những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

  • Thread starter nguaka90
  • Ngày mở chủ đề
N

nguaka90

Author
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

Trong thiết kế cơ khí thì có 4 phần mềm chính đáng học đó là :

* CATIA

* Unigraphics

* I-DEAS

* Pro-Engineer

Dân thiết kế chuyên môn gọi là "Tứ Đại CAD".

Đây là 4 phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn dùng. Nếu học để có thể dễ làm việc và dễ kiếm việc ở nước ngoài hoặc vào các công ty ngoại quốc thì nên học CATIA và Unigraphics . Học Pro-E cũng tốt nhưng mà khả năng tìm được việc làm với Pro-E cũng rất ít .Phần nhiều các hãng lớn chỉ dùng Pro-E để tính CAE . CAD của Pro-E thì thua xa UG và CATIA . CAM thì Pro-E và CATIA thua xa UG. CAE thì Pro-E mạnh hơn CATIA và UG. Tuy nhiên trong các phiên bản mới nhất của UG và CATIA thì có kèm thêm những tính năng mới mạnh nhất của NASTRAN và ANSYS nên có thể nói về CAE hiện tại cả 3 ngang nhau .

Pro-E là phần mềm CAD đầu tiên đưa ra lý luận Parametric và phương pháp dựng hình dựa trên cơ sở " khắc hình " nên rất mạnh về Solid, CATIA và UG là 2 phần mềm thuộc về trường phái "Dán hình" nên rất mạnh về Surface để dựng mặt cong tự do trong thiết kế , design. Do đó trong lĩnh vực thiết kế xe hơi và máy bay, CATIA và Unigraphics được dùng nhiều hơn Pro-E.

Cũng nên biết là trong CAD có 3 trường phái tượng trưng cho kỹ thuật dựng hình 3 chiều, đó là:

* Pro-E, SolidWorks, SolidEdge với trường phái "Khắc hình", tức dựng hình theo nguyên tắc tạo một khối Solid , rồi theo đó khắc , cắt , dán boss v.v.. giống như điêu khắc trên gỗ.

* CATIA, Unigraphics, Rhinoceros , Sp
(Gr
) với trường phái "Dán hình",từ chuyên môn gọi là thủ pháp LampShade. Tức là giống như công việc dán lồng đèn , tạo hình từ những mặt cong phức tạp trên cơ sở những đường cong biên 3 chiều. Sau đó mới dùng từ mặt phức hợp Surface để tạo khối Solid. Đây là lý do vì sao trong ngành công nghiệp xe hơi người ta dùng nhiều CATIA và UG.


* Latticer Designer, ThinkDesign với trường phái "Nắn hình" ( giống như công việc của những người làm đồ gốm , với các thao tác làm việc nắn, kéo giãn , tạo hình với đất sét vậy) . Đây là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng trong ngành mỹ thuật công nghiệp là một kỹ thuật dựng hình sẽ rất mạnh trong tương lai .

Ngoài 4 phần mềm trên thì có các phần mềm hạng trung để thiết kế là:

* Solid Works,

* SolidEdge,

* Mechanical Desktop

* CADCEUS

* ThinkDesign

là 5 phần mềm hạng trung nổi tiếng.

Nếu muốn đi chuyên sâu về các lĩnh vực chế tạo khuôn đúc kim loại hoặc nhựa thì nên học các phần mềm chuyên dụng làm khuôn là:

* Sp
/FONT]


* Cimatron

* MasterCAM

là 3 phần mềm đáng học. Trong đó Sp
của Japan là phần mềm tương đối dễ học nhất. Độ chính xác cao , được dùng rất nhiều trong lĩnh vựa gia công khuôn sắt và khuôn gỗ . Cimatron một phần mềm nổi tiếng của Do thái cũng được dùng rất nhiều , các thư viện khuôn trong Cimatron rất tiện lợi cho việc thiết kế khuôn , tính năng không thua "Mold Tooling Design" của CATIA hay "Mold Wizard" của UG. MasterCAM thì CAM rất tiện lợi , dễ học nhưng độ chính xác không cao, không tiện lợi cho thiết kế khuôn vì không có các phần hỗ trợ thiết kế khuôn tự động như CATIA , không chú ý kỹ phần tolerance trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang CAM thì rất nguy hiểm trong quá trình gia công NC. Ba phần mềm trên chỉ mạnh về CAM dùng để gia công chứ không được dùng để thiết kế .


Ngoài ra , nếu không có khả năng tiếp cận các phần mềm lớn ở trên thì có thể học AutoCAD. Đây là phần mềm rẻ tiền , được nhiều người sử dụng. Nhưng các tính năng vê thiết kế thì không bằng các phần mềm cao cấp. Theo tôi thì ở mức độ thiết kế và làm việc ở Việt nam thì không cần đến "Tứ Đại CAD", cỡ AutoCAD hay cao hơn một chút như SolidWorks là có thể làm việc được rồi . Tuy nhiên, muốn nhìn đến tương lai xa hơn một chút thì nên học "Tứ đại CAD". Ở Việt nam CATIA được dùng trong HONDA và Toyota, Ford. UG được dùng trong ISUZU, NISSAN, CITIZEN Machinary các hãng xưởng dính líu đến GMC. I-DEAS được dùng cho các hãng con trực thuộc NISSAN, Mazda.

