Ôtô và những rắc rối mùa mưa

Author
Ôtô và những rắc rối mùa mưa

Nước lọt vào cổ hút gió, làm hỏng động cơ là nguy cơ gây thiệt hại nhiều nhất cho xe khi đi qua đường ngập nước. Chí phí sửa chữa có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Những đoạn đường ngập nước, những ngày mưa triền miên hay một trận mưa rào đột xuất là điều mà không ai muốn khi đi xe ôtô. Lúc đó, kính lái sẽ mờ, khả năng điều khiển xe giảm xuống do ma sát giữa bánh xe và mặt đường có thể mất hoàn toàn, động cơ có thể chết nếu nước vào cổ hút hoặc sàn xe sẽ thấm đầy nước. Ngoài ra, còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.

Để đối phó với những "tai nạn" không đáng có, hãy chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm căn bản. Đầu tiên bạn phải kiểm tra lại hoạt động của cần gạt nước. Nếu chúng hoạt động không hiệu quả như vận hành chậm hay nước vẫn còn thấm trên bề mặt, cần thay lưỡi cao su hoặc xem lại mô-tơ. Ngoài ra, kính chắn gió lâu ngày tích bụi cũng có thể bị mờ. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể mua nước rửa kính chắn gió với giá khoảng 50.000 đồng/lọ.

Mùa mưa cũng là lúc vi khuẩn phát triển mạnh nhất do độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao. Để tránh ẩm mốc, mùi hôi sinh ra trong ca-bin, bạn nên thường xuyên dọn, làm sạch ghế, sàn xe và các góc kín.

Vấn đề mà các lái xe "sợ" nhất là vượt qua những con đường ngập nước. Không ít chủ xe phải trả giá đắt cho sự liều lĩnh của mình. Anh Nguyễn Văn Dũng, phụ trách đội xe cứu hộ của Trung tâm cứu hộ Văn Tân Hà Nội, cho biết mùa mưa trước, mỗi khi có trận lớn, trung tâm này kéo khoảng 5-6 xe/ngày. "Với đội ngũ hơn 10 xe, có ngày mưa to chúng tôi kéo tới vài chục chiếc bị ngập không đi được", anh Bùi Xuân Duyên công tác tại công ty Giao thông miền Bắc 116 nói.

Sơ đồ hoạt động của động cơ khi nước lọt vào. Ảnh:

Phần lớn xe gọi cứu hộ khi gặp mưa là bị hỏng động cơ. Khi cố gắng đi qua chỗ ngập, các lái xe không để ý tới hốc hút gió nằm ngay trên lưới tản nhiệt. Nếu nước chui được vào đó, đầu tiên nó sẽ làm xe chết máy. Sau đó, nếu tài xế cố gắng đề nổ sẽ rất dễ dẫn tới "thảm cảnh" là hỏng động cơ mà đặc biệt là hỏng tay biên.

"Đây là hiện tượng thủy kích. Khi máy vận hành bình thường, các piston lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston, khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ phá hủy máy", anh Duyên giải thích.

Loại xe thường bị hiện tượng này nhất là dòng 5 chỗ do ống hút khí nạp nằm thấp. Chi phí để khắc phục không rẻ, khoảng 40-50 triệu đồng cho việc thay tay biên. Tồi tệ hơn là bạn có thể phải thay cả động cơ.

Tay biên của piston có bị cong khi xe động cơ
Tay biên bị cong nếu động cơ "dính" nước.

Vấn đề mà xe ngập nước gặp phải nữa là hệ thống điện. Dù không xảy ra ngay nhưng nếu để lâu trong nước khoảng 1-2 tiếng, nước sẽ làm chập và gây hỏng các thiết bị. Nếu bị nước thấm vào sàn xe, bạn cần phải tới các garage ngay để tháo ghế vệ sinh và làm sạch sàn, tránh gây tổn thất cho hệ thống điện điều khiến ghế cũng như ngăn chặn ẩm mốc.

