Những câu đố nho nhỏ về Đo!

T

TrungBK

Re: Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Mình có một số ý kiến là:

1/ Một phép đo chỉ cho 1 giá trị thôi bạn ah. Còn nếu viết giá trị 30.8+/-0.2 tức là bạn phải thực hiện một loạt các phép đo, trong đó giá trị trung bình là 30.8 và 95% (tùy theo quy luật phân bố, yêu cầu độ cx) giá trị đo còn lại nằm trong khoảng [30.6-31].
2/ Nếu viết thế này hình như có gì đó không ổn nữa ở chỗ: giá trị đo thì chính xác đến 1 số sau số phẩy (1/10) nhưng dung sai cũng chỉ tính đến 1/10. THông thường thì giá trị đo có giá trị phần chục, thì độ cx phải là phần trăm chứ ạ. vd như 30.8+/-0.02.
3/ Theo câu hỏi của bạn, với lập luận như trên thì mình nghĩ kích thước 30.2 tốt hơn ạ
 

paven8880

Active Member
Author
Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Để nói rõ hơn: 1 phép đo được tiến hành rất nhiều lần đo và thu được kết quả trong khoảng trên. 1 phép đo có giá trị trung bình tốt và 1 phép đo có khoảng giá trị đo hẹp
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Muốn đo 1 kích thước (giả sử có giá trị chính xác là 30mm). Ta có 2 phép đo. Sau khi tiến hành các lần đo của cả 2 phép đo ta cho các giá trị đo được như sau: Phép đo 1 đo được giá trị 30.8 +/- 0.2mm và phép đo 2 là 30.2 +/- 0.5 mm.
Phép đo nào tốt hơn???
Nếu nói về thiết bị thì phép đo số 1 tốt hơn do có dung sai đo tốt hơn, tuy nhiên cậu đo kém quá đo trật lất chắc là tay run....

Nếu nói về kết quả thì phép đo số 2 tốt hơn do dù dung sai khá cao tuy nhiên giá trị đo ra tốt hơn..., vùng dung sai nằm trong k/t, cận trên của nó là 30.7 cận dưới là 29.7.

Phép đo số 1 cận trên là 31 cận dưới 30.6
 

paven8880

Active Member
Author
Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Giá trị trung bình tốt hơn thì tốt hơn
Chưa hẳn đúng TYA nhé! Mình dùng từ "tốt" thay vì chữ "chính xác" là có ý của nó! Cái này cũng giống như mấy anh bắn súng vậy, có anh bắn chỉ quanh quanh 1 điểm rất nhỏ tuy nhiên điểm bắn lại cách tâm hơi xa - anh này có khả năng "sửa" được. Nhưng với anh bắn "tóe loe", các điểm bắn rời rạc thì khó nhé. Quay lại việc đo, làm sao bạn biết kết quả đúng là 30? Để bạn cho rằng bạn có kết quả trung bình gần 30 hơn nên bạn "tốt" hơn? như vậy ngay đầu tiên người ta thấy phép đo 1 CHẮC hơn! Và do vậy chữ "tốt" trở lên rất tương đối. Trong tiếng Anh có 2 từ là "accuracy" và "pricision" để đại diện cho 1 anh trung bình và 1 anh chụm tốt hơn!
 

TYA

Well-Known Member
Chưa hẳn đúng TYA nhé! Mình dùng từ "tốt" thay vì chữ "chính xác" là có ý của nó! Cái này cũng giống như mấy anh bắn súng vậy, có anh bắn chỉ quanh quanh 1 điểm rất nhỏ tuy nhiên điểm bắn lại cách tâm hơi xa - anh này có khả năng "sửa" được. Nhưng với anh bắn "tóe loe", các điểm bắn rời rạc thì khó nhé. Quay lại việc đo, làm sao bạn biết kết quả đúng là 30? Để bạn cho rằng bạn có kết quả trung bình gần 30 hơn nên bạn "tốt" hơn? như vậy ngay đầu tiên người ta thấy phép đo 1 CHẮC hơn! Và do vậy chữ "tốt" trở lên rất tương đối. Trong tiếng Anh có 2 từ là "accuracy" và "pricision" để đại diện cho 1 anh trung bình và 1 anh chụm tốt hơn!
Don't agree.
Giá trị của phép đo phải gần với thực tế. Đó là điều quan trọng nhất.
Cái thước 30.2 là tốt, dùng được trong thực tiễn, ko phải sửa (chỉ cần hai chữ : cảnh giác). Khi đo mà kq ko ổn định thì phải lấy nhiều lần để chọn trung bình, đấy là nguyên tắc rồi.
Chẳng hạn 30+ -0.3 mà ta đo 28.4 rồi lại 30.2....

Cái thước 30.8 là vứt đi. Đo lần 1 thấy 30.7 đo lần 2 thấy 30.9 chắc là độ cảnh giác ko cao bằng vì hai phép đo gần nhau(để khách quan hãy đặt ra hoàn cảnh 1 anh công nhân cầm sản phẩm và hai thước kia, ko hề biết bao nhiêu là đạt OK. Anh ta lấy ngay kq 30.7 hoặc 30.9 hoặc trung bình cho mà xem.)

Ở đây phải xét theo quan điểm là biết kq hay ko biết. Như paven thì chủ động đưa ra kq thì phải chọn cái thước 30.2.
Còn với người ko biết trước thì thấy 30.8 có vẻ "tin cậy" và sẽ sai lầm chọn nó.

Ý paven là lấy thước 30.8 xài và tự trừ đi 0.8 à
 

paven8880

Active Member
Author
Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Mình không nói "nó" là "thước" nhé! Nó là "phép đo"! Và mình cũng không nói cái nào "tốt" hơn. Nhưng mình "yêu" phép đo 1 hơn. Phép đo có giá trị sai lệch "cứng" là 0.8 và 0.2 Cái này ta có thể kiểm soát và điều chỉnh được. Nhưng giá trị +/-0.2 và +/- 0.5 đó là ngẫu nhiên rất khó nắm bắt.
 

TYA

Well-Known Member
Mình không nói "nó" là "thước" nhé! Nó là "phép đo"! Và mình cũng không nói cái nào "tốt" hơn. Nhưng mình "yêu" phép đo 1 hơn. Phép đo có giá trị sai lệch "cứng" là 0.8 và 0.2 Cái này ta có thể kiểm soát và điều chỉnh được. Nhưng giá trị +/-0.2 và +/- 0.5 đó là ngẫu nhiên rất khó nắm bắt.
Nếu paven mà bán vàng thì mình tới mua ngay :D
 
N

ngochoi

Ðề: Những câu đố nho nhỏ về Đo!

Muốn đo 1 kích thước (giả sử có giá trị chính xác là 30mm). Ta có 2 phép đo. Sau khi tiến hành các lần đo của cả 2 phép đo ta cho các giá trị đo được như sau: Phép đo 1 đo được giá trị 30.8 +/- 0.2mm và phép đo 2 là 30.2 +/- 0.5 mm.
Phép đo nào tốt hơn???
Phép đo 30.8 +/-0.2 mm tốt hơn, vì dung sai 2 lần đo gần nhau hơn, còn con số 30.8 là con số danh nghĩa do sai số dụng cụ đo!
 
Top