Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Author
Mình đang làm Đồ Án Công Nghệ CTM, chi tiết Trục Nắp Điều Chỉnh, nhưng thầy yêu cầu mình về làm toàn bộ các kích thước của bản vẽ theo 4 mục sau :
Ví dụ : kích thước phi 20
1. Điều kiện làm việc :
2. Chế độ lắp :
3. Cấp chính xác (phụ thuộc phương pháp gia công)
4. Dung sai ---> + Dung sai kích thước
+ Dung sai hình dạng hình học

- Đối với các kích thước đường kính, mình tra được là gia công thô thì cấp chính xác từ IT12 tới IT16. Từ đây mình có thể tra được dung sai kích thước đó, nhưng vấn đề là trong khoảng 12 tới 16 mình chọn cái nào và tại sao? Cũng như tra 1 kích thước nào đó có dung sai từ 0.05 tới 0.2 và không biết phải chọn chính xác 1 số nào, tại sao ? Đó là câu hỏi mà thầy mình đã hỏi những người khác trong lần duyệt trước và không ai trả lời được cả. :(

- Đối với các kích thước chiều dài các bậc trục thì mình không biết phải cho dung sai là bao nhiêu, trong sách Công Nghệ CTM của Trần Văn Địch có nói là chiều dài phần cổ trục dung sai từ 0.05 tới 0.2. Mình không biết phải lấy bao nhiêu, và các kích thước dài còn lại cho dung sai là bao nhiêu cả :(

Thầy mình nói nếu làm theo 4 mục trên thì sẽ tìm được dung sai các kích thước. Mà kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ mình yếu quá. Mong các bạn giúp đỡ.

Bản vẽ của mình còn sai và thiếu sót rất nhiều, các bạn cho mình ý kiến nhé.
 
Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Các kích thức của bạn nếu lắp ráp với chi tiết có sẵn hay tiêu chẩn bạn phải tra dung sai của chi tiết đó và lấy dung sai của mình theo nó ( để lắp rap được )
Nếu chi tiết bạn là chi tiết đầu tiên ( tức là các chi tiết khác ráp với nó sẽ lấy dung sai theo chi tiết của bạn ) thì bạn nên chọn dung sai theo tiêu chẩn trong bảng để tiện tiêu chẩn hóa.
Kích thước không lắp ra bạn để tự do
-Mục đích cuối cùng là cho xưởng gia công họ có con số cụ thể để khống chế khi gia công và lắp rap được thành cum chi tiết.
 
Author
Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Các kích thức của bạn nếu lắp ráp với chi tiết có sẵn hay tiêu chẩn bạn phải tra dung sai của chi tiết đó và lấy dung sai của mình theo nó ( để lắp rap được )
Nếu chi tiết bạn là chi tiết đầu tiên ( tức là các chi tiết khác ráp với nó sẽ lấy dung sai theo chi tiết của bạn ) thì bạn nên chọn dung sai theo tiêu chẩn trong bảng để tiện tiêu chẩn hóa.
Kích thước không lắp ra bạn để tự do
-Mục đích cuối cùng là cho xưởng gia công họ có con số cụ thể để khống chế khi gia công và lắp rap được thành cum chi tiết.
Cảm ơn bạn nhiều, nhưng còn phần dung sai chiều dài các bậc trục mình không biết tra ở đâu cả.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Hi Em, đầu tiên để mà có được một cái nhìn tổng quan thì em mở cuốn sách của thầy Địch ra, sau đó nhìn xem thứ tự sắp xếp các chương thì em có được trình tự làm việc của mình.

1. Sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt ( loạt nhỏ, vừa, lớn?? hay hàng khối?), từ đây định hướng là phương pháp gia công là cắt thử hay là tự động đạt k/t, anh đoán là hàng loạt vừa nên sẽ có khâu là tính đồ gá cho 1 trong các nguyên công chế tạo ra chi tiết này.

2. Dung sai k/t, chất lượng bề mặt gia công ? (dung sai, Ra,Rz, em đã có ghi cho 3 k/t lắp ghép quan trọng, ghi thêm dung sai Ra,Rz chung cho toàn bộ các k/t khác – thường để trong 1 bản vuông bên trái khung tên), quy tắc là toàn bộ k/t gia công hiển thị trên bản vẽ phải có dung sai và độ nhám.

3. Bãn vẽ chỉ có dung sai k/t hình học, chưa có hay thiếu dung sai hình dạng như độ song song của đường tâm 3 k/t lắp ghép quan trọng M26, Dia25, R10. Thiếu dung sai vị trí của lổ M26, Dia36. (Theo anh biết dung sai hình dạng thì chỉ có độ đồng tâm, và giá trị (không) đồng tâm là bao nhiêu chứ không có độ không đồng tâm, em ghi cái ký hiệu của nó vào nhé. Goole chử tolerance wiki thì có các ký hiệu chuẩn).

4. Độ đồng tâm của các k/t đường kính là 0.01mm là quá nhỏ, không cần thiết vì nếu nhỏ vậy là dư, khi gia công khó thực hiện, vã lại k/t Dia28, D22 có dung sai thô thì độ đồng tâm của nó ít nhất phải bằng dung sai thô là vừa.