Cách phòng tránh và các dịch vụ cứu hộ

Lời khuyên an toàn nhất là không bao giờ đi qua chỗ nước ngập vì bạn khó biết nó sâu như thế nào. "Nếu bắt buộc phải đi qua, nên tắt công tắc A/C (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao", anh Duyên tư vấn.

Nếu tình huống tồi nhất xảy ra là chết máy, bạn không nên cố gắng khởi động bằng cách đề hoặc nhờ người đẩy bởi điều này sẽ khiến hỏng hóc ngày càng nặng hơn. Giải pháp an toàn nhất là gọi cứu hộ giao thông.

Hiện nay, tại TP HCM và Hà Nội có rất nhiều Trung tâm cứu hộ giao thông. Mức giá trung bình ở mức 200.000-500.000 đồng trong nội thành và nếu ở ngoại thành, chi phí sẽ tính theo km. Đặc biệt các công ty bảo hiểm hiện nay còn có loại hình cứu hộ miễn phí cho khách hàng mua bảo hiểm của mình. Dịch vụ này triển khai khắp cả nước nhờ các công ty bảo hiểm liên kết với các đại lý bán ôtô.
http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/2007/05/3B9F6012/
 
Author
em chưa hiểu lém, tay biên phải rất cứng.mặc dù nước loạt vào thật nhưng mà cũng kô nặng đến mức sinh ra lực làm cong cái tay như thế
 
Hì, lại nhìn nhận cảm tính rồi. Nhớ lúc nhỏ đang ngồi chơi với mấy đứa bạn trước quán hàng nhà nó, tự nhiên chai nước khoáng Thạch Bích trên bàn nổ cái bùm, cả bầy xanh mặt. Nhỏ nhưng cũng hiểu đây là loại nước khoáng có gas, mà trời miền trung đang mùa hè rất nóng, khí gas giãn nở làm bể chai. Giải thích cho mấy thằng kia nghe, tụi nó bảo có chút khí sao làm bể nổi chai thủy tinh dày thế kia---> cãi nhau chí chóe...Tuổi thơ qua nhanh thật!
 
Thực tế cho thấy nước vào động cơ cong tay biên là chuyện thường ,nếu chỉ cong tay biên thôi thì chi phí sửa chữa chưa phải là lớn . Tôi đã từng gặp phải trường hợp động cơ diszen của máy cày phục vụ nông nghiệp ,máy cày đang sang bờ bị lật thế là bị ngập trong nước rồi chết máy ,kéo lên quay để nổ nó thì không được nữa tháo ra để kiểm tra thì dời ơi nó hỏng hết ; tay biên cong ,thành xylanh bị sứt ,phittong bị cào xước ,cavet trục cơ bị loác hết ,bánh đà bị nứt và một số chi tiết nữa .Như vậy cả cái động cơ chỉ còn cái lốc máy ,thế mới biết được sư nguy hiểm của động cơ đốt trong khi bị nước vào.
 
Author
hehe,chưa thấy bao giờ, tưởng tượng kô nên thế đấy.
ua, anh kachiusa ở miền trung he??anh ở tỉnh nào zậy??
 
thực sự nó là như vậy đấy ,vì trực tiếp tôi đã sửa cái máy này và tôi cũng suy nghĩ là làm sao mà nó có thể hư hỏng nặng vậy tôi có nghĩ đến trường hợp khi máy bị lật khi đó động cơ đang nổ nguyên nhân cong tay biên ,sứt thành xi lanh và pitong bị cào xước là do bị nước vào buồng huốtcòn bánh đà bị nứt và cavet trục cơ bị loác là do bánh đà bị đập vào vật cứng ( đất hoặc cầu để sang bờ) trước khi bị lao xuống nước. @tanpt_bk05 có phải chuyên ngành động lực không ? tôi học chế tao máy nhưng rất thích động lực từ nhỏ tôi đã tiếp xúc với máy nông nghiêp do bố tôi làm nghề sửa chữa nó.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
em chưa hiểu lém, tay biên phải rất cứng.mặc dù nước loạt vào thật nhưng mà cũng kô nặng đến mức sinh ra lực làm cong cái tay như thế
Bài viết trên mà cậu sưu tầm đã trả lời rất đúng và cụ thể thế rồi, còn gì mà không hiểu? Bình thường thì tại quá trình nén, trong xy-lanh chỉ có hỗn hợp khí và xăng, chúng bị giảm thể tích và tăng áp khi piston đi lên, đây là chu trình bình thường và độ cứng của tay bien cũng như xy-lanh chịu đựng được.

