L

litec75

Cám ơn anh DCL đã post bài thân cột
Em gửi lên cái đế cột nhờ các bạn xem và cho ý kiến về phương pháp và các lệnh sử dụng
Có cách nào để đưa bán kính uốn vào không?


 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Thiết kế chân cột làm như cậu cũng được, nhưng lại không có các kích thước bán kính uốn, thực ra là đối với chi tiết gia công bằng phương pháp biến dạng và cụ thể là chi tiết ít quan trọng như thế này, nhiều khi người ta không quan tâm tới những tiểu tiết như vậy. Tuy nhiên, nếu muốn, ta có thể dựng hình theo kiểu khác, cũng rất đơn giản như sau:

1. Dựng tấm đáy vuông, với chiều dày của tấm phôi và các kích thước thích hợp:


2. Thêm phần nhô lên bằng lệnh Extrude một biên dạng tròn và có độ dốc:




3. Dùng lệnh Fillet để tạo các góc lượn với bán kính cần thiết:



4. Dùng lệnh Shell để làm thành kết cấu vỏ:



5. Dùng lệnh Extruded Cut để cắt lỗ đa giác, các lệnh cụ thể có trên Panle như minh họa:




Chỉ có thế thôi, rất dễ và khá nhanh!
 
Lượt thích: umy
L

litec75

Thiết kế chân cột làm như cậu cũng được, nhưng lại không có các kích thước bán kính uốn, thực ra là đối với chi tiết gia công bằng phương pháp biến dạng và cụ thể là chi tiết ít quan trọng như thế này, nhiều khi người ta không quan tâm tới những tiểu tiết như vậy.
Cám ơn anh DCL đã nhiệt tình giúp đỡ ,đúng như anh nói đối với sản phẩm này không cần phải làm phức tạp như vậy,nhưng em muốn đưa lên là để tìm hiểu thêm về công cụ dập sau này áp dụng vào sản phẩm khác nữa vì vậy rất mong nhận được sự giúp đỡ,chỉ bảo của anh và các bạn trong diễn đàn
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Cám ơn anh DCL đã nhiệt tình giúp đỡ ,đúng như anh nói đối với sản phẩm này không cần phải làm phức tạp như vậy,nhưng em muốn đưa lên là để tìm hiểu thêm về công cụ dập sau này áp dụng vào sản phẩm khác nữa vì vậy rất mong nhận được sự giúp đỡ,chỉ bảo của anh và các bạn trong diễn đàn
Làm như cậu là OK rồi đấy.

Cậu lưu ý rằng khi chọn phương pháp gia công biến dạng thì mỗi vật liệu lại có khả năng đàn hồi và biến dạng dẻo khác nhau. Khái niệm dẻođàn hồi hình như có người chưa phân biệt rõ, mặc dù đó là những tính chất rất khác nhau.

Ví dụ 1: ang-ti-mon dù không cứng nhưng khá giòn, nó không chịu được biến dạng nên rất dễ gãy vỡ, vậy thì nó kém tính dẻo. Ngược lại, thép dù rất cứng, nhưng ta có thể uốn cong hoặc đập mỏng nó được, vậy là nó có tính dẻo. Như vậy tính dẻo không liên quan gì đến độ cứng của vật liệu.

Ví dụ 2: Đồng khá cứng, nó bị biến dạng khi có ngoại lực và khi không còn ngoại lực nữa, nó vẫn giữ trạng thái biến dạng đó, vậy là đòng không đàn hồi. Cao su mềm hơn, nó cũng bị biến dạng khi có ngoại lực nhưng khi không còn ngoại lực nữa, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu, vậy là cao su có tính đàn hồi.

Vậy là tính dẻo và tính đàn hồi trái ngược với nhau, dù rằng chúng không liên quan gì đến độ cứng của vật liệu (nói một cách chính xác thì có, nhưng đó lại là vấn đề khác). Nếu vật liệu có tính dẻo cao thì tính dàn hồi thấp và ngược lại. Thực tế chẳng có vật liệu nào tuyệt đối dẻo hay tuyệt đối đàn hồi cả, người ta có các chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá các tính chất này của mỗi vật liệu. Khi thiết kế chày - cối dập, cậu nhớ lưu ý những thông số này để khỏi bất ngờ trước kết quả đo được trên sản phẩm.

