Những lưu ý quan trọng khi áp dụng ERP cho sản xuất

Author
Phần mềm hoạch định nguồn lực tổng thể ERP được đánh giá là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, tuy nhiên những lưu ý quan trọng khi áp dụng ERP cho sản xuất sau đây sẽ giúp doanh nghiệp triển khai ERP đảm bảo thành công

Tìm kĩ về nhu cầu của doanh nghiệp mình
Bước thứ nhất những lưu ý quan trọng khi áp dụng ERP cho sản xuất đó là doan h nghiệp cần tìm hiểu kĩ về nhu cầu cần triển khai trong dự án ERP. Có như vậy, phía đối tác cung cấp ERP mới có thể tư vấn phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp về quy trình tổng thể, các bài toán nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp.’

Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà thầu đưa ra nhiều hơn một phương án để lựa chọn. Thêm vào đó,doanh nghiệp nên chuẩn bị về mặt tinh thần tạo sự tin tưởng, thiện chí làm việc với nhà cung cấp để quá trình triển khai diễn ra thuận lợi.

Tìm kiếm đơn vị triển khai uy tín
Việc tìm kiếm một đơn vị triển khai uy tín chiếm 50% sự thành công của dự án.

Thế nhưng đừng chủ quan rằng cứ là nhà cung cấp danh tiếng thì chắc chắn quá trình triển khai ERP cho doanh nghiệp của bạn sẽ thành công. Bởi mỗi doanh nghiệp, mỗ ngành nghề lại có một quy trình làm việc, đặc thù sản xuất, quản lý… khác nhau. Thậm chí cùng một công ty nhưng ở các giai đoạn khác nhau, quy trình làm việc cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra một nhà triển khai thực sự am hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, nhằm đáp ứng tốt những nhu cầu và mong muốn được đề ra của doanh nghiệp bạn. Nên nhớ, không có nhà cung cấp giỏi nhất, chỉ có người hiểu rõ doanh nghiệp bạn nhất mà thôi.

Kế hoạch ngân sách phù hợp
Triển khai ERP sẽ cần một nguồn ngân sách không nhỏ, ngay từ ban đầu doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù nguồn kinh phí và phát sinh nếu có. Sự chủ động sẽ giúp doanh nghiệp khỏi bỡ ngỡ khi hệ thống triển khai có nhiều điều cần phát sinh hoặc thay đổi cần thiết.


Doanh nghiệp cần dự trù một nguồn ngân sách hợp lý để triển khai ERP

Chưa kể để hoàn thiện một ERP hoàn chỉnh sẽ có rất nhiều chi phí từ việc mua bản quyền tới việc tư vấn và chỉnh sửa, sau này sẽ có những khoản phí dành cho việc bảo trì hàng năm hay nâng cấp. Một chi phí không thể thiếu đó là chi phí đào tạo nhân viên sử dụng. Do đó giá cả chi phí cho một phần mềm ERP sẽ cao hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ, thế nhưng giá trị nó mang lại là vô cùng to lớn.

Do đó doanh nghiệp cần kiểm soát ngân sách hiệu quả và tính toán những phát sinh sao cho hợp lý nhất, đảm bảo việc dừng lại khi đang triển khai do thiếu kinh phí.

Lựa chọn nhân sự tham gia phù hợp
Doanh nghiệp nên cử một ban gọi là phụ trách dự án, gồm các thành viên am hiểu về mục tiêu định hướng của từng bộ phận mình chuyên trách để khi triển khai dự án sẽ không có sự sai lệch hoặc chỉnh sửa cải tiến quá nhiều trong quá trình ứng dụng hệ thống vào quy trình quản lý.

Những người trong đội dự án nội bộ phải là người am hiểu nghiệp vụ để luôn hiểu rõ tình trạng hiện nay của doanh nghiệp để dễ dàng. Một điều vô cùng quan trọng nữa đó là có sự cam kết từ cấp lãnh đạo, bởi đó là người sẽ dung hòa và chọn ra hướng giải quyết cuối cùng nếu có mâu thuẫn của đội dự án nội bộ cả ở hai phía.

