DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Các bạn thân mến,

Tiếp thu góp ý của thầy ME và một số bạn, tôi xin mở chủ đề này để trong quá trình thực hành thiết kế với phần mềm SW, chúng ta cùng nêu lên những vướng mắc mà mình gặp phải và trao đổi với nhau những kinh nghiệm tháo gỡ.

Tôi cũng sẽ cố gắng biên soạn một số bài hữu ích và post theo từng chủ đề riêng để chúng ta dễ thảo luận tập chung theo từng chủ đề đó.

Rất mong các bạn ủng hộ bằng cách tham gia nhiệt tình với tinh thần cởi mở và xây dựng.

Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
anh à khi mình cái solidwork thì tùy từng modul thì nó sẽ tích hợp các phần cosmos khác nhau đúng ko?Em dùng modul standard nên ko có cosmosmotion và cosmoswork
 
Xin được đưa ra câu hỏi đầu tiên:
- Làm thế nào giữ được các quan hệ inplace trong assemly khi dùng smart component, sub-assembly cũng như khi copy, mirror các cụm chi tiết chứa các inplace trong assembly.
Cám ơn mọi người ! ;D
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ngô văn hiến viết:
Xin được đưa ra câu hỏi đầu tiên:
- Làm thế nào giữ được các quan hệ inplace trong assemly khi dùng smart component, sub-assembly cũng như khi copy, mirror các cụm chi tiết chứa các inplace trong assembly.
Cám ơn mọi người ! ;D
Khái niệm về InPlace:

Khi ta thiết kế một part mới trong môi trường Assembly, việc đầu tiên là phải chọn một mặt phẳng để xác định Front Plane cho part mới này. Mặt phẳng được chọn có thể là một trong số các Plane hoặc các bề mặt phẳng trên một trong số các chi tiết có sẵn trong Assembly. Khi đó, SW sẽ tự động gán một quan hệ cố định vị trí giữa part mới và mặt phẳng được chọn kể trên, quan hệ đặc biệt này được gọi bằng thuật ngữ InPlace.

Dưới đây là một Assembly, gồm khối hộp vàng đã được thiết kế trong môi trường Part và khối hộp xanh được thiết kế trong môi trường Assembly này, với mặt phẳng được chọn để chèn là mặt đáy của khối hộp vàng. Ta thấy trong thư mục Mate có tương quan InPlace (Part<1>, Part<2>).


Khi chèn Assembly gồm hai khối hộp này vào một Assembly khác, tương quan InPlace đó vẫn được bảo toàn, tức là hai khối hộp bị gắn cứng với nhau, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Song, bây giờ nếu ta dùng lệnh Mirror để tạo một bản sao của hai khối này thông qua một mặt phẳng thì xảy ra hai khả năng:

Thứ nhất: nếu ta dùng tùy chọn Instanced component is used on both sides thì các khối hộp được sao chép vẫn bảo toàn tương quan InPlace, nhưng vị trí của chúng dường như lệch lạc chứ không thẳng thắn như ta hy vọng. Vấn đề ở chỗ: với tùy chọn này, lệnh Mirror chỉ có thể làm đối xứng khối tâm của các cụm chi tiết mà thôi chứ không làm kiểu soi gương được, vì muốn thế thì phải dùng tùy chọn thứ hai dưới đây.


Thứ hai: nếu ta dùng tùy chọn Mirrored component has left/right version thì khi đó ta có mô hình đối xứng gương thực sự. Bản chất là SW đã tự động tạo ra một Assembly nữa đối lập với Assembly con mà ta đưa vào tổ hợp mẹ. Bản Assembly mới này chỉ đơn thuần sao chép các thuộc tính hình học của bản gốc mà không quan tâm tới các feature đã tạo ra bản gốc và làm nghịch đảo tương quan lắp ráp mà thôi. Vì thế, không những nó không còn tương quan InPlace, mà mọi feature đều không tồn tại trong đó.


Đối với trường hợp Copy hoặc Array thì hoàn toàn bình thường, minh họa dưới cho thấy lệnh Array vẫn bảo toàn các InPlace cho các bản sao:

 
Last edited by a moderator:
Câu 2 ạ ! ;D
Nhiều khi ta sử dụng lựa chọn normal to trong view toolbar gặp trục trặc về góc hiển thị không như ý trong assembly (bị đảo ngược với phương mà mình muốn nhìn ), cái lệnh thì cháu chưa kiểm soát đượt, vậy nhờ chú DCL và các anh em chỉ giúp phương thức hoạt động khi mình lựa chọn normal to trong assembly (các hệ trục của từng chi tiết là lung tung). Không biết có phụ thuộc vào hệ trục của chi tiết đầu tiên mà ta đưa vào không ?
 

