Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

  • Thread starter nhapcua
  • Ngày mở chủ đề
N

nhapcua

Author
Chào mọi người.
Hiện tại e đang vẽ bánh răng nhưng bánh răng kích thước nhỏ thì có kết cấu khác với bánh răng kích thước lớn (theo những thông tin mà e tìm hiểu được), vậy mọi người có thể chỉ giáo cho e thế nào là bánh răng kích thước nhỏ, thế nào là bánh răng kích thước lớn được không ạ. E xin cảm ơn.
 
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Chà, hỏi khó trả lời ghê.
Giờ cứ thử như vầy: Bánh răng đường kính chừng ngón tay mình là nhỏ, còn bánh răng có đường kính chừng từ 1m đổ lên là lớn, và nếu chú ý kỹ thì sẽ thấy kết cấu khác nhau như thế nào.
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Chào mọi người.
Hiện tại e đang vẽ bánh răng nhưng bánh răng kích thước nhỏ thì có kết cấu khác với bánh răng kích thước lớn (theo những thông tin mà e tìm hiểu được), vậy mọi người có thể chỉ giáo cho e thế nào là bánh răng kích thước nhỏ, thế nào là bánh răng kích thước lớn được không ạ. E xin cảm ơn.
Lớn hay nhỏ đều chỉ là tương đối thế thôi. T đi chọn bánh răng trên các trang chuyên bán bánh răng chưa bao giờ thấy phân loại bánh răng lón hay nhỏ cả. người ta chỉ chia Helical hay Bevel, hay Worm, hay Rack

không tin vào đây xem thử xem có chỗ nào nó ghi Big Gear hay small gear k?
https://us.[MEDIA=youtube]isum-ec[/MEDIA].com/vona2/mech/M1000000000/M1006000000/
 
N

nhapcua

Author
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

E thấy trong sách tập bản vẽ chi tiết máy của thầy Nguyễn Bá Dương, đối với bánh răng nhỏ thì có kết cấu khác với bánh răng lớn hơn (dạng dĩa, có 4 lỗ cùng đường kính trên đĩa bánh răng), vậy thì dựa vào đâu để biết được bánh răng này là nhỏ để chế tạo theo kết cấu của bánh răng nhỏ, bánh răng kia là lớn để chế tạo theo kết cấu của bánh răng lớn ạ?
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

E thấy trong sách tập bản vẽ chi tiết máy của thầy Nguyễn Bá Dương, đối với bánh răng nhỏ thì có kết cấu khác với bánh răng lớn hơn (dạng dĩa, có 4 lỗ cùng đường kính trên đĩa bánh răng), vậy thì dựa vào đâu để biết được bánh răng này là nhỏ để chế tạo theo kết cấu của bánh răng nhỏ, bánh răng kia là lớn để chế tạo theo kết cấu của bánh răng lớn ạ?
à, hóa ra là vì câu nói đấy. theo mình nghĩ thì bánh răng lớn muốn giảm trọng thì họ làm lỗ vậy thôi. còn căn cứ vào đâu thì 1 phần thuộc về kinh nghiệm nhưng cach nghĩ căn bản là tối ưu hóa trọng lượng của nó thôi. có lúc thì dùng phân tích để kiểm tra ứng suất nọ kia để xem cắt lỗ đi có ảnh hưởng hay k... vv
Gần đây cũng thấy có giới thiệu đâu đó trong forum này 1 phần mềm tối ưu hóa kết cấu đấy. có thể xem đó như cái để tham khảo.


Và nếu đọc kĩ 1 lần nữa thì chắc bạn sẽ thấy 1 đoạn nói rất rõ về cái thắc mắc do việc k đọc kĩ của chính bạn là: Tờ 5 có 3 hình vẽ nhỏ ở góc phải bên dưới, và có ghi rõ tỷ lệ giữa đường kính ránh răng(Di), độ dày bánh răng và đường kính phần lắp ráp với trục (d1), nếu (Di-d1)/2 nhỏ hơn hoặc bằng 10 và B nhở hơn bằng 4 thì k khoét lỗ, Nếu (Di-d1)/2 lớn hơn 10 và B>4 thì có thể khoét...
Hoặc tờ 6 cũng ghi rất rõ

