Những câu hỏi thường gặp về Cimatron (Phần 1)

Author
Phần 1 : Thông tin chung


Cimatron là phần mềm gì ?
Cimatron là một giải pháp CAD/CAM tổng thể dành cho ngành chế tạo khuôn nhựa, khuôn dập và gia công cơ khí.​

Sơ lược về hãng Cimatron
Năm 1982, hãng phần mềm Cimatron thành lập tại Israel. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Cimatron được đánh giá là 1 trong 10 nhà cung cấp giải pháp CAD/CAM hàng đầu thế giới. Hiện nay Cimatron đã có chi nhánh tại Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Ý, Trung Quốc cùng với hệ thống nhà phân phối, đại lý ở 40 quốc gia và hơn 40.000 license được bán ra trên toàn thế giới.​
Năm 2008, Cimatron mua lại hãng phần mềm Gibbs & Associates và hiện nay kinh doanh đồng thời 2 phần mềm Cimatron và GibbsCAM (phần mềm lập trình cho trung tâm tiện – phay nhiều trục, cắt dây WEDM)​
Năm 2010, doanh thu của hãng Cimatron là 36 triệu USD​
Năm 2011, Cimatron được đánh giá là một trong những công ty phát triển nhanh nhất về mặc công nghệ tại Israel.​
Lịch sử hình thành và phát triển của phầm mềm Cimatron
- 1984 : ra đời với tên gọi MicroCAD và MicroCAM
- 1990 : phát hành bản tích hợp và lấy tên chính thức là Cimatron IT
- 1999 : phát hành phiên bản CimatronE đầu tiên trên chạy trên nền tảng Windows
- 2005 : Cimatron giới thiệu tính năng Micro Milling
- 2011 : phát hành phiên bản Cimatron E10
- 2013 : phát hành phiên bản Cimatron E11

Những modul chính của Cimatron
Cimatron gồm 3 modul chính sau đây :
- MoldDesign : thiết kế khuôn ép nhựa
- DieDesign : thiết kế khuôn dập
- NC : lập trình gia công 2.5, 3, 4, 5 trục
Ngoài ra, Cimatron còn những modul nhỏ và 1 số
khác
- Electrode : thiết kế điện cực
- Shoes Express : thiết kế giày dép
- ReEnge : thiết kế ngược
- MoldQuote : phần mềm tính giá thành khuôn ép nhựa
- DieQuote : phần mềm tính giá thành khuôn dập
Lưu ý : đây không phải cách gọi tên các gói sản phẩm và
mở rộng của hãng Cimatron đối với phần mềm Cimatron mà chỉ là cách gọi tên thông thường để người dùng dễ hình dung các tính năng của Cimatron.


Mức độ phổ biến của Cimatron ở Việt Nam?
Do vào Việt Nam khá sớm nên Cimatron được dùng rất phổ biến đặc biệt là trong lĩnh vực lập trình gia công tại các công ty cơ khí, khuôn mẫu. Ngày nay, tuy đã phát hành đến phiên bản E11 nhưng vẫn còn một số lượng rất lớn người dùng phiên bản Cimatron IT 13 bởi tính ổn định, hiệu quả và yêu cầu cấu hình máy tính không cao.​
Ngoài ra Cimatron còn được giảng dạy chính thức tại một số trường Đại học như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TPHCM và dạy theo các khóa ngắn hạn tại các Trung Tâm CAD/CAM trong khắp cả nước​

Ưu điểm của Cimatron là gì ?
Cimatron có những ưu điểm nổi bật sau đây :
- Dễ dàng chuyển đổi dữ liệu giữa solid và surface
- Công cụ xử lí bề mặt phong phú nên việc xử lí dữ liệu nhập từ các phần mềm khác vào rất nhanh và hiệu quả
- Không yêu cầu mô hình hoàn toàn ở dạng solid khi làm khuôn và gia công
- Thư viện đầy đủ và có tính tùy biến cao
- Áp dụng templete trong hầu hết các môi trường nên rút ngắn được thời gian khi phải thực hiện những công việc mang tính chất lặp lại
- Có chiến lược chạy dao khi gia công rất hiệu quả