Song nếu trong xy-lanh lại là nước thì khác hẳn, nước không chịu nén, tức là nếu có tăng áp lên hàng trăm lần thì thể tích nước không thay đổi đáng kể. Bởi vậy, piston không thể đi lên được như bình thường, chẳng khác gì có một vật cứng lọt vào xy-lanh. Do động năng của hệ quá lớn, với vòng tua trục khuỷu hàng ngàn vòng/phút, trục khuỷu sẽ tác động một lực rất lớn lên tay bien khi piston bị chặn đứng đột ngột, khiến đánh cong tay bien và/hoặc phá vỡ xy-lanh.

Nhớ lúc nhỏ đang ngồi chơi với mấy đứa bạn trước quán hàng nhà nó, tự nhiên chai nước khoáng Thạch Bích trên bàn nổ cái bùm, cả bầy xanh mặt
Trường hợp mà Ka minh họa kể trên chưa thích hợp, không giống như việc cong tay bien, mà chỉ là do chất lượng vỏ chai không đảm bảo thôi. Tớ từng đọc một chuyện về các tay anh chị du đãng Saigon xưa, có nói về việc dùng "chưởng lực" vỗ vào miệng chai bia đã mở nắp, đánh vỡ bung đáy chai. Nghĩ rằng bịa, thế nhưng không phải bịa mà sự thực 100%. Khi nắm được bí quyết, tớ cũng làm được, tớ đã từng biểu diễn trò này và uống không biết bao nhiêu bia thắng cuộc cả trong và ngoài nước, mà tớ không hề biết tí gì võ vẽ cả.

Nguyên tắc rất đơn giản: chai bia không cần mở nắp (mở nắp để đánh lừa mọi người rằng ta sẽ "ép chưởng" qua miệng chai để đánh vỡ đáy chai ấy mà!), tay trái (không thuận), lau khô cho khỏi trơn ướt, nắm chặt lấy cổ chai và dùng gan bàn tay phải (tay thuận), phía gần cổ tay, đánh thật mạnh và đột ngột vào miệng chai, đúng như đánh chưởng, có thể hơi đau tay đấy nhé, lập tức đáy chai vỡ bung ra ngay, rới loảng xoảng xuống nền nhà. Lý do là động tác đánh mạnh làm cho nước trong chai dội mạnh xuống đáy. Vì nước không chịu nén nên trong trạng thái cân bằng, nó được coi như vật cứng. Vật cứng có khối lượng 0,5kg đập đột ngột vào thủy tinh thì sao nhỉ? Thủy tinh vỡ là cái chắc!

Có lần, khi biểu diễn trò này, mấy vệ sĩ của nhà hàng, nghe tiếng thủy tinh vỡ, đã vội chạy đến với thái độ rất "khủng bố", nhưng thấy tớ đã to con, lại còn có "chưởng lực thâm hậu" đến mức vỗ bung đáy chai thì cũng hoảng hồn, và lại thấy mọi người đều cười đùa vui vẻ thì hiểu là không có chuyện xô xát gì, nên dịu mặt cười góp với ánh mắt có chút kinh hoàng thán phục.

Cậu nào không tin, mua bia mời tớ đến để tớ biểu diễn cho mà xem và học thêm một chiêu dọa chơi thiên hạ nhé!
 
Last edited:
Trường hợp mà Ka minh họa kể trên chưa thích hợp, không giống như việc cong tay bien,
Cái này thì cháu biết chứ, chỉ để cho cậu ấy biết là không nên nghĩ cảm tính khí, hay nước luôn là những vật chất "mong manh". Suy nghĩ ấy làm cháu nhớ lại chuyện hồi xưa với bạn bè nên kể thêm cho vui :1:. Cảm ơn chú đã đính chính và bổ sung!:53:
 
Last edited:
M

matt

Ay da em sợ đánh cổ chai bia chắc em mất bàn tay quá anh DCL ơi . Bàn tay em nõn nà lắm .Tay em để vuốt tóc con gái thôi .