Không rút ngắn quá trình đánh giá của phía nhà cung cấp
Một trong những lưu ý quan trọng khi áp dụng ERP cho sản xuất đó là doanh nghiệp không nên đốt cháy giai đoạn mà đẩy nhanh tiến trình triển khai dự án ERP mà nóng vội rút ngắn quá trình đánh giá. Quá trình này rất quan trọng giúp nhà cung cấp đánh giá chuẩn xác những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải cũng như tìm được một giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, quy mô nhân sự càng nhiều thì quá trình lựa chọn càng cần cẩn thận.

Lập kế hoạch triển khai cụ thể
Lập kế hoạch triển khai cụ thể sẽ giúp cho công việc triển khai trở nên dễ dàng hơn và dễ kiểm soát được các vấn đề có thể phát sinh hơn. Điều này là trách nhiệm của cả đơn vị triển khai và doanh nghiệp thực hiện. Kế hoạch triển khai cần có mục tiêu rõ ràng, ngân sách cụ thể và luôn sẵn sàng cho khoản chi phí phát sinh bởi những vấn đề có thể xảy ra. Điều quan trọng nữa trong việc triển khai dự án ERP đó là đặt ra mốc thời gian từng giai đoạn chính xác nhất có thể, nhằm tránh phát sinh chi phí, phát sinh công việc và tránh ảnh hưởng cả tinh thần đội dự án tham gia.

Xác định thời điểm triển khai hợp lý
Cuối cùng doanh nghiệp cần xác định thời điểm để triển khai ERP hợp lý. Bởi khi triển khai một dự án ERP sẽ cần từ 6 tháng tới vài năm, lúc này một số hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Cho nên hãy sắp xếp lịch trình triển khai vào thời điểm thị trường ít đòi hỏi khắt khe nhất trong năm, và cũng đừng hy vọng sẽ đạt được doanh thu như mong đợi luôn sau đó.


Eastern Sun – đơn vị triển khai ERP uy tín cho doanh nghiệp sản xuất

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi ứng dụng ERP cho sản xuất bạn cần tuân thủ nhằm có thể triển khai một dự án ERP thành công. Tuy nhiên, mọi vấn đề trên sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như công ty của bạn tìm được một đơn vị tư vấn triển khai ERP chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, Eastern Sun – đơn vị triển khai ERP hàng đầu cho các doanh nghiệp sản xuất. Liên hệ với chúng tôi qua 0933 184 123 để biết thêm thông tin chi tiết

Mời bạn đọc thêm một số tin tức:
Làn sóng sa thải nhân sự gia tăng là do đâu? ⇥
Cách tránh “bẫy” khi chuyển đổi số ⇥
Nên dùng giải pháp ERP nào cho doanh nghiệp sản xuất ⇥
Giải pháp quản trị tối ưu – Cloud ERP và tất tần tật những điều cần biết ⇥
 
Lượt thích: NPT

nanaa12

New Member
Mình có thắc mắc không biết sự khác biệt giữa phần mềm ERP tại chỗ và dựa trên đám mây là gì? Bạn chia sẻ thêm nhé
 
Author
Mình có thắc mắc không biết sự khác biệt giữa phần mềm ERP tại chỗ và dựa trên đám mây là gì? Bạn chia sẻ thêm nhé
Phần mềm ERP tại chỗ là một giải pháp phần mềm được cài đặt và vận hành trên máy chủ trong nội bộ của tổ chức. Điều này có nghĩa là phần mềm và dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ và quản lý trên hệ thống máy chủ của bạn. Việc triển khai phần mềm ERP tại chỗ thường yêu cầu một đội ngũ IT của tổ chức để cài đặt và duy trì hệ thống. Các phiên bản mới của phần mềm ERP tại chỗ cần được cập nhật và nâng cấp thủ công.