QuyenQCM

Active Member
xin hỏi chú DCL là trong bản vẽ lắp mà trong đó cũng chứa các bản vẽ lắp các cụm chi tiết nhỏ hơn tại sao ta không thể xoay...các cụm chi tiết đó đc.nó như là 1 khối không dịch chuyển đc,mặc dù ta mở riêng bản vẽ lắp của nó ra thi xoay dịch chuyển vo vo,có cách nào khắc phục sự cố này không ạ,vì trên 1 bản vẽ lắp tổng thể của 1 cái máy lớn mà ghép từng chi tiết 1 sẽ rất lâu và trong khi đó có rất nhiều cụm chi tiết giống nhau.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ngô văn hiến viết:
Nhiều khi ta sử dụng lựa chọn normal to trong view toolbar gặp trục trặc về góc hiển thị không như ý trong assembly (bị đảo ngược với phương mà mình muốn nhìn )... Không biết có phụ thuộc vào hệ trục của chi tiết đầu tiên mà ta đưa vào không ?
Nếu đưa chi tiết máy đầu tiên vào một Assembly theo cách bình thường thì hệ tọa độ của chi tiết máy này được dóng trùng khớp hoàn toàn với hệ tọa độ của Assembly. Nếu không muốn như vậy, ta cần "thả nổi" chi tiết đầu tiên bằng lệnh Float trong trình đơn chuột phải, rồi dóng tọa độ của nó theo cách ta muốn.

Không riêng gì trong Assembly mà ngay cả trong Part, nhiều khi trong lúc hiệu chỉnh một sketch và dùng cổng nhìn trực diện nhờ lệnh Normal To, ta thấy cổng nhìn bị lật ngược hướng hoặc xoay một góc cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ, dù rằng nó vẫn cứ là trực diện. Có những cách để có được góc nhìn theo ý mình như sau:

1. Nhấn nút công cụ Normal To lần nữa để lật cổng nhìn từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước (SW 2006 trở đi).
2. Giữ ALT + một trong 2 phím mũi tên -> hoặc <- để xoay cổng nhìn theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
3. Giữ Ctrl + một trong các phím mũi tên để di chuyển cổng nhìn theo kiểu Pan.
4. Giữ Shift + một trong các phím mũi tên để xoay cổng nhìn theo kiểu Rotate.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
QuyenQCM viết:
xin hỏi... trong bản vẽ lắp mà trong đó cũng chứa các bản vẽ lắp các cụm chi tiết nhỏ hơn tại sao ta không thể xoay...các cụm chi tiết đó đc.nó như là 1 khối không dịch chuyển đc,mặc dù ta mở riêng bản vẽ lắp của nó ra thi xoay dịch chuyển vo vo,có cách nào khắc phục sự cố này không ạ,vì trên 1 bản vẽ lắp tổng thể của 1 cái máy lớn mà ghép từng chi tiết 1 sẽ rất lâu và trong khi đó có rất nhiều cụm chi tiết giống nhau.
Về vấn đề các chi tiết máy trong tổ hợp con bị gắn cứng với nhau trong tổ hợp mẹ và cách giải quyết thì QuyenQCM xem bài này nhé: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3772&highlight=sub-assembly

Việc chèn nhiều cụm chi tiết giống nhau vào một tổ hợp mà vẫn muốn chúng hoạt động bình thường thì Quyền cứ chèn từng chi tiết cho một cụm trước, gán các tương quan và ràng buộc cho chúng để cụm này hoạt động được trong tổ hợp mẹ, sau đó dùng lệnh Component Pattern trong menu Insert mà sắp đặt chúng theo ý (một lệnh duy nhất cho toàn bộ cụm đấy nhé, làm riêng từng lệnh cho mỗi chi tiết thì tớ không chịu trách nhiệm đâu!).
 
Last edited:

QuyenQCM

Active Member
thank chú DCL rất nhiều
 
Câu 3 à !
Các bước để xây dựng được solid part document (tạo thư viện) ?
:D ;D :D
 