Chịu khó đọc cho kĩ 1 chút nhé

hình như là đây (tuy khác về sản phẩm nhưng cùng 1 cách nghĩ là để tối ưu hóa)
http://meslab.org/mes/threads/51741...IA]-uu-hoa-ket-cau-dang-su-dung-pho-bien.html
 
Last edited:
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

à, hóa ra là vì câu nói đấy. theo mình nghĩ thì bánh răng lớn muốn giảm trọng thì họ làm lỗ vậy thôi. còn căn cứ vào đâu thì 1 phần thuộc về kinh nghiệm nhưng cach nghĩ căn bản là tối ưu hóa trọng lượng của nó thôi. có lúc thì dùng phân tích để kiểm tra ứng suất nọ kia để xem cắt lỗ đi có ảnh hưởng hay k... vv
Gần đây cũng thấy có giới thiệu đâu đó trong forum này 1 phần mềm tối ưu hóa kết cấu đấy. có thể xem đó như cái để tham khảo.


Và nếu đọc kĩ 1 lần nữa thì chắc bạn sẽ thấy 1 đoạn nói rất rõ về cái thắc mắc do việc k đọc kĩ của chính bạn là: Tờ 5 có 3 hình vẽ nhỏ ở góc phải bên dưới, và có ghi rõ tỷ lệ giữa đường kính ránh răng(Di), độ dày bánh răng và đường kính phần lắp ráp với trục (d1), nếu (Di-d1)/2 nhỏ hơn hoặc bằng 10 và B nhở hơn bằng 4 thì k khoét lỗ, Nếu (Di-d1)/2 lớn hơn 10 và B>4 thì có thể khoét...
Hoặc tờ 6 cũng ghi rất rõ

Chịu khó đọc cho kĩ 1 chút nhé

hình như là đây (tuy khác về sản phẩm nhưng cùng 1 cách nghĩ là để tối ưu hóa)
http://meslab.org/mes/threads/51741...IA]-uu-hoa-ket-cau-dang-su-dung-pho-bien.html
dovanhoc84: Rất đúng, mình hiểu là bạn chủ thớt hỏi về chỗ này, nhưng thực sự vấn đề này là phần rất căn bản, vậy mà cũng phải hỏi thì làm sao giải được những bài toán khó khăn hơn nhỉ????
 
Last edited:
N

nhapcua

Author
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Vâng. Đúng là do e đã đọc không kỹ ạ (lại rút tiếp cái "dây" kinh nghiệm rồi). Cảm ơn 2 người đã nhiệt tình chỉ giúp. :4:
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

dovanhoc84: Rất đúng, mình hiểu là bạn chủ thớt hỏi về chỗ này, nhưng thực sự vấn đề này là phần rất căn bản, vậy mà cũng phải hỏi thì làm sao giải được những bài toán khó khăn hơn nhỉ????
nó là vấn đề của cách học lãn cách giảng dạy thôi :)
ai cũng biết lúc đi học thế nào mà :D
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Mình hy vọng có những suy nghĩ táo bạo của các bạn sv theo hướng tự chủ, xa rời tính chất lệ thuộc , áp đặt. Hãy giả định như bạn là chủ toàn bộ số tiền và bây giờ muốn làm - cái các bạn phải làm - (cái trong đồ án) thì các bạn muốn nó ra sao? Chứ ko phải bị ông thày ép cho rồi phải về làm chống chế.
Nếu tiền trong tay bạn, làm chủ và thất bại (vd như làm cái bánh răng ko hiệu quả hoặc ko bền....) mất khoản tiền khá, mình nghĩ bạn cũng chẳng sợ như sợ đồ án.
Đó là mình giả định sv nghèo, bạn có thể phả nhịn hai bữa mỗi ngày (còn lại 1 bữa) chắc cũng chả sợ bằng .... sợ đồ án. Hahaha
Vậy bạn có sợ tới mức lăn tăn quá đến nỗi hỏi bánh răng lớn là lớn thế nào, tầm nào coi là lớn .... hay không??
Nếu bạn nghĩ 1 cách độc lập, nhắc lại là bạn là chủ khoản tiền, cần làm br để bán thì bạn muốn nó ra sao? To dày cục mịch, thừa mứa thép, nặng nề chạy hao năng lượng, ....hay không??? Có làm cái bánh răng nguyên bằng vàng hay là chỗ nào cần vàng thì làm hay ko (nói vd thế thôi, mạch điện chẳng hạn bạn làm nguyên bằng vàng hay sẽ phủ vàng ở nơi cần thiết mà thôi?)....
Nghĩ vậy sẽ có câu trả lời ngay.

