Những câu hỏi thường gặp về Cimatron (Phần 4)

Author
Phần 4 : Thiết kế khuôn dập


Cimatron thiết kế được những loại khuôn dập nào ?
Cimatron thiết kế 2 loại khuôn chính là khuôn dập liên hoàn (progressive die) và khuôn dập theo từng công đoạn (Transfer die). Tất nhiên, nó cũng thiết kế được những loại khuôn dập đơn giản hơn như Trimming die, blanking die …​

Khuôn dập liên hoàn thiết kế trong Cimatron gồm những công đoạn nào ?
Quá trình thiết kế khuôn dập liên hoàn trong Cimatron được chia thành 3 bước chính​
- Forming : chuyển mô hình 3D thành dạng phẳng nhờ các công cụ trải hình
- Stripping : bố trí các bước trải hình lên tấm phôi và thiết kế lỗ định vị, biên dạng chày cắt
- Dietool : thiết kế hoàn chỉnh bộ khuôn với đầy đủ chày cối và thư viện áo khuôn

Người dùng có cần thiết mua đủ cả 3 modul nói trên mới có thể thiết kế khuôn dập không
Không. Tùy vào yêu cầu công việc mà người dùng có thể lựa chọn từng module hoặc mua toàn bộ.​

Cimatron có thư viện dùng cho thiết kế khuôn dập liên hoàn không ?
Tất nhiên là có. Cimatron có sẵn thư viện áo khuôn và một số bộ chày cối tiêu chuẩn. Tuy nhiên người dùng có thể tạo thêm để dùng cho đúng với kết cấu khuôn thường được sử dụng tại công ty. Cimatron cung cấp những công cụ đủ mạnh để người dùng tạo ra những thư viện hoàn toàn giống với thư viện được Cimatron cung cấp sẵn.​

Vì sao phải dùng lệnh Skin trước khi trải hình ?
Khi trải tấm, để đơn giản Cimatron chỉ làm việc trên một bề mặt do đó người dùng phải chuyển mô hình từ dạng khối (tấm có chiều dày) thành dạng mặt mỏng (chiều dày bằng 0) bằng lệnh Skin. Sau này, khi đến bước thiết kế chày và cối, người dùng chỉ việc offset bề mặt chày và cối 1 lượng đúng bằng chiều dày phôi là được.​
Lưu ý : việc làm này không ảnh hưởng đến mức độ chính xác của việc trải hình vì Cimatron trải hình dựa trên hệ số K (tính ở lớp trung hòa).

Cimatron có tính đến hệ số biến dạng của vật liệu khi trải hình không ?
Tất nhiên là có. Ứng với mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có 1 hệ số K khác nhau. Người dùng cần khai báo thông số này cho Cimatron để việc trải hình được chính xác hơn.​

Trong môi trường thiết kế khuôn dập có mấy UCS ?
Khi trải hình thì quan trọng nhất là Forming UCS, đây là UCS Cimatron dùng để quản lí hướng và vị trí của sản phẩm. Do đó, việc đầu tiên người dùng cần làm là chỉ định Forming UCS bằng cách chọn một UCS bất kì trên mẫu.​
Lưu ý : Forming UCS phải đặt trên mặt Skin
Ngoài Forming USC, trong môi trường thiết kế khuôn dập còn một Assembly USC là USC cơ sở để làm chuẩn khi lắp ráp các chi tiết khác.​

Có thể đưa trực tiếp tập tin có định dạng trung gian như igs hoặc stp vào môi trường thiết kế khuôn dập được không ?
Có thể được. Nếu như biết chắc sản phẩm không bị lỗi thì làm theo cách này. Nếu như sản phẩm phức tạp cần phải hiệu chỉnh thì nên mở nó ra trong môi trường Part để chỉnh sửa, tạo thêm UCS trước khi dùng nó làm mẫu để thiết kế khuôn​

Nếu sản phẩm có tính đối xứng thì việc trải hình có nhanh hơn không ?
Nếu sản phẩm có tính đối xứng, người dùng chỉ cần trải hình cho 1 sản phẩm sau đó lấy đối xứng cho các bước thiết kế của sản phẩm đó.​

Cimatron có bao nhiêu công cụ dùng cho việc trải hình ?
Cimatron có khoảng 8 công cụ trải hình, có thể chia làm 2 nhóm chính gồm :​
- Bend/unbend : trải và uốn phẳng tấm phôi
- Blank : trải phẳng những hình dạng 3D phức tạp​

Khi vào môi trường thiết kế khuôn dập, có thể sửa lại sản phẩm cho phù hợp với tính công nghệ không ?
Được. Môi trường Forming có đủ các công cụ xử lí surface để người dùng hiệu chỉnh lại mẫu cho phù hợp với tính công nghệ như thêm vào các góc lượn …​

Cimatron có thể phân tich và dự báo kết quả của việc trải hình không ?
Cimatron sử dụng một
để phân tích và dự báo kết quả trải hình. Nó có thể dự báo được mức độ dày mỏng của chi tiết sau khi trải (Thickness Strain Analysis) và những vùng mất an toàn, có thể bị nhăn hoặc bị rách (Safety Zone Analysis)​