Câu 4 ạ !
Hôm trước offline, quán triệt tinh thần của chú DCL, ;D cháu quyết định dùng luôn solid để quản lý bản vẽ 2d (trước cháu xuất sang auto cad), có chỗ chưa rõ lắm mong chú và mọi người chỉ giúp:
ở hình chiếu "model view" cháu muốn cắt bỏ 1/4 + gạch mặt cắt (khi dùng broken out section đường skecth lại luôn là spline do vậy không làm được như yêu cầu)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ngô văn hiến viết:
Câu 3 à !
Các bước để xây dựng được solid part document (tạo thư viện) ?
:D ;D :D
Xây dựng thư viện Part giống hệt như khi thiết kế chi tiết máy trong cửa sổ Part, sau đó lưu vào một vị trí do người dùng quy định tại một thư mục nào đó. Nếu muốn truy xuất cả thư mục hoặc chỉ vài part nào đó từ Design Library (trong Task Pane) thì chỉ cần chọn nhãn Design Library trong Task Pane, nhấn công cụ Add File Location, trong hộp thoại Choose Folder, hãy tìm đến vị trí có thư mục chứa các part cần dùng làm thư viện rồi OK. Như vậy là trong Task Pane, tại nhãn Design Library, ta thấy xuất hiện thêm shortcut thư mục mới mà ta muốn dùng nó làm thư viện Part.

Có điều cần lưu ý là một khi đã định xây dựng Part thành thư viện thì nó phải được thiết kế rất chuẩn mực và hoàn toàn tham biến, nghĩa là khi chỉnh sửa một vài tham số nào đó, ta phải nhận được kết quả như mong muốn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ngô văn hiến viết:
Câu 4 ạ !
Hôm trước offline, quán triệt tinh thần của chú DCL, ;D cháu quyết định dùng luôn solid để quản lý bản vẽ 2d (trước cháu xuất sang auto cad), có chỗ chưa rõ lắm mong chú và mọi người chỉ giúp:
ở hình chiếu "model view" cháu muốn cắt bỏ 1/4 + gạch mặt cắt (khi dùng broken out section đường skecth lại luôn là spline do vậy không làm được như yêu cầu)
Cậu lại "bảo hoàng hơn nhà vua" rồi, tớ có xui cậu thế đâu? Bản thân tớ vẫn dùng đồng thời cả hai thằng này, vì mỗi thằng có thế mạnh riêng.

Tuy vậy, những gì có thể chuyển về SW thuận lợi thì vẫn nên chuyển. Lưu ý rằng một tập hợp tài liệu hoàn chỉnh cho một thiết kế bao gồm một số Assembly, Part và Drawing. Do vậy nên lập từng thư mục riêng cho mỗi thiết kế để tránh tham chiếu lung tung, râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Việc thể hiện mặt cắt cho 1/2 mô hình cần chút mẹo nhỏ, chẳng hạn ta cần tạo bản vẽ cho chi tiết máy thế này:


Ta chèn hình chiếu đứng vào Drawing:


Do cậu không thích có đường spline phân chia phần cắt và phần không cắt, cậu hãy vẽ một đường thẳng làm ranh giới và một cung tròn để nối kín hai mút lại, chúng phải tạo thành đường khép kín:


Hãy chọn một trong hai đường này trước, rồi mới chọn công cụ Brocken-out Section, nạp giá trị chiều sâu (Depth), ta có ngay:


Nếu nét đậm đi trùng với đường tâm làm cho cậu khó chịu, hãy dấu nó đi bằng cách chọn đường này, right-click và chọn Hide Edge:


Sau đó cậu dùng công cụ Centerline trong thanh Annotation (chứ không phải trong thanh Sketch đâu) để chèn đường tâm cho hình biểu diễn:


Những việc khác như chèn kích thước, ghi chú... chắc cậu quá thạo rồi.
 
Hình như có mỗi mình hỏi, ngượng quá :-[ ;D !
Đây là câu thứ 5 trong topic này rồi: chẳng là ở phòng trưởng phòng thì dùng solidworks 2008 còn ae trong phòng lại dùng solidworks 2007, loay hoay tìm mãi mà chưa biết cách covert từ solid208 sang 207, chú DCL và ae chỉ giúp !
cám ơn !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Cái anh SW có những chiêu tiếp thị rất lạ lùng, một trong những trò bắt người dùng phải nâng cấp sản phẩm là không cho convert tài liệu lùi về những phiên bản sớm hơn. Nếu bạn muốn mở một file SW thì bạn phải có phiên bản đã được dùng để tạo ra nó hoặc muộn hơn. Ngay cả khi, ví dụ, bạn thiết kế trong SW2003 và mở nó bằng SW2006 rồi nếu đã chót lưu nó tại đây thì bạn cũng sẽ không thể dùng SW2003 để mở lại được.

Với tập tin Part, cách duy nhất (theo tôi) là đành Save As sang định dạng khác (*.ACIS, *.IGES vân vân) rồi mới có thể dùng SW cũ hơn để mở. Nhưng khi đó, SW hiểu đây là mô hình nhập, chẳng có Feature nào trong cây thiết kế, giúp bạn hiệu chỉnh mô hình này cả.