Cimatron có điểm nào hạn chế không ?
Cimatron có 3 điểm hạn chế :
- Công cụ vẽ đường spline còn thiếu nhiều tính năng nên khó kiểm soát đường curve được vẽ ra
- Khi xuất các mô hình 3D phức tạp ra các định dạng trung gian hay gặp lỗi hở hoặc biến dạng bề mặt
- Làm việc với bản vẽ 2D không được linh hoạt như AutoCAD

Cấu hình máy tính chạy Cimatron (bản E10)

Cimatron có bản 64bit không ?
Có. Kể từ Cimatron E9, hãng Cimatron phát hành phiên bản 64bit để tối ưu hóa hiệu suất làm việc trên những máy tính có cấu hình cao.​

Cimatron hỗ trợ những ngôn ngữ nào ?
Tính đến nay, Cimatron đã hỗ trợ các ngôn ngữ : Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc​


Có thể cài chung nhiều bản Cimatron trên cùng một máy tính không ?
Có thể. Người dùng có thể cài chung các phiên bản Cimatron E8, Cimatron E9 và Cimatron E10 lên cùng một máy tính.​

Có phải Cimatron hay gặp vấn đề với card màn hình dùng GPU của ATI ?
Không đúng. Mặc dù Cimatron khuyến cáo người dùng sử dụng card màn hình nVIDIA nhưng Cimatron vẫn có thể chạy được trên những hệ thống dùng card màn hình ATI (AMD)​

Bộ đĩa cài đặt Cimatron có thể được download trên internet không ?
Có thể. Hiện nay VPĐD SAEILO Việt Nam đã cập nhật tất cả các bản cài đặt Cimatron kèm theo thư viện catalog và bộ tutorial tiêu chuẩn của hãng lên internet. Trong trường hợp chưa có bộ đĩa cài đặt, người dùng có thể download những bộ đĩa này về và cài đặt bình thường.​

Cách kí hiệu những bản cập nhật của Cimatron
Cimatron kí hiệu bản cập nhật theo các kí tự SP (service pack) và P (patch) trong đó P là những bản cập nhật nhỏ và SP là những bản cập nhật lớn. Ví dụ, bản Cimatron E10 sau khi phát hành bản chính thức, nó lần lượt được cập nhật bản Cimatron P1, Cimatron P2 … Cimatron P5 rồi đến Cimatron SP1, Cimatron SP1P1, Cimatron SP1P2 …​
Những bản SP thường chứa luôn những bản P trước đó. Do đó, nếu người dùng đã cập nhật bản SP thì không cần cập nhật các bản P​

Chức năng Pack/Unpack dùng để làm gì ?
Đây là chức năng nén và giải nén được tích hợp ngay trong phần mềm Cimatron nhằm mục đích tạo sự tiện lợi cho cho việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu
- Pack dùng để gom tất cả các tập tin trong một dự án thiết kế (ví dụ một bộ khuôn) thành một file duy nhất
- Unpack : giải nén những tập tin đã được nén vào một thư mục do người dùng chỉ định

Tập tin thiết kế trên phiên bản mới có thể mở được trên phiên bản cũ hơn không
Rất tiếc là không. Cách duy nhất là phải chuyển sang những định dạng trung gian​

Cimatron hỗ trợ nhập và xuất bao nhiêu kiểu dữ liệu ?
Tính đến nay, Cimatron hỗ trợ nhập và xuất những kiểu dữ liệu sau đây :


Hoàng Khương

Những thông tin trên đây phản ánh những kiến thức cá nhân về phần mềm Cimatron, được viết với mục đích giải đáp những thắc mắc thường gặp của người dùng. Nó không phải là thông tin chính thức từ hãng Cimatron và có thể thay đổi mà không cần báo trước
 
Last edited:
Top