Thậm chí bạn chả thích nghĩ về những điều đó cũng ok chả sao, bởi những sai sót này bạn sẽ tự correction chính bản thân khi sau này vào làm thực. Nhưng sự tự chủ trong suy nghĩ quan trọng hơn rất nhiều. Vì sao "sách" ghi đường kính bánh răng bằng xxx thì đường kính trục nên là xxx/12 hoặc công suất truyền tải là yyyyy thì modun nên chọn yyyyy/1000.... và cứ phải quá băn khoăn khi modun ngoài phạm vi đó.
Hoặc bánh răng lớn hơn nhau 4,5 lần thì nên chọn độ cứng hai mác thép gấp nhau 20% cơ tính...v.v
Nếu cứng nhắc như vậy bạn sẽ thắc mắc cả ngày khi đi làm, sao hai br đường kính lớn hơn nhau 5 lần lại làm cùng vật liệu, sao br bé tí thế này, theo thày mình là br nhỏ mà nó lại đục mấy cái lỗ ở đây.......
 
N

nhapcua

Author
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Mình hy vọng có những suy nghĩ táo bạo của các bạn sv theo hướng tự chủ, xa rời tính chất lệ thuộc , áp đặt. Hãy giả định như bạn là chủ toàn bộ số tiền và bây giờ muốn làm - cái các bạn phải làm - (cái trong đồ án) thì các bạn muốn nó ra sao? Chứ ko phải bị ông thày ép cho rồi phải về làm chống chế.
Nếu tiền trong tay bạn, làm chủ và thất bại (vd như làm cái bánh răng ko hiệu quả hoặc ko bền....) mất khoản tiền khá, mình nghĩ bạn cũng chẳng sợ như sợ đồ án.
Đó là mình giả định sv nghèo, bạn có thể phả nhịn hai bữa mỗi ngày (còn lại 1 bữa) chắc cũng chả sợ bằng .... sợ đồ án. Hahaha
Vậy bạn có sợ tới mức lăn tăn quá đến nỗi hỏi bánh răng lớn là lớn thế nào, tầm nào coi là lớn .... hay không??
Nếu bạn nghĩ 1 cách độc lập, nhắc lại là bạn là chủ khoản tiền, cần làm br để bán thì bạn muốn nó ra sao? To dày cục mịch, thừa mứa thép, nặng nề chạy hao năng lượng, ....hay không??? Có làm cái bánh răng nguyên bằng vàng hay là chỗ nào cần vàng thì làm hay ko (nói vd thế thôi, mạch điện chẳng hạn bạn làm nguyên bằng vàng hay sẽ phủ vàng ở nơi cần thiết mà thôi?)....
Nghĩ vậy sẽ có câu trả lời ngay.

Thậm chí bạn chả thích nghĩ về những điều đó cũng ok chả sao, bởi những sai sót này bạn sẽ tự correction chính bản thân khi sau này vào làm thực. Nhưng sự tự chủ trong suy nghĩ quan trọng hơn rất nhiều. Vì sao "sách" ghi đường kính bánh răng bằng xxx thì đường kính trục nên là xxx/12 hoặc công suất truyền tải là yyyyy thì modun nên chọn yyyyy/1000.... và cứ phải quá băn khoăn khi modun ngoài phạm vi đó.
Hoặc bánh răng lớn hơn nhau 4,5 lần thì nên chọn độ cứng hai mác thép gấp nhau 20% cơ tính...v.v
Nếu cứng nhắc như vậy bạn sẽ thắc mắc cả ngày khi đi làm, sao hai br đường kính lớn hơn nhau 5 lần lại làm cùng vật liệu, sao br bé tí thế này, theo thày mình là br nhỏ mà nó lại đục mấy cái lỗ ở đây.......
Mình không biết bạn bao nhiêu tuổi để xưng hô cho hợp lý nhưng mà cái mình nghĩ khi phân loại bánh răng nhỏ, lớn đó là điều kiện làm việc của bánh răng có đảm bảo hay không với kết cấu của nó như vậy?