5. Đối với các k/t tiện, em tìm hiểu và “trình diễn” thêm 1 cái dung sai gọi là run-out + toltal run-out cho thầy xem chơi, cái này có thể là mới. (google chử runout).

6. Tiếp theo để mà ghi thêm dung sai cho các kích thước khác thì tạo ra bài toán chuổi k/t công nghệ, và giải bài toàn đó => để tìm dung sai cho một số các k/t quan trọng khác ( ngoài hai kích thước em đã ghi – ghi luôn bài toán mà em tưởng tượng ra này vào đồ án, hihihi).

7. Sau khi tính toán được dung sai của các k/t trên, em tiến hành chọn chuẩn công nghệ, và ghi nó vào. (Em đã ghi k/t chiều dài theo chuẩn là mặt bên trái k/t 140, mặt chuẩn này ok, em nên đặt tên cho nó.

Em ghi thiếu 2 mặt chuẩn hết sức quan trọng là tâm của các k/t đường kính Dia25, Dia28, và tâm của lổ tròn M26 (theo anh chuẩn này cho k/t Dia25 là chuẩn gia công, chuẩn gá đặt và là chuẩn đo lường cho phần lớn các k/t lỗ khác. Sau khi ghi hai mặt chuẩn này em phải ghi thêm dung sai vị trí của chuẩn tâm lổ M26 so với vị trí chuẩn đường tâm D28,D22. (Vì khi Phay lổ M26 để đạt k/t 55 có dung sai 0.02 thì dung sai vị trí lỗ M26 so với chuẩn tâm Dia 25 không được quá 0.02mm.

8. Sau khi ghi hết k/t rồi thì tính lượng dư sau khi đúc để chừa lại cho gia công tinh tiện, phay ( ví dụ theo bản vẽ của em thì chỉ tính lượng dư cho 2 k/t Dia25 và M26. Các k/t nào không có dung sai thì giữa nguyên (không cần lượng dư), k/t nào có dung sai thì tính lượng dư gia công.

- Đối với các kích thước đường kính, mình tra được là gia công thô thì cấp chính xác từ IT12 tới IT16. Từ đây mình có thể tra được dung sai kích thước đó, nhưng vấn đề là trong khoảng 12 tới 16 mình chọn cái nào và tại sao? Cũng như tra 1 kích thước nào đó có dung sai từ 0.05 tới 0.2 và không biết phải chọn chính xác 1 số nào, tại sao ? Đó là câu hỏi mà thầy mình đã hỏi những người khác trong lần duyệt trước và không ai trả lời được cả.
.
Đối với các k/t không lắp ghép, không cần gia công chính xác thì thông thường người ta tính dung sai nó gọi là general tolerance - theo tiêu chuẩn ISO hay TCVN, (http://www.ramo.se/iso_2768_english.htm), dung sai của nó phụ thuộc vào độ dài của k/t, và thông thường người ta hiển thị nó bằng cách tính số thập phân sau dấu phẩy của k/t, ví dụ dung sai thô cho k/t 100 thì lớn hơn dung sai thô cho k/t dài 10mm, dung sai k/t 10.0 khác dung sai k/t 10.00. Dung sai thô thì KHÔNG CẦN GHI trên bãn vẽ, mà chỉ để trong 1 ô vuông bên trái khung tên. Thực tế thì sau khi Đúc các k/t này tự động đạt được, mình không cần tính. Chi tiết của em nên tính dung sai thô sau khi Đúc là bao nhiêu và chọn nó làm dung sai thô.


Cách tính dung sai khi tra ví dụ, người ta cho k/t từ 100-300mm có dung sai 0.02-0.2mm, kt của mình là 140 thì dung sai là bao nhiêu. Cái này giống như cho phương trình đường thẳng (L) đi qua hai điểm (100,0.02) (300,0.2), cho A(140,x), A thuộc L, tìm x. Hihi, em biết C hay excel không ? viết một cái chương trình và tặng cho mọi người luôn. Hihi. Cách nhanh nhất theo anh là vào 1 phần mềm CAD nào đó, vẽ đường thẳng L, hoàng độ điểm A kéo nó giao với đường L => x là tung độ. (kakaka, nói dài dòng chơi)

9. Để tính toán và chọn dung sai k/t, ngoài điều kiện làm việc 1 cái cũng khá quan trọng là thiết bị cũng như khả năng đo của thiết bị đó. Ví dụ theo anh khi em cặp lên máy Tiện dùng đồng hồ so (độ chính xác 0.01mm rà các k/t đường kính tròn, do có dung sai gá đặt, dung sai kẹp chặt, thì để gia công dung sai Dia25 -0.021 hơi khó đạt được nếu sản xuất hàng loạt, cho k/t này có dung sai 0.02 là em tự làm khó em nếu thầy hỏi, theo anh cho nó cở 0.05 là OK. ( à, thường người ta ghi Dia25 theo kiểu Dia25, +.00/-.02mm. (em bỏ 0.001 đi vì cái này không có ý nghĩa, dư, thường ghi càng chi tiết càng tốt vì không phải công nhân nào cũng là kỹ sư mà có thể hiểu được các chổ ghi tắc, ghi tóm lược, ghi ngầm hiểu....).

