng với AutoCAD, nhưng nó vẫn có một số ưu điểm như trình bày được hoàn chỉnh một bản vẽ 2D, liên kết và cập nhật tự động những thay đổi từ mô hình 3D, ghi kích thước tọa độ tự động, xuất một lúc nhiều bản vẽ. Do đó, nếu người dùng đã quen với Cimatron thì tốc độ làm việc cũng sẽ được cải thiện rất nhiều và giữ được tính thống nhất trong việc sử dụng phần mềm​

Trong môi trường Drafting, có thể sửa bản vẽ theo cách thủ công không ?
Được. Cimatron cho phép người dùng chủ động thực hiện các thao tác trên đối tượng 2D (mà không làm ảnh hưởng đến mô hình 3D) như xóa hoặc vẽ thêm một số chi tiết trong bản vẽ. Để làm điều này, trước tiên người dùng cần Active hình biểu diễn bằng cách click phải vào tên hình biểu diễn và chọn Active View​

Bản vẽ 2D trong Cimatron khi xuất qua AutoCAD có giữ được những thuộc tính như màu sắc, đường nét không ?
Được. Từ bản Cimatron E10, điều này hoàn toàn được hiện được.​
Hoàng Khương

Những thông tin trên đây phản ánh những kiến thức cá nhân về phần mềm Cimatron, được viết với mục đích giải đáp những thắc mắc thường gặp của người dùng. Nó không phải là thông tin chính thức từ hãng Cimatron và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Tải bản PDF
ở đây
 
Last edited:
Top