Trong thời gian còn sinh viên thì nên cố gắng học nhiều về kỹ thuật thiết kế. Thực ra CAD chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong thiết kế mà thôi. Phải luyện tập nhiều về ý tưởng thiết kế. Cùng một sản phẩm nhưng có thể dùng nhiều cách để thiết kế và tìm ra cách tối ưu, dễ gia công nhất.

Tôi có làm việc với một vài kỹ sư trẻ từ Việt nam mới sang tu nghiệp và tôi thấy có một điều mà tôi nghĩ ở Việt nam các kỹ sư cơ khí ít được dạy trong đại học đó là "Thiết kế theo tiêu chuẩn quy cách" . Có thể là ở Việt Nam chưa có một chuẩn mực quy cách chính xác về cơ khí. Ở Nhật, sinh viên cơ khí tối thiểu phải nắm được quy cách JIS trong thiết kế. Ốc vít, ổ bi , đai truyền v.v.. đều có quy cách và không phải tùy ý muốn vẽ kiểu gì vẽ. Trong vùng Á châu, ảnh hưởng cơ khí của Nhật có thể nói rất mạnh và quy cách JIS của Nhật cũng là quy cách thiết kế mà người Hàn và Trung Quốc dựa theo. Do đó, nếu được em nên học thêm về JIS hay ISO là những quy cách mà người thiết kế cơ khí cần biết. Sự khác nhau giữa "Tứ đại CAD " và các phần mềm hạng trung đó chính là sự hỗ trợ thiết kế theo quy cách chuẩn chứ không chỉ thuần dựng hình và quản lý dữ liệu.
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

Bạn thành viên mới này chú ý nhé: Khi bạn copy bài của người khác - cụ thể ở đây là bài về Tứ đại CAD của anh Huy Thành @ MES, bạn cần trích dẫn tên tác giả.

Bạn hãy tham khảo thêm Nội quy nhé

Rgs
 
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

Trong thiết kế cơ khí thì có 4 phần mềm chính đáng học đó là :

* CATIA

* Unigraphics

* I-DEAS

* Pro-Engineer

Dân thiết kế chuyên môn gọi là "Tứ Đại CAD".
Mình không học chuyên về Hàn nhưng nghĩ các phần mềm kia đâu phải là phần mềm chuyên dụng cho công nghệ hàn. Theo wiki mình thấy " Phần mềm công nghệ hàn là định nghĩa chung về các phần mềm có liên quan đến công nghệ hàn bao gồm như: phần mềm lựa chọn kim loại cơ bản, lựa chọn kim loại bù, phần mềm hàn tự động, phần mềm hỗ trợ kiểm tra mối hàn, phần mềm trong hàn tự động, phần mềm tham chiếu mã hàn, phần tính toán và cấp khí, phần mềm lập kế hoạch hàn, phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm giả lập hàn...."
Mọi người tham khảo phần mềm online sau xem có đúng không nhé: http://www.wpsamerica.com/index.php
 
N

nguaka90

Author
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

cảm ơn anh nova đã góp ý cho em!em sẽ rút kinh nghiệm!
 

Pathétique

Active Member
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

Các phần mềm CAD và CAM trong bài trên chỉ là những phần mềm chung dành cho tất cả mọi ứng dụng. Riêng về hàn thì có Sysweld. Nếu làm research thì còn mấy phần mềm free mã nguồn mở khác như Cast3m, nhất là các nghiên cứu về hàn liên quan đến lò phản ứng hạt nhân.

Sau đây là trường nhiệt độ và biến dạng dẻo của 1 tấm thép sau khi được hàn chéo, tính bằng phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp theta, hệ số relaxation 1, phần mềm Cast3m. Từ những kết quả tính toán trên dễ dàng tính ứng suất dư, cong vênh, nứt của mối hàn, đó là những kết quả phải xét đến sau khi hàn. Ngoài ra các phần mềm này còn cho phép tính toán rất chính xác hình dạng weldpool dựa trên các phương trình điện từ, Navier Stock, hiệu ứng đối lưu...

(Ứng dụng upload ảnh bị hỏng, mình sẽ post sau)
 

Pathétique

Active Member
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

Tình cờ thấy trên youtube ảnh này, post lên để mọi người thấy phần mềm nào cần cho kĩ sư hàn.

[video=youtube;ewaAivYCYsU]http://www.youtube.com/watch?v=ewaAivYCYsU[/video]

Với công cụ mô phỏng multiphysics này, ta nhập các thông số U, I,... sẽ ra hình dạng chính xác của weld pool. Sắp tới chỗ mình có 1 bạn VN làm tiếp đề tài này. Để làm ra mô hình này thì ngay cả Comsol cũng không hơn, thậm chí thua các phần mềm free.

Tuy nhiên đây là 1 solution rất tốn kém. Khi không cần độ chính xác thật cao thì ta chỉ cần dùng mô hình thermomechanical là đủ.
 
Ðề: những phần mềm nào cần thiết cho 1 kỹ sư hàn?

mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ?
Một câu hỏi rất khó trả lời!!!!

Vấn đề ở chỗ bạn hiểu về công nghệ hàn như thế nào? Bạn cần phần mềm cho công việc nào của Hàn? Khi đó bạn mới có thể có câu trả lời được... Nhưng xin lưu ý, mọi công cụ máy tính chỉ đóng vai trò hỗ trợ làm công việc của bạn dễ dàng hơn, nhanh hơn.. mọi giải pháp phải đến từ kiến thức, chứ không phải phần mềm:

Có một danh sách các loại phần mềm Hàn kê ra tại đây: http://vnwelding.net/?cat=18 (Danh sách đang tiếp tục cập nhật)
 
Top