10. Các dòng note, Text ví dụ yêu cầu kỹ thuật, thông thường người ta đặt bên trái phía trên của bãn vẽ.

11. Khung tên bãn vẽ nên chia theo cột và hàng, ví dụ cột chia làm 1,2,3….10, hàng chia làm A,B,C…, ví dụ trong đồ án muốn nhắc đến k/t 140 thì ghi k/t 140 ở vị trí sheet 5, A5. Người đọc tìm sheet 5, hàng A cột số 5 đối với bãn vẽ A0,A1 với khoảng 1000 k/t thì tìm 1 k/t nhiều khi làm mình nổi điên.

(, ví dụ vô KCN Thăng Long nội bài thì tốt nhất dừng ngay cổng có 1 cái bãn đồ to, tìm lô số 2 đường số 3 cho chắc ăn - vì KS nào đó đã để ví dụ lô số 3 ở đường số 10 còn lô số 2 ở đường số 1 - có lẻ số lô là số đăng ký nhưng người thuê lại chọn số lô đó theo vị trí khác nhau ( ai vô knc Thăng Long Nội Bài sẽ biết) :4:, 1 điều hết sức buồn cười là hiện nay rất nhiều chung cư và khu công nghiệp đánh tên địa chỉ công ty mình như vậy đó.


Chúc em làm Đồ Án tốt.
Gambatte Kudasai.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Vấn đề dung sai kích thước luôn làm các bạn sinh viên hoặc kỹ sư trẻ đau đầu và rất ngại mỗi khi xây dựng bản vẽ chế tạo chi tiết máy hoặc bản lắp. Có thể vì đã học quá lâu nên quên và cũng do thuật ngữ ngày xưa khác bây giờ nên tớ băn khoăn mãi, không biết có nên góp ý và trả lời bài này? Thôi thì đánh liều vậy!

Trước hết, những hướng dẫn của thày thì cậu cần thực hiện nghiêm túc.

Tiếp đến là việc ứng dụng thực tế vào đồ án, nên theo nguyên tắc: Chỗ nào có lắp ghép thì có dung sai và độ bóng bề mặt. Trên bản vẽ của cậu, ta thấy chỉ có Fi25, R10 (nên ghi là Fi20) và chiều dày 14 là những kích thước lắp ráp. Những kích thước còn lại không cần ghi dung sai cho rối bản vẽ và rối trí người đọc, chúng được hiểu là sẽ áp dụng độ bóng và sai số theo cấp chính xác chế tạo (khoảng 0.1~1.0% kích thước danh nghĩa, tùy cấp chính xác chế tạo).

Về việc này, cụ thể là chiều dài các đoạn trục, thì ta thường cho nó chiều dài hụt hoặc dài hơn so với chi tiết lắp trên đó chừng một vài mm nên thường không cho dung sai cụ thể, nhưng nếu cần cho dung sai và nếu cậu đã tra được một khoảng giá trị thì chọn số nào trong phạm vi đó mà chẳng được? Thông thường ta nên chọn giá trị trung bình của phạm vi cho phép, ví dụ nếu sổ tay khuyên khoảng 0.05~0.20 thì ta chọn 0.10, và cấp chính xác trong khoảng IT12~IT16 thì cậu chọn IT14 là ổn. Các gía trị cận biên của khoảng cho phép thường ít dùng, ngoại trừ yêu cầu đặc biệt về độ chính xác cao buộc ta dùng giới hạn nhỏ hoặc độ phức tạp, độ khó trong gia công buộc ta dùng giá trị lớn...

Cũng thế, nếu thầy yêu cầu một số kích thước khác cũng phải có dung sai (dù nó không trực tiếp liên quan đến chế độ lắp) thì cậu cứ lấy xấp xỉ cộng/trừ 0.5% kích thước danh nghĩa là OK. Ví dụ, kích thước dài tổng là 140 thì dung sai cho phép là cộng trừ 0.5 hoặc 0.7.
 
Last edited:
Author
Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

Thật sự cảm ơn mọi người rất nhiều, mình đã làm xong được phần dung sai và theo mình cảm thấy hợp lý. Cảm ơn mọi người nhiều lắm.
 
V

vandiep09c2

Ðề: Nhờ mọi người giúp đỡ mình về DUNG SAI các kích thước trong bản vẽ chi tiết

chào các bác! kỳ này mình đang làm đồ án công nghệ chế tạo máy chi tiết BỆ QUAY (http://img46.imageshack.us/img46/8909/uzxu.png) mà mình tìm mãi không thấy tài liệu nào liên quan, mọi người ai có share cho mình với nếu có được đồ án mẫu thi càng tốt, luôn tiện mọi người kiểm tra giúp bản vẽ mình có chổ nào sai không? mình cám ơn trước.
gmail mình (vandiep09c2@gmmail.com)

 
Top