Bạn xem thêm bài FeatureWorks để có thể khôi phục lại các Feature.

Dùng nhiều thì thắc mắc nhiều, hỏi nhiều thì biết nhiều. Hiến đừng có ngại hỏi, có thể các bạn khác còn "bẽn lẽn" nên giữ ý chưa tham gia đấy thôi. Khi mọi người đã trở nên quen biết nhau hơn thì sẽ cởi mở hơn. Chúng ta cứ tạo điều kiện để mọi người bớt ngượng bằng cách hỏi và đáp thật nhiều.
 
B

buihungkaifa

Các bạn giúp đỡ mình với ? Khi mình thiết kế bằng sokidworks mà muốn chuyển sang Mestrcam, hay autocad hoặc ngược lại thì phải làm như thế nào ?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
SolidWorks có thể xuất tập tin theo hầu hết định dạng CAD/CAM phổ biến hiện nay, bạn chỉ cần biết ứng dụng đích có khả năng mở những tập tin có định dạng gì thì dùng SolidWorks xuất ra định dạng tương ứng là được.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
chaungage viết:
Ae nao biet cach mo phong bang tai k,giup minh voi.Thanks
Chắc bạn muốn nói đến việc mô phỏng chuyển động của băng tải? Trong quá trình làm việc, mỗi đoạn băng tải sẽ lần lượt bị uốn cong rồi duỗi phẳng khi đi qua các con lăn ở hai đầu khung băng tải (khi đi qua các con lăn đỡ thì mức độ uốn và duỗi ít hơn, nhưng vẫn có).

SolidWorks là phần mềm mô hình hóa 3D vật thể rắn, các phiên bản hiện nay chưa có chức năng mô phỏng quá trình đàn hồi của vật liệu. Tôi cũng không nghĩ rằng những phiên bản tương lai của SW sẽ có chức năng này. Để khảo sát động lực học các quá trình biến dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực, hiện nay có khá nhiều phần mềm FEM cho phép mô phỏng và tính toán. Nhưng ngay cả như vậy, bạn đừng hy vọng nó sẽ tạo ra một hoạt cảnh băng tải chuyển động như thật, những ứng dụng này sẽ cho bạn thấy trong quá trình làm việc thì các thành phần ứng suất, sức căng và biến dạng của băng tải sẽ ra sao tùy theo tốc độ, độ dốc, tải trọng v.v...

Thực tế thì với hệ thống băng tải bình thường và trên đó không chở vật liệu thì những cái giúp ta biết rằng nó đang hoạt động chính là những khiếm khuyết trên bề mặt của băng tải hoặc con lăn, chúng là những điểm chuẩn để ta thấy có chuyển động tương đối giữa chúng với khung băng tải (tất nhiên còn có cả tiếng động của hệ thống cơ khí thiếu bôi trơn nữa). Trong đồ họa kỹ thuật, ta thường không mô tả những khiếm khuyết này, vậy thì làm sao có thể nhận biết rằng băng tải đang chạy? Để tạo hoạt cảnh băng tải hoạt động, bạn nên dùng những phần mềm Studio khác, nếu thực sự cần những hoạt cảnh đó.

Cuối cùng, bạn nên dùng chữ Việt có dấu khi tham gia diễn đàn nhé, quy định bắt buộc đấy!
 
Câu 6:
Bình thường khi thiết kế các chi tiết máy ta thường gán luôn vật liệu, nhưng trong một số trường hợp sản phẩm
(nhiều chi tiết) được tính theo cân ra tiền thì cần thiết kế xong cả sản phẩm rồi đặt cả vật liệu cho cả cụm và tính ra khối lượng như vậy sẽ tiện hơn.
Có điều trong cosmos thì chọn được vật liệu cho cả cụm vậy mà trong assembly thì tìm hoài không thấy. Nhờ chú DCL và anh em chỉ giúp !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Có lẽ các tác giả SW không thích "đại tiện" như vậy, khi gán vật liệu đồng loạt cho tất cả các chi tiết có trong một tổ hợp. Do đó, bạn phải chịu khó gán vật liệu cho từng chi tiết.

Tôi thấy như vậy cũng hợp lý, vì với đại đa số các tổ hợp, chúng bao gồm nhiều chi tiết máy khác nhau, được chế tạo từ những nguyên vật liệu khác nhau, nên không thể gán vật liệu đồng loạt được. Với số ít tổ hợp còn lại chỉ gồm có những chi tiết được làm từ cùng một loại vật liệu duy nhất, thì thường chỉ có ít chi tiết nên việc gán cho từng cái cũng không mất thời gian bao nhiêu.
 
Top