Trong khi đó, phần mềm ERP dựa trên đám mây là một giải pháp phần mềm được lưu trữ và vận hành trên nền tảng đám mây (cloud). Việc triển khai phần mềm ERP dựa trên đám mây không yêu cầu bất kỳ đầu tư về cơ sở hạ tầng máy chủ nào từ phía tổ chức, mà họ chỉ cần truy cập vào phần mềm thông qua internet. Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Việc cập nhật và nâng cấp phần mềm ERP dựa trên đám mây được thực hiện tự động bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Các lợi ích của phần mềm ERP dựa trên đám mây bao gồm chi phí thấp hơn do không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng máy chủ, tiện lợi hơn do có thể truy cập từ mọi thiết bị có kết nối internet và dễ dàng nâng cấp phần mềm do được thực hiện tự động bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư là một trong những thách thức của việc sử dụng phần mềm ERP dựa trên đám mây. Bởi vì dữ liệu của tổ chức được lưu trữ trên đám mây của nhà cung cấp dịch vụ, nó có thể bị tấn công hoặc đánh cắp nếu nhà cung cấp dịch vụ không đảm bảo đầy đủ về bảo mật thông tin. Do đó, khi lựa chọn phần mềm ERP dựa trên đám mây, tổ chức cần xác định rõ ràng về các chính sách bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ và chắc chắn rằng các thông tin của mình được bảo vệ tốt.

Một ưu điểm khác của phần mềm ERP dựa trên đám mây là khả năng linh hoạt. Tổ chức có thể mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô sử dụng phần mềm ERP một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc triển khai phần mềm ERP tại chỗ. Tuy nhiên, một số tổ chức có nhu cầu sử dụng một phiên bản phần mềm ERP tùy chỉnh hoặc tích hợp với các ứng dụng khác của mình. Trong trường hợp này, phần mềm ERP tại chỗ có thể phù hợp hơn vì nó cho phép tổ chức có toàn quyền kiểm soát và tùy chỉnh phần mềm theo ý muốn.
 
Lượt thích: NPT
Author
Các mô-đun khác nhau của phần mềm ERP là gì vậy bác
Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là một phần mềm tích hợp được thiết kế để quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức. Các mô-đun trong phần mềm ERP thường được thiết kế để quản lý các hoạt động khác nhau của tổ chức và cho phép các bộ phận khác nhau trong tổ chức truy cập thông tin và tương tác với nhau một cách hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số mô-đun chính trong phần mềm ERP:

  1. Quản lý tài chính: Mô-đun này giúp quản lý các hoạt động tài chính của tổ chức bao gồm tài sản, nợ, khoản vay, thu chi, báo cáo tài chính và phân tích.
  2. Quản lý nhân sự: Mô-đun này quản lý thông tin nhân viên, bao gồm hồ sơ nhân viên, lương, thuế, phúc lợi, kỷ luật và đào tạo.
  3. Quản lý sản xuất: Mô-đun này giúp quản lý quy trình sản xuất, sản phẩm, quy trình vận chuyển, đặt hàng, kho hàng, kế hoạch sản xuất, phân bổ sản phẩm và kiểm soát chất lượng.
  4. Quản lý bán hàng: Mô-đun này quản lý quy trình bán hàng, bao gồm đặt hàng, giá cả, lịch sử đơn hàng, địa chỉ giao hàng và thanh toán.
  5. Quản lý kho: Mô-đun này quản lý các hoạt động kho bao gồm nhập kho, xuất kho, tồn kho, vận chuyển, kiểm kê kho và quản lý đơn đặt hàng.
  6. Quản lý dự án: Mô-đun này giúp quản lý các dự án của tổ chức, bao gồm lịch trình, ngân sách, tài nguyên, tài liệu và tiến độ.
  7. Quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM): Mô-đun này giúp quản lý thông tin về khách hàng, bao gồm thông tin liên lạc, lịch sử mua hàng, thông tin hỗ trợ khách hàng và quản lý chiến dịch tiếp thị.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của tổ chức, các mô-đun trong phần mềm ERP có thể được tùy chỉnh hoặc bổ sung để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
 
Top