Ví dụ: Đã làm bánh răng thì kích thước, khối lượng càng nhỏ gọn càng tốt nhưng mà phải đủ bền để làm việc, bánh răng lớn thì khoét lỗ, làm mỏng bề dày... Nhưng bánh răng nhỏ thì không làm như vậy vì điều kiện làm việc không đảm bảo (theo mình nghĩ là như vậy).

Mình chỉ muốn biết đâu là ranh giới của 2 loại trên để có thể vẽ kết cấu cho phù hợp thôi mà. :4:
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Mình không biết bạn bao nhiêu tuổi để xưng hô cho hợp lý nhưng mà cái mình nghĩ khi phân loại bánh răng nhỏ, lớn đó là điều kiện làm việc của bánh răng có đảm bảo hay không với kết cấu của nó như vậy?

Ví dụ: Đã làm bánh răng thì kích thước, khối lượng càng nhỏ gọn càng tốt nhưng mà phải đủ bền để làm việc, bánh răng lớn thì khoét lỗ, làm mỏng bề dày... Nhưng bánh răng nhỏ thì không làm như vậy vì điều kiện làm việc không đảm bảo (theo mình nghĩ là như vậy).

Mình chỉ muốn biết đâu là ranh giới của 2 loại trên để có thể vẽ kết cấu cho phù hợp thôi mà. :4:
Quan trọng là câu cuối ấy thôi, chứ ko phải định nghĩa to nhỏ vì nó ko cố định.
Bánh răng của honda nhỏ hơn bên mình nhưng họ cứ đục lỗ còn bên mình thì ko.
Có những sp tke có 6 hay 8 lỗ hoặc rãnh cong cho nhẹ , ok, bọn mình đề xuất thằng designer là đổi các lỗ đó lấy sự mỏng đi của một số vị trí, trừ bề dày răng.....
Đại loại như vậy đó, nhẹ, ít gia công, đảm bảo chức năng mà tốn ít time ít tiền là ok.
Vd hai cái hàn làm một, hoặc chế tạo liền khối cũng đều tùy chọn. Nếu bạn làm cái bánh răng D 300mm bằng cách hàn vành răng hay ghép bằng bulong hay thích đúc phôi liền khối thì cũng chẳng ai bắt bẻ cả.
Tự quyết đc mà, bạn cầm tiền và làm chủ, đừng gò bó
 
Ðề: Như thế nào là bánh răng nhỏ, bánh răng lớn.

Việc khoét lỗ hay không khoét lỗ phụ thuộc vào các yếu tố sau.
- Giảm khối lượng của bánh răng. Nếu bánh răng có khối lương quá lớn thì moment quán tính I=m.r2 sẽ tăng... Moment quán tính ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn động cơ.
- Để cân bằng động của bánh răng(Balancing rotating). Dù máy móc gia công của bạn có tốt đến đâu khi gia công cũng có sai số. Sai số càng lớn thì va đập càng nhiều dẫn đến nhanh hỏng răng, gây tiếng ồn(Thường do lực ly tâm gây ra..) .... Vì vậy để bánh răng cân bằng người ta sẽ hiệu chỉnh kích thước các lỗ trên bánh răng(doa, khoét rộng lỗ...) là cách đơn giản hơn cach bạn TYA đề xuất(Số lượng lỗ thường là 4,6,8... tùy thuộc vào kích thươc bánh răng). Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên để lỗ trên bánh răng để hiệu chỉnh.
- Trên thực tế cũng chẳng có tiêu chuẩn nào quy định với kích thươc nào thì gọi là bánh răng lớn, bánh răng nhỏ. Theo kinh nghiệm của mình thì đối với các cặp bánh răng có khoảng cách trục nhỏ hơn 250mm thì gọi là bánh nhỏ không cần khoét lỗ. Kích thước lớn hơn thì bắt buộc phải để lỗ.
 
Top