Sau khi tính toán, cậu nên làm thử nghiệm để thấy sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế rồi hiệu chỉnh lại cho phù hợp. Việc sai lệch giữa tính toán lý thuyết và kết quả thực tế dĩ nhiên không phải là do lý thuyết sai mà do điều kiện thực nghiệm không giống với điều kiện xây dựng lý thuyết, điển hình trong trường hợp này là loại thép cậu mua trên thị trường không có các tính năng giống hệt như trong quảng cáo chào hàng và cậu nạp bừa một số giá trị không đúng với thực tế để tính toán.

Trong công việc, nếu có vướng mắc gì thì cậu cứ post lên diễn đàn để mọi người tham góp nhé!

Chúc thành công!
 
L

litec75

@ anh DCL và các bạn
Ở ví dụ trên em dùng 1 điểm và bán kính vùng dập tuy nhiên gặp 1 số vướng mắc sau
-Vì cần vùng dập nằm đúng tâm nên em phải mở thêm 1 sketch để vẽ 1 điểm tâm sau đó chọn nó làm tâm để dập (vì khi vẽ em thấy nếu chọn 1 điểm bất kỳ thì sau khi dập xong thường bị xiên lệch,phần côn bên dài bên ngắn khác nhau),vậy có cần phải vẽ thêm điểm đó không
-Nếu muốn dập theo 1 biên dạng bất kỳ thì phải làm thế nào (cũng ví dụ trên em vẽ thêm 1 đường tròn và chọn nó làm biên dạng dập nhưng chưa được)
-Khi ta đã thiết kế xong bộ khuôn dập (VD:cái đế này) ta có thể dùng lệnh Indent không,cách dùng lệnh này như thế nào?
Mong nhận được sự giúp đỡ của anh và các bạn.
 
Last edited by a moderator:
Xin cho em hỏi cách lấy bánh răng này ạ ........với thông số như thế này


em vào thư viện để lấy bánh răng nhưng ko được như ý muốn còn 1 số thông số trong bảng em ko hiểu mong mọi người giúp đỡ ạ

_Gear's No.of Teeth :
_Face With : chiều rộng của bề mặt răng thì tính theo mặt nào ạ
_Hub Diameter : ko hiểu là đường kính gì
_ Mounting Distance : khoảng cách gì ạ
_Norminal Shaft Diam : ?????
_key way : ????

mong mọi người giải thích giúp em với ạ ( đây là bánh răng trong hộp tốc độ các kích thước đc thiết kế trên inventor ....em đang tự học solidwork .....bác nào có bản vẽ kích thước các chi tiết của hộp tốc độ bằng solid cho em xin với dể em vẽ và lắp gép được ko ạ ........mail của em là : truong_money@yahoo.com.vn em xin cám ơn nhiều ạ )
 
Hub Diameter:chắc là kích thước trục để lắp bánh răng lên đó
Mounting Distance :khoảng cách mặt lắp ghép
key way :rãnh then

-->em tra từ điển thì như thế nhưng nghĩa nó có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh :D
 
Hub Diameter:chắc là kích thước trục để lắp bánh răng lên đó
Mounting Distance :khoảng cách mặt lắp ghép
key way :rãnh then

-->em tra từ điển thì như thế nhưng nghĩa nó có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh :D


thanhk anh đã trả lời em làm được rồi ( dùng Geartrax 2006 làm ra rồi ạ )bác tuongx hình như học K48 ?????
 
Toolbox

Chào các bác. Em cài Solidword 2007, nhưng khi vào thư viện mục Toolbox thì ko thấy có, có dòng chữ Toolbox either not installed or not currently added in. Còn các phần khác trong thư viện thì vẫn có, các bác cho em hỏi sao lại vậy.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Thông báo đó cho biết hoặc là bạn chưa cài đặt Toolbox hoặc là bạn chưa "bật" Add Ins này ra.

Bạn xem thêm trang 3 của chuyên mục này nhé!
 

QuyenQCM

Active Member
Last edited:
D

dongdu2907

Câu 3 à !
Các bước để xây dựng được solid part document (tạo thư viện) ?
:D ;D :D
Theo mình để tạo thư viện thì bạn phải qua môt quá trình vẽ lâu dài sau đó tổng hợp lại thành 1 thư viện chi tiết theo ý mình. Vì vậy khi cần thiết ta chỉ cần lấy ra và liên kết chúng lại theo ý mình .Thư viện loại này chủ yếu mang tính cá nhân. Mình cũng đã làm theo kiểu như vậy rồi in thành dĩa rất thuận tiện.
 