Trong môi trường Forming được phép bố trí tối đa mấy sản phẩm ?
Hiện nay, về mặc nguyên tắc Cimatron chỉ cho phép bố trí tối đa 2 sản phẩm trên một khuôn. Tuy nhiên người dùng có thể bố trí nhiều hơn bằng cách ghép những sản phẩm cần trải vào 1 tập tin rồi đưa tập tin đó vào môi trường thiết kế khuôn vì nói cho chính xác thì Cimatron chỉ cho phép đưa 2 tập vào môi trường thiết kế khuôn chứ không hạn chế số lượng các chi tiết trong 2 tập tin đó.​
Hiện tượng Springback là gì ?
Springback là hiện tượng kim loại có xu hướng trở về vị trí ban đầu khi giải phóng lực dập. Hiện tượng này làm giảm độ chính xác khi dập. Cimatron có thể tính toán đến sự ảnh hưởng của hiện tượng này để từ đó thiết kế “trừ hao” nhằm nâng cao độ chính xác.​

Cimatron có thể tư vấn về mặt công nghệ cho người thiết kế không ?
Rất tiếc là không. Trải hình như thế nào, cần bao nhiêu bước, cái nào trải trước, cái nào trải sau… những điểm mấu chốt về mặt công nghệ như vậy không có một phần mềm nào có thể thay thế được kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của người thiết kế. Cimatron chỉ giúp người dùng thể hiện những ý tưởng thiết kế và đưa ra một số đánh giá về mức độ an toàn của quá trình trải hình mà thôi.​

Cimatron có thể tối ưu hóa diện tích phôi tấm không ?
Không. Việc này được thực hiện trên những phần mềm dụng khác như SigmaNEST hoặc MTC ProNest. Cimatron chỉ có thể thể hiện mức độ tận dụng và tiêu hao nguyên liệu thông qua các chỉ số % khi người dùng thay đổi cách bố trí bước dập trên phôi​

Thiết kế Stripper trong Cimatron có ưu điểm gì ?
Ưu điểm chính của thiết kế Stripper là những thao tác có tính tương tự được Cimatron thực hiện tự động, người dùng không phải làm bằng tay nên hạn chế được sai sót. Ví dụ, khi cần cắt 1 lỗ định vị, người dùng chỉ cần cắt lỗ đầu tiên, những lỗ cùng vị trí ở những bước dập tiếp theo sẽ được Cimatron tự động tạo ra​

Nếu trong quá trình thiết kế Striper bị thiếu hoặc dư bước thì sao ?
Không sao cả. Cimatron cho phép người dùng hiệu chỉnh số bước và các kích thước có liên quan rất dễ dàng vào bất cứ lúc nào trong quá trình thiết kế.​

Chày trong Cimatron được thiết kế như thế nào ?
Chày trong khuôn dập có thể chia làm 3 loại gồm chày cắt (trimming punch), chày bẻ (bending punch) và chày định hình (forming punch). Cimatron thiết kế cả 3 loại chày đó như sau :​
- Trimming punch : loại này đơn giản nhất, chỉ cần người dùng chọn tiết diện cần cắt, Cimatron sẽ tự động Extrude chày đến các tấm khuôn cần thiết và tự động cắt các tấm khuôn có liên quan theo các khe hở (offset) do người dùng chỉ định
- Bending punch & forming punch : hai loại này phức tạp hơn vì phụ thuộc vào hình dạng sản phẩm, người dùng sẽ sử dụng những công cụ dựng hình của Cimatron để thiết kế như thiết kế những chi tiết 3D thông thường.​

Ưu điểm của việc sử dụng Dietool là gì ?
Có một số ưu điểm như sau :​
- Sử dụng được vỏ khuôn tiêu chuẩn
- Sử dụng cụm chày cối có sẵn của Cimatron
- Tự động cắt và offset trên các tấm khuôn khi thiết kế chày
- Tính được lực dập cần thiết​

Cimatron có tính được lực dập cần thiết không ?
Được. Chỉ cần có biên dạng chày và biết được loại vật liệu đang sử dụng, Cimatron có thể ước lượng sơ bộ lực dập cần thiết.​
Khi thiết kế khuôn dập trong Cimatron cần lưu ý những gì ?
Người dùng cần chú ý những điểm như sau :​
- Nắm rõ dạng khuôn cần thiết kế
- Biết chính xác hệ số biến dạng của vật liệu
- Hiểu rõ ứng dụng và yêu cầu của những công cụ trải hình
- Phác họa ý định thiết kế : trải phần nào trước, phần nào sau, vị trí nào cần giữ cố định khi trải
- Xác định rõ môi trường và đối tượng làm việc để sử dụng công cụ hợp lí và kiểm soát tốt các đối tượng được tạo ra

Hoàng Khương

Những thông tin trên đây phản ánh những kiến thức cá nhân về phần mềm Cimatron, được viết với mục đích giải đáp những thắc mắc thường gặp của người dùng. Nó không phải là thông tin chính thức từ hãng Cimatron và có thể thay đổi mà không cần báo trước

Tải bản PDF ở đây
 
Last edited:
Top