Cũng có hiện tượng 2 tàu quân đội ( biển ) chạy ngược nhau rồi va vào nhau , thế là lấy súng choảng nhau mà không ai chịu trách nhiệm . Do vật lý thôi mà .
 

Eule™

<center><b>Nữ thần Báo tử</b></center>
Cậu nào không tin, mua bia mời tớ đến để tớ biểu diễn cho mà xem và học thêm một chiêu dọa chơi thiên hạ nhé!
Chú ơi, cháu tin, nhưng mà hôm nào chú biểu diễn cho mọi người xem & học tập với. Cái trò này có kén chai bia không chú ? để cháu còn biết mà nghịch thử, chứ làm không được thì quê chết :66:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@Éo le: Con gái không làm được đâu, cũng cần có chút sức khỏe và cũng hơi đau tay đấy. Vả lại, con gái mà làm trò này thì tụi con trai chúng nó sợ chạy mất dép, không bắt lại được đâu!

@Matt: Tụi con gái thích nam giới tính cách nhẹ nhàng nhưng thể chất vững vàng đấy, nói chung là như vậy.
 
Last edited:

Eule™

<center><b>Nữ thần Báo tử</b></center>
@Éo le: Con gái không làm được đâu, cũng cần có chút sức khỏe và cũng hơi đau tay đấy. Vả lại, con gái mà làm trò này thì tụi con trai chúng nó sợ chạy mất dép, không bắt lại được đâu!
Hì, cháu giữ dép lại kiểu gì cũng có người quay lại xin dép ạ, không việc gì phải bắt. Cháu tò mò muốn xem thử thôi, chứ đau tay thì cháu cũng chịu ạ :D. Tại chú mà bảo hơi đau tay thì chắc với cháu là rất đau tay rồi. Thôi ko nghịch dại ạ.
 
Ý da. bây giờ đi giầy hết rồi và dép "woai" hậu nữa cơ. Hi hi, đùa tí nhé :3:
 
Trở lại vấn đề xe bị ngập nước, có thể đây là một cơ hội để các hãng cải tiến thiết kế xe (vì tình trạng ngập không loại trừ nước nào, chỉ có ngập nhiều hay ít). Đường gió vào buồng đốt giống như lỗ mũi để thở, nước vào thì sặc, do đó liệu có thể lắp 1 sensor nếu phát hiện có nước thì tự động tắt máy, hay dùng đường hút khác? Và tốt nhất có thể lắp 1 sensor khi xe đi đến khu vực có mức nước cao quá mức cho phép thì cảnh báo lái xe quay đầu lại. (ý tưởng này có thể áp dụng cho mọi loại xe)
 
V

Vo HuyThanh

Trở lại vấn đề xe bị ngập nước, có thể đây là một cơ hội để các hãng cải tiến thiết kế xe (vì tình trạng ngập không loại trừ nước nào, chỉ có ngập nhiều hay ít). Đường gió vào buồng đốt giống như lỗ mũi để thở, nước vào thì sặc, do đó liệu có thể lắp 1 sensor nếu phát hiện có nước thì tự động tắt máy, hay dùng đường hút khác? Và tốt nhất có thể lắp 1 sensor khi xe đi đến khu vực có mức nước cao quá mức cho phép thì cảnh báo lái xe quay đầu lại. (ý tưởng này có thể áp dụng cho mọi loại xe)
Vậy chứ thằng tài xế ngồi trong xe để làm gì. Thấy nước lên cao quá thì lo kiếm đường khác chạy đi mắc mới gì nhào dzô cho bị sặc nước. Cái sensor em nói nó nhạy bằng mấy cái sợi nơ ron trong đầu thằng tài xế không. Nói như chú mày thì chắc vài bữa xe thiết kế riêng cho VN phải có cái ống hút hơi nằm treo tòn ten trên mui xe quá.
 
