Những chia sẻ đầy thực tế của diễn giả Trần Anh Tuấn tại Tech Series No.1

MES LAB

Well-Known Member
Ban Quản trị
Author
Đến với sự kiện Tech Series lần này, anh Trần Anh Tuấn đã chia sẻ những hiểu biết của mình về cách đổi mới sáng tạo trong phát triển sản phẩm ngành gia dụng dựa trên sự thấu hiểu khách hàng (CVP) & ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp.
Anh Tuấn sẽ đi sâu vào một sản phẩm trong cả một cái chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là trong cái bối cảnh như bây giờ thì để phát triển một sản phẩm cần đi theo cái lộ trình thế nào?
Anh Tuấn sẽ trình bày một số công cụ, cách tiếp cận, cách thức để phát triển một sản phẩm sao cho hợp lý. Nhìn trong tình hình hiện tại, chúng ta quan tâm đến phát triển các sản phẩm ngành điện gia dụng và sản phẩm gia dụng. Khi chúng ta phát triển một sản phẩm mới, thì nó sẽ đi theo mức độ chính kiến nào. Đầu tiên là về tư duy làm sản phẩm. Nhiều nơi chúng ta có đội ngũ mạnh, trình độ kỹ thuật cao nhưng vẫn thiếu, đó chính là việc tư duy làm sản phẩm. Đây là cái tư duy mà mình phải hoạch định để sản phẩm của mình nằm trong những cái mà khách hàng mong muốn. Ngay bản thân anh Tuấn cũng cho rằng, khi sản phẩm của chúng ta tốt rồi, mọi thứ đề ổn về cả mặt kỹ thuật và mặt công nghệ thì liệu chắc chắn có thành công hay không. Trong thực tế đã có rất nhiều ví dụ như Nokia, thẻ nhớ,.. dù tốt nhưng không đúng thời điểm thì cũng thất bại.

Có một câu nói rất nổi tiếng của ông Stephen Elop - CEO của Nokia, vào cái thời phải bán lại cho Microsoft, ông có nói một câu chua chát rằng “Mặc dù chúng ta đã không làm điều gì sai, nhưng theo cách nào đó, chúng ta đã hoàn toàn thua cuộc”. Từ đây chúng ta thấy rằng trong rất nhiều tình huống, đặc biệt là trong phát triển sản phẩm chúng ta làm tốt các công tác như thiết kế, chất lượng là chưa đủ, mà cần phải chọn làm gì cho đúng. Để một sản phẩm thành công cần đủ 2 yếu tố. Thứ nhất là chọn đúng sản phẩm, sản phẩm nào sẽ chạm đến nhu cầu khách hàng, sản phẩm nào sẽ khiến khách hàng mong muốn phải mua. Thứ hai là thiết kế, tối ưu mọi thứ để có một sản phẩm tốt nhất khi tung ra thị trường. Bản chất của nó chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và dựa vào nó xác định đúng vấn đề của họ. Vậy thì làm thế nào thì biết khách hàng đang gặp phải vấn đề gì? Tất nhiên là đã có những công cụ truyền thông, những khảo sát khách hàng.
Khi mọi người phát triển ra một sản phẩm thì phải tư duy rằng sản phẩm là để giải quyết cho một vấn đề nào đó của khách hàng. Thế thì để một sản phẩm thành công thì nó phải giải quyết đúng vấn đề của khách hàng. Đầu tiên phải xác định vấn đề đấy là cái gì đúng không ạ? Thông thường thì vấn đề đó sẽ xuất hiện trước mắt mình, nhưng khá phức tạp lòng vòng. Tiếp theo là kiểm tra chéo tất cả thông tin, đối chiếu thực tế hay lấy thêm dữ liệu. Sau đó sẽ ra được rất nhiều phương án để giải quyết. Hãy thử áp dụng những giải pháp đấy xem cái nào là hợp lý nhất.
Mục đích cuối cùng là làm ra một giải pháp dựa trên sự thấu hiểu. Thấu hiểu sự việc, thấu hiểu những người liên quan và phát huy trí tuệ.

Tuy nhiên là tại mỗi bước, mình sẽ sử dụng công cụ gì? Các công cụ này không phải những gì quá cao siêu. Đó là những công cụ mà chúng ta ai cũng đã từng dùng trong các cách làm truyền thông. Còn để làm thế nào ra được nhiều ý tưởng, nhiều phương án thì chúng ta có thể sử dụng Visto, Ritelink,... hoặc hệ thống sáng tạo như IBS. Với mỗi bước mình có thể chọn 1 - 2 công cụ hoặc 2 - 3 công cụ để làm. Ngoài ra còn những trường hợp sản phẩm phức tạp hơn một chút như bết từ, tủ lạnh, máy giặt hay thậm chí là ô tô thì cấu trúc của nó phức tạp hơn rất nhiều. Lúc này sẽ cần những quy trình phức tạp hơn.
Một sản phẩm thành công phải có giá trị về mặt kỹ năng và về cả mặt cảm xúc từ đó sẽ làm ra một sản phẩm khách hàng mong muốn và sẽ tăng khả năng bắt được. Khách hàng mà dùng sản phẩm sẽ giải quyết được tối đa nhu cầu của mình, tăng giá trị về cả mặt cảm xúc và mặt lợi ích.
Qua bài chia sẻ của anh Trần Anh Tuấn chúng ta đã thấy được cách thức đổi mới sáng tạo trong phát triển sản phẩm ngành gia dụng dựa trên sự thấu hiểu khách hàng (CVP) & ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
 
Top