Những phần mềm CAD nào hiện thông dụng dành cho in 3D

WMT

Active Member
Moderator
Hiện nay có rất nhiều phần mềm CAD 3D phục vụ cho việc xử lý dữ liệu tiền kỳ trước khi đưa vào in 3D. Nếu như bạn tự nghiên cứu thì có thể sử dụng những phần mềm miễn phí có thể tải dễ dàng trên mạng, tuy nhiên nếu như đó là công việc thì bạn cũng nên cân nhắc sử dụng những phần mềm bản quyền, chuyên nghiệp dành cho thiết kế 3D và xử lý dữ liệu. Dưới đây là những phần mềm phổ biến được nhiều người quan tâm

AutoCad
Được phát hành lần đầu vào năm 1982, AutoCad giống như bậc tiền bối trong lĩnh vực thiết kế CAD. Tuy tính năng 3D chưa thực sự xuất sắc xong nó luôn là phần mềm được các kỹ sư và kiến trúc sư dùng nhiều nhất trên toàn cầu. Hiện nay module CAD 3D cũng được cải thiện đáng kể và do đó Autocad luôn là sự lựa chọn không tồi

ZBrush

Zbrush thiên về lĩnh vực nghệ thuật nhiều hơn, nó dùng trong điêu khắc, “nặn” tượng 3D. Tuy nó không phải là sự lựa chọn tốt trong công nghiệp xong những người làm nghệ thuật tìm thấy khả năng tương thich rất lớn trong công việc mang tính sáng tạo đó

Blender
Blender là phần mềm miễn phí, nó tương tự như Zbrush, phù hợp với lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc. Đặc biệt bạn sẽ được hỗ trợ từ cộng đồng mạng rất lớn.

Rhinoceros 3D
Rhino là một lựa chọn phổ biến cho các nhà thiết kế bởi tính chi tiết của sản phẩm cần đạt. Khác với các phần mềm CAD dựa trên cơ sở lưới để xây dựng mô hình, Rhino dựa trên cơ sở các đường cong NURBS - một đường cong trên cơ sở các phương trình toán học có độ chính xác cao, khiến cho mô hình 3D đạt được là “mượt mà” hơn so với một số phần mềm CAD 3D khác


Solidworks
Solidworks là phần mềm tầm trung dành cho thiết kế và mô phỏng. Hiện có các phiên bản khác nhau phù hợp với các cá nhân doanh nghiệp với mức đầu tư phù hợp


Meshmixer
Không giống như các phần mềm khác, Meshmixer thực sự được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng in 3D và kết hợp một bộ công cụ chuyên dụng để thiết kế các mô hình có thể in quản lý dưới dạng tệp STL. Đặc biệt, nó kết hợp các công cụ kiểm tra tệp khác nhau để kiểm tra phát hiện lỗi trước khi in.

Inventor
Inventor đến từ cùng một nhà với người anh em autocad, xong inventor rất mạnh về mảng thiết kế 3D, mô phỏng lắp ráp.. Giống như Rhinoceros 3D, nó sử dụng NURBS để cung cấp mô hình bề mặt rất chi tiết, ngoài ra nó cũng tương thích rất tốt với nhiều phần mềm CAD khác.

Siemens NX
NX kết hợp các chức năng CAD, CAE và CAM cùng với các công cụ quản lý PLM, do đó nó được coi như là phần mềm “all in one”. Nó phù hợp với công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ, giá thành thì cũng khá đắt đỏ

CATIA
CATIA là một phần mềm linh hoạt, tích hợp đủ CAD/CAM/CAE và mạnh về khả năng xây dựng mặt . Phần mềm này được thiết lập phù hợp cho một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ô tô và hàng không vũ trụ.

Creo Parametric
Creo Parametric (tiền thân là Pro-Engineering) rất phổ biến đối với các nhà máy cỡ trung bình, với khả năng CAD tham số linh hoạt cùng nhiều module chuyên biệt và thường xuyên nâng cấp, Creo hiện nay luôn nằm trong top đầu những phần mềm CAD/CAM/CNC/CAE trên thế giới

Bạn lựa chọn phần mềm nào
Chắc chắn không có lựa chọn nào là tốt nhất ở đây cả. Mỗi phần mềm đều có ưu nhược điểm khác nhau cho nên lựa chọn ở đây là làm sao để phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Hãy cố gắng để sử dụng hết các chức năng của mỗi phần mềm, nó sẽ nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí nữa. Ngoài ra nếu là một doanh nghiệp lớn thì chắc chắn phần mềm sẽ cần tích hợp nhiều tính năng trong đó nhất thiết cần có những công cụ quản lý hiệu quả, như PLM chẳng hạn, nó sẽ tối ưu hóa rất tốt công việc của các bộ phận, giữa quán lý và thiết kế, giữa RD và sản xuất.
Chắc chắn danh sách này chưa đầy đủ, nó mang tính tham khảo nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều những phần mềm CAD khác nhau nên bạn hãy cân nhắc cụ thể về những khoản đầu tư dự định của mình
 
Last edited:
T

tongtu

Trước khi dùng phần mềm, hay luyện kỹ năng vẽ tay thành thạo đã. Để có khi ngay tại hiện trường vẫn có thể dựng bản vẽ sơ bộ được ngay.
Em thấy cái này không liên quan đến việc học phần mềm bác ạ.
Việc có kỹ năng vẽ tay là một trong những kỹ năng sơ đẳng (tự nhiên sẽ có) của các bạn làm kỹ sư cơ khí "thực thụ". Chỉ cần hiểu và hình dung tốt cơ cấu + đã biết đọc bản vẽ => tự nhiên sẽ có thể vẽ tay được. Vì kỹ năng vẽ tay đối với kỹ sư cơ khí chỉ cần đúng, k cần "đẹp" nên hiểu nghề ắt vẽ được, giống như viết chữ vậy ( chữ xấu chút mà trình bày đúng nội dung người khác đọc vẫn hiểu ;), và với kỹ sư vậy là ok rồi)
 
Top