Vấn đề là có nhiều ông tài xế không biết xe chiụ được mức nước ngập đến đâu: 5cm, 10cm hay 20, 30, 40, 50 cm nên cứ liều lao xe vào để thử cho đến khi chết máy.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Hay là cứ một quãng lại cắm một cái biển báo với nội dung: "NẾU NƯỚC NGẬP HẾT BẢNG THÔNG BÁO NÀY, KHÔNG NHÌN THẤY NỮA, THÌ KHÔNG ĐƯỢC ĐI QUA" có được không?
 
M

MTAM

Vấn đề là có nhiều ông tài xế không biết xe chiụ được mức nước ngập đến đâu: 5cm, 10cm hay 20, 30, 40, 50 cm nên cứ liều lao xe vào để thử cho đến khi chết máy.
Cứ cho hắn đi thay động cơ một lần thì khôn ra ngay thôi mà!
Chẳng có thiết kế thế nào mà thỏa mãn được tất cả mọi yêu cầu đâu.
 
Giải pháp

Hehe, đi xe như hình dưới thì chả sợ nước nôi gì, bọn nước ngoài có nhiều phát kiến hay thật. Ở mình mà nghiên cứu mấy cái này chắc bị chê là dở hơi, hết chuyện làm :4::

1. Cool Amphibious Manufacturers International Terra Wind:




“Xuống địa ngục hay nước dâng cao”, có một ai đó đã nói như vậy. Khi hiện tượng trái đất ấm lên làm tan các băng ở địa cực, chắc lượng nước có lẽ sẽ không đủ bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất. Nhưng bạn cũng không cần một còn thuyền như con thuyền Noah trong kinh thánh, mà bạn sẽ cần chiếc Tera Wind. Kích thước khổng lồ ( dài 13 m và nặng 16 tấn) của Terra được hãng RV đã chuẩn bị cho cơn đại hồng thủy. Sức mạnh của động cơ Caterpillar 330 mã lực được truyền động riêng đến bộ lốp xe hay chân vịt đồng 19 inch. Dù ở trên cạn hay mặt nước thì mọi người vẫn có thể thoải mái trên xe bởi nó còn được trang bị một màn hình TV plasma 42 inch.
2. Xe du lịch lội nước Aquada:



[LEFT]Công ty Gibbs Technologies của Anh đã chế tạo loại xe du lịch lội nước với tên gọi Aquada và đã cho chạy thử nghiệm trên sông Thames ở London. Hiện công ty đang sản xuất khoảng 100 xe. Xe có giá bán 368.910 USD/chiếc, có thể chạy với tốc độ 161 km/giờ trên bộ như một xe đua, và 48 km/giờ trên mặt nước như tàu cao tốc.
3. [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Gator, xe Jeep lội nước đầu tiên trên thế giới.

[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif][/FONT]​

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hãng [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Water Car [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] cho biết chiếc Gator có khả năng đạt vận tốc hơn 200 km/h trên bộ và 72 km/h dưới nước.[/FONT]
4. Xe lặn dưới nước:


Hôm 16/2/2008, hãng xe hơi nổi tiếng của Thụy Sĩ Rinspeed cho ra đời loại ôtô đầu tiên trên thế giới có thể chạy và lặn dưới nước. Chiếc xe được thiết kế theo ý tưởng từ một bộ phim của điệp viên 007! [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Với 3 động cơ điện và một bình ắc quy có thể sạc pin, chiếc xe mới này có thể ở sâu dưới nước 10 m và không thải ra chút khói nào.
5. Splash chiếc xe có thể "bay, bò, bơi":

[/FONT]


Nhà thiết kế người Thụy Sỹ Frank Rinderknecht, cha đẻ của mẫu ôtô này cho biết chiếc xe do ông chế tạo có thể chạy trên mặt nước với tốc độ 48 km/giờ, vận tốc tối đa trên cạn là 200 km/ giờ và bay với tốc độ khoảng 80 km/giờ.

(Sưu tập từ nhiều nguồn trên internet)




[/LEFT]
 
Top