Bác DCL và mọi người chỉ giúp cách tính diện tích bề mặt và khối lượng (thể tích) trong SW2k7 với
Đầu tiên mở Part cần tính
Bạn vào Tool --> Mass properties sẽ xuất hiện bang thuộc tính:
...
Mass: Khối lượng
Volume: thể tích ( mặc định là mm(3) )
Surface area: diện tích bề mặt ( chú ý là cả bề mặt trong và ngoài)

Chú ý: khi tính nhớ thay đổi tỷ trọng (density) tùy theo vật liệu
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Bác DCL và mọi người chỉ giúp cách tính diện tích bề mặt và khối lượng (thể tích) trong SW2k7 với
Tính diện tích các bề mặt: Dùng công cụ menu Tools, Measure...

Nếu chọn một bề mặt: có kết quả diện tích và chu vi bề mặt đó:



Nếu chọn hai bề mặt: có kết quả khoảng cách và tổng diện tích các bề mặt này:



[LEFT]Nếu chọn hơn 2 bề mặt, có tổng diện tích:



[LEFT]Đơn vị đo do người dùng tự chọn. Công cụ này có thể giúp tính chính xác lượng sơn cần dùng để phủ kín các bề mặt cụ thể.

Tính khối lượng và tổng diện tích: Dùng công cụ menu Tools, Mass Properties...



[LEFT]Hộp thoại này còn thông báo các thông số khác như tọa độ trọng tâm, moment quán tính theo gốc tọa độ hoặc theo trọng tâm.

Ta có thể tùy chọn hệ đơn vị đo và đặt giá trị khối lượng riêng.
[/LEFT]

[/LEFT]
[/LEFT]


 
D

dongdu2907

;D chết thật, xin lỗi chưa hướng dẫn cụ thể
Thế này nhé:
- Bước 1: Vào assembly mà bạn muốn lắp bánh răng,
- Bước 2: Nháy vào design library (bên phải màn hình) để hiện bảng design library

- Bước 3: Trong bảng đó chọn toolbox - din - power tranmission - gear

- Bước 4: Chọn loại bánh răng bạn muốn, giữ chuột, kéo ra ngoài màn hình làm việc, nhả ra.
- Bước 5: Bên trái màn hình hiện lên bảng thông số để chọn (từ trên xuống) 1. modun, 2. số răng, 3. góc áp lực, 4. bề rộng bánh răng, 5. kiểu moay ơ, 6.đường kính trục, 7. kiểu then, 8. số răng thể hiện, 9. tên, 10. ghi chú.

.. Nếu trong quá trình làm việc muốn thay đổi bánh răng theo tiêu chuẩn thì chọn bánh răng, nháy chuột phải, chọn edit toolbox definition và chọn lại thông số.
Các chi tiết tiêu chuẩn khác bạn làm tương tự.
Bác cho em hỏi , em đang xài SOLID2006 thì thư viện về bánh răng không đầy đủ như hình bác post lên đúng ko ạ hay do em cài bị thiếu vậy bác
 
P

plutotn

bản vẽ như thế chưa đúng rồi
thiếu nhiều kích thước lắm
ví dụ:
anh nói đúng,em đếm sơ sơ thấy thiếu khoảng 6 kích thước :9:
Tiện đây chú DCL cho cháu hỏi,cháu mới học SW, cháu thấy khi làm các điều kiện rằng buộc giữa các vật thể, ví dụ như bu lông với đai ốc thì cháu chỉ cho chung "tiến thẳng" vào nhau thôi, còn các bạn của cháu nói có thể làm bu lông xoay tròn khi tiến vào đai ốc, xin hỏi chú có làm đc như thế ko ạ?nếu làm đc xin chú hướng dẫn cho cháu :D, để nhìn cho đẹp hơn :D
p/s : bu lông này có ren chứ ko phải chỉ là hình dáng bu lông "tròn trịa" đâu :D
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@Plutotn: Bạn đọc các bài thảo luận liên quan tại đây:

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3991

Trong trường hợp bạn muốn tạo các hiệu ứng hình ảnh và chuyển động đẹp mắt, bạn nên cân nhắc sử dụng các ứng dụng đồ họa kiểu 3DMax. Ở trong kỹ thuật, tôi không thấy có nhu cầu tạo ra mô hình bu-lông và ê-cu có răng như thật và cho chúng chuyển động như thật để làm gì!
 
Top